6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.1.2. Mục tiêu phát triển của điểm đến Măng Đen đến 2020
Theo Quyết định số 1607/QĐ-UBND ngày 28/12/2016 của UBND tỉnh Kon Tum về phê duyệt "Đề án phát triển du lịch tỉnh Kon Tum đến năm 2020", mục tiêu cụ thể đến năm 2020: Tốc độ tăng trƣ ng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 tổng lƣợt khách đạt 24,3%; đến năm 2020, tổng lƣợng khách du lịch đạt 727.000 lƣợt (trong đó, khách quốc tế 322.000 lượt, khách nội địa 405.000 lượt), doanh thu du lịch tăng hơn 3 lần so với năm 2015, tạo việc làm
cho 2.860 lao động. Tăng cơ s lƣu trú lên 235 cơ s , số lƣợng cơ s lƣu trú đạt tiêu chuẩn 4 sao gấp 2 lần so với năm 2015; công suất sử dụng phòng đạt 73,5%. Công nhận ít nhất 02 khu du lịch địa phƣơng, 03 đến 05 điểm du lịch địa phƣơng; đầu tƣ và phát triển ít nhất 03 làng du lịch cộng đồng.
3.1.3. Quan điểm, phương hướng phát triển
Phƣơng hƣớng phát triển du lịch Măng Đen tập trung vào các nội dung sau:
Một là, Hình thành các sản phẩm du lịch chủ lực theo định hướng phát triển du lịch, đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của khách du lịch và có sức cạnh tranh cao.
- Tập trung phát triển sản phẩm du lịch nghỉ dƣỡng cao cấp, theo hƣớng gắn liền nghỉ dƣỡng với các hoạt động thể thao giải trí đẳng cấp quốc tế
hƣớng đến thị trƣờng khách nghỉ dƣỡng có khả năng chi tiêu cao.
- Phát triển và nâng cao chất lƣợng các loại dịch vụ gắn với du lịch sinh thái. Tổ chức các sự kiện văn hóa – thể thao - du lịch tầm cỡ, tổ chức các giải thi đấu thể thao quốc tế gắn với du lịch.
- Đa dạng hóa các loại hình du lịch trải nghiệm, kết nối văn hoá với du lịch để tạo ra những sản phẩm du lịch đặc trƣng của Măng Đen; Xúc tiến đầu tƣ xây dựng chƣơng trình nghệ thuật quy mô lớn hấp dẫn phục vụ du khách nhƣ chƣơng trình biểu diễn “Ấn tƣợng Măng Đen”.
- Duy trì các chƣơng trình lễ hội, các sự kiện quốc tế hiện có và m rộng tổ chức các chƣơng trình lớn sự kiện mang tầm cỡ quốc tế.
- Phát huy lợi thế về tài nguyên núi, rừng, khí hậu để phát triển loại hình du lịch sinh thái.
- Sớm khắc phục tình trạng thiếu các dịch vụ vui chơi giải trí về đêm. - Xúc tiến m sân bay trực tiếp tại Kon Tum.
- Kêu gọi đầu tƣ xây dựng các khu cắm trại dã ngoại phục vụ du khách và ngƣời dân địa phƣơng.
Hai là, nâng cao nhận thức của xã hội về du lịch, đảm bảo môi trường du lịch an ninh an toàn, phát triển theo hướng nhanh và bền vững
- Tiếp tục tuyên truyền và làm chuyển biến nhận thức của các cấp, các ngành, ngƣời dân về vai trò, vị trí của du lịch, tạo ra sự chuyển biến hơn nữa trong việc ban hành chính sách phát triển du lịch và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nƣớc về du lịch trên địa bàn Măng Đen.
- Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về giá dịch vụ, an toàn vệ sinh thực phẩm, chèo kéo khách du lịch, gây ô nhiễm môi trƣờng, bảo đảm an ninh, an toàn cho du khách, tạo ra môi trƣờng đầu tƣ tốt nhất cho các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động trên lĩnh vực du lịch.
- Đảm bảo kinh doanh văn minh thƣơng mại, niêm yết, công khai giá và bán đúng giá niêm yết tại các nhà hàng, cơ s mua sắm.
- Rà soát hệ thống nhà vệ sinh để nâng cấp, xây dựng mới theo hƣớng xã hội hóa.
- Phát huy vai trò của Trung tâm hỗ trợ du khách, đầu tƣ kinh phí và nhân lực để đảm bảo vận hành, phối hợp với các ngành liên quan để thực hiện quy chế hỗ trợ du khách đến Măng Đen một cách hiệu quả.
Ba là, Chú trọng đầu tư phát triển nguồn nhân lực du lịch theo hướng chuyên nghiệp có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
- Nâng cao trình độ quản lý, cập nhật kiến thức và kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ. Xây dựng kế hoạch đào tạo, thu hút chuyên gia du lịch để bổ sung cán bộ có trình độ chuyên sâu cho ngành du lịch trong 05 năm đến.
- Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực tại các đơn vị du lịch thông qua việc tổ chức các lớp đào tạo bồi dƣỡng kiến thức, nghiệp vụ, bồi dƣỡng kỹ năng về du lịch. Tổ chức chƣơng trình đào tạo chuyên sâu theo các thị trƣờng khách. Bổ sung đào tạo hƣớng dẫn viên các thị trƣờng thiếu nhƣ tiếng Lào, Nga, Hàn, Ý, Thái Lan, Tây Ban Nha. Thành lập trung tâm sát hạch chất lƣợng nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh.
- Đổi mới chƣơng trình đào tạo phù hợp với tình hình thực tế tại các cơ s đào tạo về du lịch, phối hợp chia sẻ thông tin về sự phát triển du lịch, nhu cầu nguồn nhân lực, yêu cầu kỹ năng tay nghề của doanh nghiệp để hỗ trợ các cơ s đào tạo điều chỉnh các chƣơng trình đào tạo nghiệp vụ và ngoại ngữ phù hợp.
- Triển khai các chƣơng trình đào tạo hợp tác theo hƣớng doanh nghiệp đóng góp, nhà nƣớc hỗ trợ nhà trƣờng thực hiện và sinh viên đi thực tập theo hƣớng dẫn của các doanh nghiệp để các doanh nghiệp có thể sử dụng đƣợc ngay sau khi đào tạo.
- Định kỳ 02 năm một lần tổ chức điều tra, đánh giá số lƣợng và chất lƣợng nguồn nhân lực để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng để xây dựng kế hoạch phát triển cho giai đoạn tiếp theo.
Bốn là, Nâng cao tính chuyên nghiệp trong công tác truyền thông du lịch Măng Đen
Xu hƣớng truyền thông cũng nhƣ tiếp cận thông tin của khách hàng hiện nay phần đa là qua internet, các mạng xã hội… do đó, chiến dịch truyền thông mạng xã hội thành công nên tác động nhiều hơn so với việc chỉ dừng lại việc đếm số lƣợng ngƣời theo dõi, có đƣợc sự thấu hiểu hơn từ khách hàng mục tiêu và đạt đƣợc mục tiêu kinh doanh dài hạn.
Những doanh nghiệp truyền thông hiệu quả hơn sử dụng truyền thông mạng xã hội để tác động đến khách hàng b i việc tạo ra những nhóm khách hàng online và kiểm soát xu hƣớng. Họ có đƣợc gấp đôi trong việc sử dụng mạng truyền thông xã hội để nghiên cứu sản phẩm mới. Và họ gặp khách hàng của họ nơi mà họ sẵn sàng chia sẻ, sử dụng 4 hoặc nhiều hơn những kênh truyền thông mạng xã hội – bao gồm mạng truyền thông chia sẻ đa phƣơng tiện, những trang tạp chí điện tử, diễn đàn thảo luận, và Nlogs.
Hình 3.1. Các kênh truyền thông mạng xã hội
Năm là, Tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý nhà nƣớc về du lịch để tổ chức thực hiện hiệu quả nhiệm vụ phát triển du lịch trong tình hình mới.
- Tham mƣu, đề xuất hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý, tăng cƣờng công tác kiểm tra, hƣớng dẫn doanh nghiệp trong việc thực hiện quy định của nhà nƣớc, đồng thời nắm tình hình hoạt động của các doanh nghiệp để kịp thời đề xuất, tháo gõ khó khăn.
- Tăng cƣờng phối hợp quản lý hoạt động ngƣời nƣớc ngoài trong hoạt động du lịch, thực hiện biện pháp đảm bảo an ninh an toàn cho khách du lịch.
- Triển khai đƣa phần mềm thống kê vào sử dụng để theo dõi số lƣợng cũng nhƣ bằng cấp, chứng chỉ của nhân sự khách sạn.
3.2. GIẢI PHÁP TRUYỀN THÔNG ĐIỂM ĐẾN MĂNG ĐEN TIẾP CẬN THEO MÔ HÌNH AISAS CẬN THEO MÔ HÌNH AISAS
3.2.1. Xác định thị trƣờng mục tiêu theo hƣớng tiếp cận AISAS
Trƣớc hết, Măng Đen phải xây dựng tr thành một điểm đến hấp dẫn, thu hút du khách với những danh lam thắng cảnh đẹp, với những điểm du lịch cộng đồng, những hồ thác, với những hoạt động trải nghiệm đặc sắc, những kiến trúc văn hoá truyền thống bản địa, những nét văn hoá, những món ẩm thực nổi tiếng riêng có, các hoạt động du lịch thân thiện với môi trƣờng, con ngƣời Măng Đen thân thiện, văn hoá… xây dựng đƣợc một hình ảnh điểm đến.
Du lịch sinh thái Măng Đen đƣợc hình thành và phát triển trong những năm gần đây, nên đối với phần lớn du khách tƣơng đối còn mới mẻ và chƣa đƣợc biết đến nhiều. Do đó, đối với các cơ quan quản lý về du lịch địa phƣơng cần phải xây dựng chiến lƣợc làm cho du khách chú ý, quan tâm,
qua đó mọi ngƣời sẽ thƣờng có thói quen tìm kiếm thông tin trực tuyến
(website, microsite, Facebook…) hoặc ngoại tuyến (cửa hàng, gian hàng trƣng bày…) trƣớc khi đến với hành động ra quyết định lựa chọn điểm đến để du lịch. Đồng thời khi những du khách đã từng đến và trải nghiệm tại Măng Đen hài lòng, họ sẽ có nhu cầu chia sẻ; và truyền thông xã hội nên tận
dụng sức mạnh của tiếng nói cá nhân (thông qua cập nhật mạng xã hội, ý kiến…), đóng góp một phần trong việc gia tăng sự trung thành với thƣơng hiệu.
Do đó khi xác định công chúng mục tiêu để truyền thông, ngoài các cách phân loại truyền thống (nội địa, quốc tế, vùng địa lý, độ tuổi…) thì cần phân tích theo tâm lý hành vi du khách để dẫn dắt hành vi. Cụ thể:
+ Khách nội địa: Tiếp tục thu hút du khách đã đến Măng Đen trong thời gian qua (các tỉnh Tây Nguyên, Miền Trung và Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và các tỉnh phía Bắc); ngoài việc tập trung trƣớc liên kết với các địa phƣơng, hãng lữ hành, công ty du lịch thu hút du khách các tỉnh khu vực Miền Trung chủ yếu là khu vực 03 địa phƣơng 01 điểm đến (Quảng Nam - Đà Nẵng - Thừa Thiên Huế), còn phải xác định thị trƣờng du khách đến từ Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khu vực phía Nam, Thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Xác định mục tiêu công chúng tại Khu vực Miền Trung vì nơi đây có một lƣợng khách tiềm năng rất lớn, đã có giao thông đƣờng không quốc tế, đƣờng biển quốc tế, đã có nhiều thành công trong phát triển các mô hình du lịch, có khoảng cách địa lý và giao thông đi lại gần, thuận lợi hơn các nơi khác, đồng thời việc kết hợp sự khác biệt giữa du lịch sinh thái mát mẽ quanh năm, du lịch văn hoá cồng chiêng, văn hoá cộng đồng riêng có của Măng Đen, phố cổ sẽ làm gia tăng thêm sự hài lòng của du khách, đa dạng thêm các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch.
+ Khách quốc tế: Xác định thị trƣờng tiềm năng trƣớc hết tập trung vào Khu vực các nƣớc Đông Nam Á: Với uy tín và tầm ảnh hƣ ng cao của Việt Nam trong khu vực sẽ thuận lợi cho việc tập trung thu hút du khách tại các nƣớc Lào, Thái Lan nằm trong hành lang kinh tế Đông - Tây, bên cạnh đó đến nay tỉnh Kon Tum đã ký kết Chƣơng trình, Bảng ghi nhớ hợp tác phát triển với các tỉnh Đông Bắc của Thái Lan và Lào, trong đó có hợp tác trong lĩnh
vực du lịch; tiếp đến là các quốc gia, lãnh thổ khu vực Châu Á nhƣ: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan…; về lâu dài là khu vực các nƣớc Châu Âu nhƣ: Pháp, Đức, Hà Lan, Italia, Nga, Tây Ban Nha, Phần Lan, Belarus,… và một số quốc gia khu vực Bắc Mỹ nhƣ: Mỹ, Canada…
Bảng 3.1: Kết quả khảo sát các yếu tố gây chú ý và quan tâm đến điểm đến Măng Đen trước khi lựa chọn du lịch (150 mẫu)
Đặc điểm chú ý Số ngƣời
chọn % Số ngƣời chọn Xếp hạng
Khí hậu 125 83% 2
Cảnh quan thiên nhiên 130 87% 1
Văn hóa tâm linh 100 67% 3
Ẩm thực 85 57% 4
Con ngƣời 25 17% 6
Thông tin khác 30 20% 5
Đặc điểm quan tâm Số ngƣời
chọn % Số ngƣời chọn Xếp hạng
Chi phí 145 97% 1
Khí hậu, thời tiết 130 87% 2
Cảnh quan thiên nhiên 100 67% 5
Văn hóa tâm linh 125 83% 3
Con ngƣời 25 17% 8
Ẩm thực 85 57% 6
Sản phẩm đặc trƣng vùng miền 105 70% 4
Thông tin khác 45 30% 7
Qua kết quả khảo sát cho thấy, đặc điểm gây đƣợc sự chú ý nhiều gồm: Cảnh quan thiên nhiên, khí hậu, văn hóa tâm linh; Đặc điểm du khách quan tâm nhiều gồm: chi phí, khí hậu, văn hóa tâm linh. Nhƣ vậy giải pháp đƣa ra là địa phƣơng cần phải khoanh vùng khách hàng mục tiêu và truyền thông sâu rộng vào từng đặc điểm trên để duy trì thế mạnh và gây dựng thƣơng hiệu
riêng dẫn dắt du khách đi đến quyết định tiêu dùng và chia sẻ cho ngƣời thân. Bên cạnh đó, cũng phải cải thiện các đặc điểm chƣa đƣợc ƣa chuộng tại địa phƣơng, nhất là các tiêu chí trƣớc khi đi du lịch thì khách hàng đánh giá cao nhƣng sau khi đi du lịch thì khách hàng không hài lòng. Đối với các nhóm đối tƣợng này cần phải có phƣơng án tiếp xúc trực tiếp để truyền thông thay đổi sự đánh giá của họ, tránh tình trạng lan truyền thông tin không tốt cho điểm đến. Ngoài ra địa phƣơng còn phải khảo sát mẫu rộng hơn để ra những quyết định chuẩn xác hơn.
3.2.2. Mục tiêu truyền thông
Trên cơ s mục tiêu công chúng đã đƣợc xác định nhƣ trên, địa phƣơng cần phải xác định mục tiêu truyền thông ba nội dung.
Thứ nhất đối với số du khách đã đến và có mức độ hài lòng mức khá, cao cần phải xây dựng mục tiêu làm gia tăng sự hài lòng cho du khách; phải xây dựng kế hoạch truyền thông để những đối tƣợng này luôn sẵn sàng chia sẻ thông tin cho ngƣời khác biết đến.
Thứ hai đối với số khách có mức độ hài lòng thấp, không hài lòng nghĩa là đã biết đến nhƣng không thích, chuộng hoặc thích, chuộng mức độ thấp cần phải xây dựng mục tiêu làm cho du khách thích, ƣa chuộng nhiều hơn, đồng thời cũng chuẩn bị sẵng sàn chiến lƣợc khi du khách đã thích, chuộng, tin thì tăng cƣờng công tác truyền thông cho phù hợp dẫn dắt du khách đến quyết định;
Thứ ba là còn lại một lƣợng lớn du khách tiềm năng trong và ngoài nƣớc chƣa biết đến, cần phải xây dựng mục tiêu truyền thông làm cho du khách tiềm năng này chú ý, quan tâm nhanh nhất, nhiều nhất, đồng thời với đó cũng xây dựng kế hoạch chuẩn bị sẵng sàn khi du khách đã quan tâm thì tăng cƣờng truyền thông gợi cho du khách tìm hiểu thông tin và quyết định du lịch.
Ngoài ra, đối với cộng đồng, mục tiêu truyền thông nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về du lịch, huy động mọi nguồn lực, chú trọng cao xã hội hóa
du lịch.
Truyền thông marketing điểm đến Măng Đen nhằm mục tiêu tạo điều kiện kêu gọi hợp tác đầu tƣ từ trong và ngoài nƣớc để có điều kiện đƣa Măng Đen lên một tầm cao mới: quy mô, chuyên nghiệp và hiệu quả.
Để triển khai thực hiện đƣợc các nội dung trên, đơn vị phụ trách công tác xúc tiến du lịch cần xác định:
- Nhu cầu về các loại hình du lịch: Sinh thái, cộng đồng gắn với nghỉ dƣỡng, tâm linh (Chùa Khánh Lâm, Tƣợng Đức Mẹ sầu bi), du lịch dã ngoại, khám phá thiên nhiên, các loại hoạt động trải nghiệm thực tế.
- Truyền thông gắn với định vị về thƣơng hiệu: Du lịch sinh thái Măng Đen với vẻ đẹp của phong cảnh thiên nhiên đặc sắc, khí hậu mát mẻ quanh năm; những cảnh đẹp chìm đắp trong sƣơng trắng. Cùng với đó sắc màu các loại hoa chen lẫn trong không gian đó luôn toát lên một vẻ đẹp dịu dàng mà những nơi khác không hề có.
3.2.3. Thiết kế thông điệp truyền thông
Để góp phần đẩy mạnh và phát huy hiệu quả công tác truyền thông cho Măng Đen, huyện Kon Plong phải xây dựng cho mình một logo mang đậm nét đặc sắc gắn với bản sắc văn hoá, tiềm năng du lịch riêng có, có thể tham