Vị trí ngành du lịch trong chiến lƣợc phát triển kinh tế-xã hội tạ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) truyền thông marketing cho điểm đến du lịch măng đen, tỉnh kon tum hướng tiếp cận theo mô hình AISAS (Trang 48 - 49)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.1. Vị trí ngành du lịch trong chiến lƣợc phát triển kinh tế-xã hội tạ

Vị trí ngành du lịch đối với quốc gia: Du lịch phát triển thúc đẩy phân công lao động xã hội, chuyên môn hoá, tạo điều kiện cho lĩnh vực sản xuất và các dịch vụ khác phát triển, thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế; đồng thời, tạo ra nhiều việc làm, làm giảm tỉ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế quốc dân và nâng cao chất lƣợng cuộc sống của cộng đồng.

Du lịch phát triển góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tiến bộ, bảo đảm sự tăng trƣ ng của tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP), tổng sản phẩm quốc dân (GNP) và thúc đẩy nền kinh tế tăng trƣ ng nhanh, bền vững.

Du lịch phát triển góp phần m rộng giao lƣu văn hoá và xã hội giữa các vùng trong nƣớc và giữa nƣớc ta với nƣớc ngoài; tạo điều kiện tăng cƣờng hữu nghị, hoà bình và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc; góp phần thực hiện chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nƣớc.

Du lịch phát triển góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, làm cho dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; góp phần làm biến đổi sâu sắc về tri thức khoa học, chất lƣợng nguồn lực, làm tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế; thúc đẩy quá trình hội nhập và phát triển kinh tế theo xu hƣớng tiến bộ trên phạm vi toàn cầu.

Đối với địa phƣơng: Quy hoạch xây dựng vùng du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen, huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum đến năm 2030 đƣợc Thủ Tƣớng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số: 298/2013/QĐ-TTg, ngày 05/02/2013 bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên huyện Kon Plong, tỉnh Kon

Tum với quy mô 138.116 ha và chia thành bốn vùng chức năng.

Với tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch sinh thái đó, hiện nay ngành du lịch có một vị trí rất quan trọng trong phát triển kinh tế, trên địa bàn huyện, tăng từ 0,9% năm 2011 lên 11.01% cuối năm 2016 trong tổng giá trị lĩnh vực thƣơng mại - dịch vụ; doanh thu tăng từ 1.900 triệu đồng năm 2011 lên 126 tỷ năm 2016 (Nguồn: Báo cáo kinh tế, xã hội năm 2011 và năm 2016 của Ủy

ban nhân dân huyện Kon Plong). Ngành du lịch đƣợc Thủ Tƣớng Chính phủ

phê duyệt quy hoạch đến năm 2020 tầm nhìn đến 2030 tại Quyết định số: 298/2013/QĐ-TTg, ngày 5/02/2013; Tỉnh ủy Kon Tum xác định là ngành kinh tế mũi nhọn tại Nghị Quyết số: 03-NQ/TU, ngày 27/07/2011, đồng thời tiếp tục xác định chiến lƣợc phát triển du lịch tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV; UBND huyện Kon Plong đã xây dựng đề án phát triển du lịch theo Quyết định 298/2013/QĐ-TTg, ngày 5/02/2013 của Thủ Tƣớng Chính phủ; và tiếp tục xác định chiến lƣợc phát triển du lịch tại Nghị Quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) truyền thông marketing cho điểm đến du lịch măng đen, tỉnh kon tum hướng tiếp cận theo mô hình AISAS (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)