6. Tổng quan nghiên cứu
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY XNK CÀ PHÊ ĐĂK HÀ
2.1.1. Giới thiệu về công ty
Tên công ty: Công ty xuất nhập khẩu cà phê Đăk Hà
Tên giao dịch quốc tế: DakHa coffee Import- Export Compan Tên viết tắt: Vinacafe DakHa
Ngành nghề kinh doanh: Công ty XNK Đăk Hà là một công ty hoạt
động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu các loại hàng nông sản. Trong đó, sản phẩm cà phê là mặt hàng chủ lực của công ty, chiếm khoảng 70- 80% doanh thu và mặt hàng hoá chất cơ bản chiếm khoảng 20-30% tổng doanh thu.
Ngoài ra, công ty còn doanh vật tƣ nông nghiệp và phân bón, kinh doanh hoá chất thí nghiệm và vật tƣ phục vụ thí nghiệm…tuy nhiên, các ngành kinh doanh này chiếm tỷ trọng không đáng kể.
2.1.2. Khái quát quá trình hình thành và phát triển
Công ty đƣợc thành lập ngày 20 tháng 6 năm 2007 theo Quyết định số 178/TCT-TCCB/QĐ của Hội đồng quản trị Tổng công ty Cà phê Việt Nam.Giấy phép kinh doanh số 3816000020 do Sở kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Kon Tum cấp ngày 09 tháng 7 năm 2007.
Là một đơn vị đƣợc chuyển đổi từ đơn vị sự nghiệp có thu của Binh đoàn 15, với nhiệm vụ chính là trồng cà phê, tạo công ăn việc làm cho công nhân quốc phòng của Binh đoàn. Qua nghiên cứu thị trƣờng cà phê trong nƣớc và thế giới những năm gần đây thấy nhu cầu sử dụng cà phê của thị trƣờng trong và ngoài nƣớc ngày càng ổn định và có xu hƣớng tăng, làm cho giá cà phê thế giới tăng mạnh; cùng với chủ trƣơng của huyện Đăk Hà là
quyết định cung cấp ra thị trƣờng sản phẩm cà phê bột mang thƣơng hiệu Đăk Hà.
Ngày 09 tháng 12 năm 2010, Tổng công ty Cà phê Việt Nam đã có quyết định số 512/QĐ/TCT-TCCB v/v thành lập Chi nhánh Tổng công ty Cà phê Việt Nam- Công ty xuất nhập khẩu Cà phê Đăk Hà. Nhƣ vậy, từ một đơn vị trực thuộc Tổng công ty Cà phê Việt Nam, Vinacaphe Dak Ha trở thành một chi nhánh của Tổng công ty trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Trong quá trình chuyển đổi công ty đã nhận đƣợc sự quan tâm của Tổng công ty Cà phê Việt Nam về kỹ thuật, đào tạo cán bộ kỹ thuật, quy trình công nghệ chế biến cà phê bột, thị trƣờng tiêu thụ. Bên cạnh đó, UBND huyện Đăk Hà còn tạo điều kiện tháo gỡ những khó khăn bƣớc đầu cho Công ty nhƣ có chủ trƣơng quản lý chất lƣợng, tập trung sản phẩm. Ngoài ra công ty c n có đội ngũ cán bộ tâm huyết, nhiệt tình và gắn bó với công ty.
Về mạng lưới phân phối: Trong và ngoài tỉnh, cung ứng cho trung tâm
phân phối của Công ty và các chi nhánh tại huyện, thị xã và các đối tác khác trong phạm vi cả nƣớc.
Công tác xã hội: Công ty đã thực hiện đƣợc một số trách nhiệm với xã
hội nhƣ: phụng dƣỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng, mẹ liệt sỹ neo đơn; ủng hộ các quỹ nhƣ quỹ vì ngƣời nghèo… Trong những năm qua, Công ty đã đạt đƣợc nhiều thành tích đáng ghi nhận, đƣợc cấp chính quyền tỉnh Kon Tum trao tặng nhiều bằng khen và phần thƣởng.
2.1.3. Chức năng nhiệm vụ của Công ty XNK cà phê Đăk Hà
Căn cứ quyết định 512/QĐ/TCT- TCCB ngày 09/12/2010 của tổng Công ty Cà phê việt Nam, công ty xuất nhập khẩu Cà phê Đăk hà có chức năng, nhiệm vụ sau:
-Thu mua - xuất khẩu cà phê hạt; chế biến sản phẩm từ cà phê hạt nhằm đáp ứng nhu cầu của ngƣời tiêu dùng cà phê trong và ngoài nƣớc.
-Đầu tƣ và khai thác có hiệu quả nguồn nguyên liệu cà phê hạt có sẵn ở khu vực Tây Nguyên.
GIÁM ĐỐC Phó giám đốc (Hành chính tổ chức) Phó giám đốc (Sản xuất) Phòng tổ chức hành chính Phòng tài chính kế toán Phòng kế hoạch kinh doanh Các trạm thu mua nguyên liệu Nhà máy Phân xƣởng sản xuất Cửa hàng tại thành phố Đắc Hà Cửa hàng tại Hà Nội Cửa hàng tại thành phố Kon Tum
-Không ngừng nâng cao chất lƣợng, số lƣợng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trên cả nƣớc.
2.1.4. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Công ty
Bộ máy của công ty đƣợc tổ chức gồm Ban giám đốc, 3 phòng, các trạm thu mua, 1 phân xƣởng sản xuất và hệ thống cửa hàng.
a. Cơ cấu tổ chức
-Ban giám đốc: Giám đốc, 1 PGĐ Hành chính tổ chức, 1 PGĐ Kinh
doanh.
-Phòng ban gồm 3 đầu mối: Phòng Hành chính, Phòng Tài chính Kế toán; Phòng Kế hoạch Kinh doanh.
-Các trạm thu mua ở huyện Đăk Hà: 02 trạm
-Phân xưởng sản xuất
-Hệ thống cửa hàng: 01 cửa hàng ở huyện Đăk Hà, 01 cửa hàng ở Tp.
Kon Tum, 01 cửa hàng ở Hà Nội.
b. Chức năng nhiệm vụ
- Giám đốc: Giám đốc quản lý, điều hành các hoạt động SXKD của công ty. Chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động SXKD của công ty; Trực tiếp quản lý các mặt công tác: Kế hoạch SXKD; Tài chính; đầu tƣ; Tổ chức Lao động; Công tác đào tạo; Kho vật tƣ hàng hóa; Chăm sóc kháchhàng; Công tác Đảng, Công tác chính trị; Hành chính, văn ph ng; Kiểm tra, thanh tra nội bộ; Chỉ đạo điều hành hoạt động chung tại các ph ng ban, phân xƣởng sản xuất, các trạm thu mua, các cửa hàng. Quan hệ với các cơ quan chính quyền, đối tác trên địa bàn. Quản lý các phó giám đốc. Trực tiếp quản lý điều hành phòng Tài chính kế toán, phòng Kế hoạch kinh doanh.
- Phó giám đốc hành chính tổ chức: Thay mặt Giám đốc trực tiếp điều
hành, quản lý các mặt công tác hành chính. Trực tiếp quản lý điều hành phòng Tổ chức hành chính.
- Phó giám đốc sản xuất: Thay mặt Giám đốc trực tiếp điều hành các
trạm thu mua nguyên liệu, phân xƣởng sản xuất.
2.2. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CÁC NGUỒN LỰC CỦA CÔNG TY XNK CÀ PHÊ ĐĂK HÀ CÀ PHÊ ĐĂK HÀ
2.2.1. Tình hình sử dụng nguồn nhân lực tại công ty
Trong môi trƣờng cạnh tranh gay gắt nhƣ hiện nay, bên cạnh các yếu tố về vốn, cơ sở vật chất, công nghệ…thì yếu tố con ngƣời ngày càng chiếm một vị trí hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Con ngƣời đƣợc xem là một trong các yếu tố góp phần tạo nên năng lực cạnh tranh đồng thời cũng là yếu tố quan trọng quyết định cho sự thành công của các doanh nghiệp. Công ty XNK Cà phê Đăk Hà cũng vây. Để đánh giá số lƣợng và chất lƣợng lao động của công ty trong thời gia vừa qua nhƣ thế nào đƣợc thể hiện thông qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.1. Tình hình sử dụng nguồn nhân lực của công ty
ĐVT: Người
Chỉ tiêu 2014 2015 2016
SL TT (%) SL TT (%) SL TT (%)
Tổng số 67 100 66 100 65 100
1. Phân theo giới tính
Nam 49 73,134 49 74,241 49 75,384 Nữ 18 26,865 17 25,758 16 24,615 2. Theo trình độ học vấn Đại học 25 37,313 27 40,913 27 41,538 Cao đẳng 09 13,432 11 16,672 10 15,384 Trung cấp 08 14,941 10 15,152 10 15,384 Lao động phổ thông 25 37,313 18 27,274 18 27,692
(Nguồn: Phòng TCHC công ty)
Nguồn nhân lực của công ty biến động không đáng kể trong 3 năm gần đây do công ty có chủ trƣơng giảm biên chế nên hầu nhƣ không tuyển dụng, nhƣng chất lƣợng không ngừng tăng lên nhờ vào chính sách bồi dƣỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ công nhân viên trong công ty.
Do đặc điểm kinh doanh của công ty chủ yếu là nhập khẩu và cung ứng cà phê bột nên công ty cần tuyển dụng lao động nam để thuận lợi cho công tác nhận hàng cũng nhƣ cung ứng. Tại văn ph ng công ty, lao động nữ chiếm tỷ lệ thấp do yêu cầu ngành nghề đ i hỏi phải có tính năng động cao và phải thƣờng xuyên đi công tác.
a. Phân loại lao động theo trình độ chuyên môn:
Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ trọng lao động theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ có sự giao động theo chiều hƣớng tăng số lƣợng lao động có trình độ cao đẳng và đại học, trên đại học. Đồng thời có xu hƣớng giảm tỷ trọng lao động trung học và LĐPT. Cụ thể năm 2014 lao động đại học và cao đẳng chiếm tỷ trọng trên 50%, lao động trung cấp chiếm tỷ trọng 14,9% và lao động phổ thông chiếm tỷ trọng 37,3%. Nhƣng sang năm 2015 thì tỷ trọng này có sự thay đổi. Tỷ trọng lao đại học và cao đẳng tăng lên chiếm tỷ trọng
là 57,5%, tỷ trọng lao động trung cấp chiếm 15,0% và LĐPT giảm xuống và chiếm tỷ trọng còn 27,2%. Và sang năm 2016 vẫn giữ mức gần nhƣ năm 2015.
Nguyên nhân dẫn đến sự biến động này là do ngày nay trình độ khoa học kỹ thuật và khoa học công nghệ phát triển cao. Vì thế Công ty cần phải có đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao nhằm để đáp ứng công việc tốt hơn. Hơn nữa, tỷ trọng lao động thay đổi theo chiều hƣớng này là do hoạt động đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty trong thời gian qua hoạt động hết sức tích cực và có hiệu quả. Hơn nữa, Công ty tuyển dụng chủ yếu là những ngƣời có trình độ đại học và cao đẳng là chính.
b. Phân loại lao động theo giới tính
Qua bảng số liệu về cơ cấu lao động nêu trên ta thấy số lao động nam trong Công ty luôn chiếm tỷ trọng cao hơn lao động nữ và tỷ trọng này hầu nhƣ không có biến động nhiều qua các năm: năm 2014, nam chiếm tỷ trọng 73,1% còn nữ chiếm 26,9%; qua năm 2016 tỷ trọng nam chiếm 75,3% và nữ chiếm 24,7%.
Nguyên nhân có sự khác biệt nhƣ vậy. Vì Cổ phần XNK Cà phê Đăk Hà là doanh nghiệp chuyên sản xuất và kinh doanh cà phê bột. Do đó đội ngũ lao động chính của Công ty chính là các công nhân kỹ thuật và đội ngũ nhân viên thị trƣờng. Mà lực lƣợng lao động chủ yếu trong lĩnh vực này là lao động nam. Bởi vì họ có sức khoẻ tốt, có thể thƣờng xuyên đi công tác và chịu áp lực công việc cao nên phù hợp với đặc thù của ngành này. Họ làm việc ở các phòng nghiệp vụ của Công ty, các phân xƣởng sản xuất. Còn lực lƣợng cán bộ công nhân viên nữ thƣờng làm việc chủ yếu ở các phòng ban nghiệp vụ, các văn ph ng đại diện, các chi nhánh của Công ty. Và việc gia tăng tỷ trọng lao động nữ điều này chứng tỏ Công ty có xu hƣớng thành lập thêm các chi nhánh và các văn ph ng đại diện nên cần lao động nữ cũng là một xu thế tất yếu.
2.2.2. Tình hình máy móc, trang thiết bị và công nghệ của Công ty
Sản xuất: Công ty có nông trƣờng rộng lớn với 1.500 ha đất tự nhiên, trong đó 365 ha đƣợc dùng để trồng cà phê với năng suất bình quân #4,5 tấn nhân/ha/năm. Sửdụng trang thiết bị máy móc hiện đại theo công nghệ của Braxin
Hậu cần nhập: Công ty có 02 trạm thu mua nguyên liệu và 1 phân xƣởng sản xuất, bao gồm cả kho lƣu trữ và cơ sở sản xuất rất thuận lợi cho việc đƣa nguyên liệu từ nơi bảo quản tới địa điểm sản xuẩt.
Hệ thống phƣơng tiện vận tải: Công ty đang sở hữu 6 chiếc xe (trọng tải từ 0,5 đến 3,5 tấn) có thể đáp ứng yêu cầu đa dạng trong hoạt động phân phối/tiêu thụ hàng tới các đại lý và nhà phân phối bán lẻ;
Hệ thống kho bãi: hiện đại, thoáng mát đáp ứng đầy đủ nhu cầu dự trữ, kinh doanh dịch vụ kho bãi. Tại Đăk Hà – Kon Tum, diện tích kho bãi 11.000 m2;
Hiện tại Công ty có 3 chi nhánh ở 3 thành phố lớn tại Đăk Hà, TP.Hà Nội và TP. Kon Tum chủ yếu kinh doanh mặt hàng cà phê bột. Do kho bãi lớn, khả năng chứa khối lƣợng hàng nhiều nên hoạt động kinh doanh mặt hàng cà phê của Công ty không bị gián đoạn, khối lƣợng hàng bán cung cấp ra thị trƣờng không lo bị thiếu hụt.
2.2.3. Đặc điểm về nguồn lực tài chính của Công ty
Nguồn lực tài chính và tình hình sản xuất kinh doanh của công ty đƣợc xem là yếu tố quan trọng, thể hiện nội lực và vị thế của công ty trên thƣơng trƣờng, có vai trò quyết định đến quá trình sản xuất kinh doanh, là cơ sở để công ty đƣa ra các quyết sách quan trọng về chiến lƣợc kinh doanh. Đây là điều kiện cơ sở đảm bảo để công ty có đủ nguồn lực tài chính để thực hiện các giải pháp tạo động lực thúc đẩy ngƣời lao động.
48
Bảng 2.2. Bảng cân đối kế toán của công ty
Đvt: 1000 đồng
Chỉ tiêu
2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015
Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %
I. TÀI SẢN
A. TSLĐ & ĐTNH 34.362.710 90,83 36.789.915 91,13 39.186.178 91,08 2.427.205 7,06 2.396.263 6,51
1. Vốn bằng tiền 4.036.501 10,67 4.567.239 11,31 5.260.874 12,23 530.738 13,15 693.635 15,18
2. Khoản phải thu 9.251.490 24,45 9.872.389 24,45 10.372.489 24,11 620.899 6,71 500.100 5,06
3. Hàng tồn kho 21.074.719 55,71 22.359.287 55,38 23.552.815 54,74 1.284.568 6,10 1.193.528 5,34 B. TSCĐ & ĐTDH 3.468.625 9,17 3.580.929 8,87 3.835.456 8,92 112.304 3,24 254.527 7,11 1.TSCĐ 12.000 0,03 13.000 0,03 14.000 0,03 1.000 8,33 1.000 7,69 2. Đầu tƣ dài hạn 3.456.625 9,14 3.567.929 8,84 3.821.456 8,88 111.304 3,22 253.527 7,11 TỔNG TS 37.831.335 100 40.370.844 100 43.021.634 100 2.539.509 6,71 2650790 6,57 II. NGUỒN VỐN A. Nợ phải trả 23.005.948 60,81 24.182.759 59,90 25.032.880 58,19 1.176.811 5,12 880.121 3.64 1.Nợ ngắn hạn 22.228.902 58,76 23.362.532 57,87 24.162.533 56,16 1.133.630 5,10 800.001 3,42 2.Nợ dài hạn 777.046 2,05 820.227 2,03 870.347 2,03 43.181 5,56 50.120 6,11 B. Nguồn vốn CSH 14.825.387 39,19 16.188.085 40,1 17.988.754 41,81 1.362.698 9,19 1.800.669 11,12 1.Nguồn vốn KD 14.705.387 38,87 16.066.723 39,79 17.866.754 41,53 1.361.336 9,26 1.800.031 11,2 2. Nguồn vốn quỹ 120.000 0,32 121.362 0,3 122.000 0,28 1.362 1,14 638 0,53 TỔNG NV 37.831.335 100 40.370.844 100 43.021.634 100 2.539.509 6,71 2.650.790 6,57
Theo tình hình số liệu của công ty qua các năm thì ta thấy rằng trong bảng tài sản nguồn vốn bằng tiền của công ty tăng trƣởng đều qua các năm. Chẳng hạn nhƣ năm 2015/2014 tăng 13,15%, năm 2016/2015 thì nguồn tiền mặt này cũng tiếp tục tăng với mức 15,18%. Tiền mặt tăng qua các năm do công ty đã thu hồi đƣợc vốn từ khách hàng trong nƣớc.
Bảng 2.3. Các thông số tài chính của công ty qua các năm
Công thức Chỉ tiêu (lần) 2014 2015 2016
TSLĐ/NNH Khả năng thanh toán hiện hành 1,55 1,57 1,62 (TSLĐ-TK)/NNH Khả năng thanh toán nhanh 0,60 0,62 0,64 Vốn bằng tiền/NNH Khả năng thanh toán bằng tiền 0,18 0,20 0,28 Tổng nợ/ Tổng TS Nợ trên tài sản 0,61 0,60 0,58
Tổng nợ/VCSH Nợ trên vốn chủ 1,55 1,49 1,39
Nợ Phải Trả (%) 60,81 59,90 58,19
(Nguồn: Phòng Tài chính kế toán công ty)
Qua bảng trên cho thấy khả năng thanh toán của công ty ngày càng đƣợc cải thiện, các chỉ tiêu thanh toán đều tăng qua các năm. Tuy nhiên, khả năng thanh toán hiện hành cao hơn 1,6 lần chứng tỏ mức luân chuyển hàng tồn kho và các khoản phải thu không cao, thể hiện rằng nguồn vốn thanh toán cần thiết cho các khoản vay hiện tại c n thấp vì mức đạt yêu cầu phải nằm trong khoảng 2-3. Điều này gây bất lợi đối với một doanh nghiệp kinh doanh nông sản, vì vậy công ty cần có biện pháp để tiêu thụ nhanh, tránh ứ đọng hàng tại kho và đôn đốc khách hàng trong khâu thanh toán. Khả năng thanh toán nhanh của công ty đạt 0,65 chƣa nằm trong khoảng đạt yêu cầu là 1-2 cho các doanh nghiệp, điều này sẽ gây khó khăn rất lớn cho doanh nghiệp về việc chi trả các hoá đơn đến hạn nếu ứ đọng hàng tồn kho vì nguồn vốn dự trữ sẵn sàng đáp ứng không cao.
Nhìn vào thông số nợ trên tài sản ta qua các năm ta thấy có sự biến động nhƣng không đáng kể. Điều này cho thấy công ty sử dụng vốn vay để tài