Kỹ thuật phân tích và xu hướng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu kỹ thuật nhận diện và phát hiện gian lận trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty niêm yết do các công ty kiểm toán độc lập thực hiện (Trang 86)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. ĐỐI VỚI KỸ THUẬT NHẬN DIỆN GIAN LẬN

4.1.1. Kỹ thuật phân tích và xu hướng

Với phân tích tỷ suất, tác giả đưa ra gợi ý các KTV nên thực hiện kết hợp phân tích nhiều hệ thống tỷ suất với nhau để xem xét các mối liên hệ cũng như những mâu thuẫn (nếu có), từ đó có những phán đốn về khả năng có gian lận tồn tại trên BCTC của DN, chứ khơng nên chỉ phân tích một hoặc một số tỷ suất thông thường như tỷ lệ lãi gộp, khả năng thanh toán. Các tỷ suất khác cũng rất có ích trong nhận diện gian lận như: hệ thống tỷ suất đánh giá khả năng sinh lợi ROA, ROE, số vòng quay của các loại tài sản, phân tích rủi ro kinh doanh..…

Thủ tục phân tích xu hướng chỉ phản ánh được sự biến động của các chỉ tiêu mà không thể phản ánh đầy đủ mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên BCTC. Do đó, KTV cần phải sử dụng kết hợp linh hoạt phân tích xu hướng và tỷ suất trong nhận diện gian lận mới có thể đem lại hiệu quả cao nhất.

Khi phân tích xu hướng, KTV có thể sử dụng đồ thị để phân tích kèm theo phân tích bảng biểu ngang thơng thường. Qua đồ thị, KTV sẽ có cái nhìn tồn diện hơn về xu hướng biến đổi của đối tượng phân tích và có thể đưa ra được kết luận và dự đốn chính xác hơn cho đối tượng phân tích. Hiện nay với sự hỗ trợ của chương trình Exel, các KTV có thể dễ dàng vẽ được đồ thị một cách chính xác. Ví dụ: thơng qua đồ thị, KTV thấy rằng mặc dù không bị ảnh hưởng bởi tính mùa vụ nhưng doanh thu của DN tăng cao ở các tháng 11, 12. Lúc đó, cần thiết đặt nghi ngờ rằng DN đã thực hiện gian lận khai khống doanh thu vào các thời điểm gần kết thúc năm tài chính.

Bên cạnh đó, một hạn chế nữa của KTV đó là dù thực hiện kỹ thuật phân tích xu hướng hay phân tích tỷ suất thì cũng chỉ tập trung phân tích số liệu trên BCĐKT và BCKQĐKD mà chưa thực hiện phân tích BCLCTT. Trong khi đó báo cáo này rất quan trọng bởi vì nó loại bỏ được những tác động của việc sử dụng phương pháp kế tốn hay các ước tính kế tốn. Nó tỏ ra rất hữu dụng khi đánh giá nợ phải trả và dòng tiền phát sinh để bù đắp các chi phí cần thiết.

Đối với một DN, tiền giống như mạch máu nuôi sống. Việc đánh giá khả năng lưu chuyển và sử dụng dịng tiền có một ý nghĩa rất lớn trong cơng tác đánh giá hoạt động của DN. Để làm được điều này các KTV cần tiến hành phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ, so sánh trong tương quan với các DN cùng ngành và đánh giá khả năng tạo ra dịng tiền, khả năng thanh tốn của DN.

Ví dụ: Dựa vào BCLCTT, KTV tiến hành phân tích tỷ trọng dòng tiền thu vào của từng loại hoạt động theo cơng thức:

Tỷ trọng dịng tiền thu vào của từng loại hoạt động =

Tổng tiền thu vào của từng loại hoạt động

Tổng tiền trong kỳ

Hệ số này giúp KTV đánh giá được khả năng tạo tiền của từng loại hoạt động và biết được đâu là hoạt động thực sự mang lại dịng tiền ni sống cho DN.

Nếu một khách hàng có hoạt động chính là sản xuất nhưng dịng tiền thu vào từ nhượng bán, thanh lý lại lớn nhất thì cần thiết phải đặt nghi ngờ về gian lận liên quan đến bán TSCĐ để tăng thu nhập.

4.1.2. Kỹ thuật phân tích các yếu tố bên ngồi và bên trong

Như đã trình bày, đối với phân tích các thơng tin bên ngồi và bên trong ảnh hưởng đến DN (hay cịn gọi là phân tích thơng tin phi tài chính), các KTV chỉ mới thực hiện một cách chung chung, khơng áp dụng mơ hình nào cụ thể cho việc phân tích. Nguồn thơng tin chủ yếu vẫn lấy từ tài liệu của DN, và thơng tin ngành có liên quan.

Do đó, bài viết đề xuất phân tích các yếu tố này theo mơ hình SWOT, đây là mơ hình đơn giản nhưng tỏ ra rất hữu hiệu. Nội dung chính của phân tích SWOT đã được giới thiệu trong chương I.

Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Bút Sơn, tiền thân là Công ty Xi măng Bút Sơn (“Công ty”), được cổ phần hóa từ DN nhà nước hạch toán độc lập thuộc Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (“Vicem”). Cơng ty hoạt động dưới hình thức Cơng ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp của Việt Nam và theo Giấy chứng nhận Đăng ký Doanh nghiệp số 0603000105 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Nam cấp ngày 1 tháng 5 năm 2006. Và ngày 5/12/2006 cổ phiếu chính thức được niêm yết và giao dịch tại trung tâm giao

dịch chứng khoán Hà Nội với mã chứng khốn BTS. Hoạt động chính của Cơng ty là:

- Sản xuất và kinh doanh xi măng, sản xuất đá vật liệu, gạch và các sản phẩm từ xi măng;

- Xuất khẩu xi măng và clinker;

- Khai thác đá vôi, đá sét để sản xuất và kinh doanh;

- Gia công chế biến khống sản, sản xuất gia cơng các loại phụ gia; - Các hoạt động khác theo Giấy Chứng nhận Đăng ký Doanh nghiệp Minh họa việc áp dụng phân tích SWOT đối với BTS năm tài chính 2014 như sau:

Điểm mạnh

- Cơng ty có một đội ngũ nhân viên chun nghiệp và có trình độ cao; - DN có mối quan hệ rộng và vững chắc với các cá nhân, tổ chức bên ngoài;

- Công nghệ sản xuất tiên tiến, tự sản xuất được clinker, giá cạnh tranh; - Lãnh đạo có nhiều kinh nghiệm;

- Chất lượng ổn định;

- Thị phần khá ở khu vực phía Bắc, hệ thống tiêu thụ mạnh.

Điểm yếu

- Thị trường tập trung dân dụng, chưa có vị thế trong khu vực công nghiệp;

- Đầu tư cao dẫn đến chi phí khấu hao cao làm cho giá thành cao.

Cơ hội

- Vị trí thuận lợi, chi phí vận chuyển thấp;

- Nhu cầu xây dựng các tỉnh thuộc khu vực phía Bắc và miền Trung đang có xu hướng tăng.

- Cạnh tranh gay gắt do cung vượt cầu;

- Giá than, giá điện tăng cao đẩy giá thành lên cao;

- Thị phần đang thu hẹp do có nhiều doanh nghiệp gia nhập ngành;

- Lợi nhuận mục tiêu đề ra trong năm khá cao và công ty phải chịu áp lực đạt mức lợi nhuận kỳ vọng, dễ dẫn đến khả năng cao là BGĐ dùng các thủ thuật gian lận để thổi phồng số liệu trên BCTC.

Thơng qua phân tích mơ hình trên, KTV có thể phán đốn và khoanh vùng gian lận có thể xảy ra trên BCTC của cơng ty.

4.1.3. Mơ hình thuật tốn kết hợp 3 chỉ số Z –Score, P – Score, M – Score Score

Như đã trình bày trong phần lý thuyết ở chương 1, khả năng phá sản của DN có mối quan hệ với khả năng gian lận trên BCTC, đặc biệt là ở các công ty niêm yết. Nhận biết được mối quan hệ này, và tác dụng của việc vận dụng kết hợp tính tốn và phân tích 3 chỉ số Z – Score của Altman, chỉ số P – Score được tính tốn dựa trên chỉ số Z – Score, chỉ số M – Score của Beneish (1999) mang lại độ chính xác cao trong việc nhận diện khả năng thao túng/ gian lận trên BCTC [23]. Do đó, từ các nghiên cứu trước và sau quá trình khảo sát ngồi những kỹ thuật phân tích các chỉ tiêu truyền thống tác giả đưa ra hàm ý về việc vận dụng thuật toán kết hợp 3 chỉ số Z - Score, P - Score, M - Score trong việc phân tích tình hình tài chính cũng như nhận diện khả năng gian lận.

Để vận dụng được thuật toán này, dữ liệu cần có là BCTC cho nhiều năm liên tiếp (thường là 5 năm) để tiện cho việc tính tốn, phân tích số liệu. Thực hiện tính tốn các chỉ tiêu như đã nêu trong chương 1, và sử dụng 3 ràng buộc nhận diện để tiến hành phân tích và đưa ra hướng xử lý thích hợp.

Sau đây tác giả sẽ minh họa việc áp dụng thuật tốn kết hợp tính tốn và phân tích 3 chỉ số của cơng ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn – Mã chứng khoán BTS trong 6 năm 2009-2014 dưới dạng các đồ thị như sau:

Đồ thị 4.1. Chỉ số Z – Score và P – Score của BTS

Đồ thị 4.2. Sự thay đổi các chỉ số của BTS

Qua đồ thị ta có thể thấy những sự thay đổi của chỉ số Z – Score và P – Score của BTS đều nằm trong ngưỡng -0.5; +0.5. Tuy nhiên có những trường hợp có những rủi ro tìm tàng ta cần phải xem xét:

1. Nhìn chung sự thay đổi của các chỉ số không nhất quán và và đa số những sự thay đổi này đều gần ngưỡng biên với nhau.

2. Trong năm 2010 thì sự thay đổi của chỉ số P – Score lớn hơn sự thay đổi của chỉ số Z – Score, điều này có thể chỉ ra rằng có những rủi ro tiềm ẩn về việc doanh nghiệp có khả năng gian lận liên quan đến doanh thu.

Kết hợp với việc tính tốn chỉ số M – Score ta thấy giá trị của chỉ số này trong các năm 2010, 2011 đều vượt qua ngưỡng -2,22. Đặc biệt, trong năm 2010 chỉ số M – Score rất lớn, điều này có thể nói lên trong năm 2010 BTS sẽ thực hiện các thủ thuật thao túng/ gian lận trên BCTC. Do đó, việc hiểu biết về BCTC, các chỉ số trên BCTC và các chính sách hoạt động khác sẽ giúp cho các những cách ứng xử đúng đối với việc phát hiện các thủ thuật thao túng/ gian lận trên BCTC.

4.2. ĐỐI VỚI KỸ THUẬT PHÁT HIỆN GIAN LẬN

Từ kết quả khảo sát về thực trạng gian lận trên BCTC ở các Công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam tác giả sẽ sẽ tiến hành chọn ra các thủ thuật gian lận phổ biến nhất, có mức độ ảnh hưởng lớn và kết hợp với khảo sát, phỏng vấn việc thực hiện các kỹ thuật phát hiện gian lận tác giả sẽ đưa ra các gợi ý về những kỹ thuật đối với từng loại thủ thuật gian lận đó.

Nhìn chung, các kỹ thuật phát hiện gian lận của KTV độc lập đối với gian lận trên BCTC ở công ty niêm yết hiện nay đã tương đối đầy đủ để có thể hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro có sai phạm trọng yếu do gian lận gây ra. Vì mỗi cơng ty kiểm tốn độc lập thực hiện kiểm toán theo chương trình kiểm tốn riêng dựa trên những hướng dẫn trực tiếp của VACPA. Qua khảo sát và nghiên cứu tài liệu, đề tài xin được đưa ra một số gợi ý về kỹ thuật kiểm tốn bổ sung nhằm góp phần cải thiện q trình nhận diện và phát hiện gian lận.

4.2.1. Gian lận theo hướng lợi dụng kẻ hở của chuẩn mực, chế độ kế toán toán

Đối với gian lận thơng qua các ước tính kế tốn và phương pháp kế tốn, hầu hết các kỹ thuật kiểm toán được áp dụng hiện nay đã đầy đủ và hợp lý vì bất kỳ một sự chênh lệch giá trị các khoản ước tính kế tốn giữa đơn vị và cơng ty kiểm tốn hoặc một sự thay đổi nhỏ nào về phương pháp kế toán của DN cũng sẽ ngay lập tức gây chú ý cho các KTV và sự thay đổi này phải được trình bày trên thuyết minh BCTC. Do đó, khi đưa ra các gợi ý về kỹ thuật phát hiện đối với gian lận lợi dụng kẽ hở của chuẩn mực, chế độ, tác giả chỉ đề cập đến gian lận thông qua các giao dịch thực. Cụ thể như sau:

Như đã trình bày, các KTV hiện nay còn chưa quan tâm và áp dụng đúng mức các kỹ thuật phát hiện đối với những gian lận thông qua các giao dịch thực. Qua nghiên cứu tài liệu kết hợp với thu thập ý kiến từ những chuyên gia, đề tài xin đưa ra hàm ý về các kỹ thuật phát hiện gian lận thông qua các giao dịch bán hàng và tài sản cố định như sau:

a. Giao dịch bán hàng

Thủ thuật gian lận thông qua các giao dịch bán hàng biểu hiện khi DN thay đổi chính sách bán hàng bằng cách cung cấp thêm tín dụng cho khách hàng để kích thích tiêu thụ nhằm tăng con số doanh thu trên BCTC. Ngoài ra,

DN cũng có thể xuất trước hóa đơn để ghi nhận doanh thu hay thực hiện các

hợp đồng “hàng bán có thể trả lại” và cách thứ ba cũng thường được sử dụng

là công bố kế hoạch tăng giá bán.

Kỹ thuật kiểm toán để phát hiện gian lận trường hợp này bao gồm:

- So sánh tỷ số Nợ phải thu/Doanh thu qua các kỳ, nếu tỷ số này có sự chênh lệch lớn, cần tìm hiểu nguyên nhân và đặt nghi ngờ đây có phải là kết quả của việc mở rộng tín dụng hay một hình thức “hàng bán có thể trả lại vào đầu kỳ sau” nhằm kích thích tăng doanh thu cho kỳ này hay khơng.

Điển hình là trường hợp Công ty Cổ phần Xây dựng Điện VNECO (VE1) vừa thoát hiểm ngoạn mục từ chỗ lỗ 2,9 tỉ đồng tính đến quý III trở thành đạt lợi nhuận 89 triệu trong cả năm 2011. Điều đáng nói là nếu tiếp tục tìm hiểu về nguyên nhân doanh thu tăng vọt, KTV sẽ nhận ra rằng trong quý cuối năm, VE1 đã cấp một gia tăng thời hạn tín dụng cho khách hàng, biểu hiện qua việc tỉ số nợ phải thu/doanh thu khách hàng của tăng từ 76% năm lên 84%. KTV cần thiết phải lưu ý lại vấn đề này cho nhà đầu tư để các nhà đầu tư có thể ra quyết định chính xác trong dài hạn.

- Một gợi ý nữa là KTV nên điều tra, rà soát các nghiệp vụ hàng bán bị trả lại đầu kỳ sau. Cần thiết phải gửi thư xác nhận đến bên thứ 3 về lý do trả lại hàng và các điều khoản của hợp đồng. Xem xét chính sách bán hàng, tín dụng của đơn vị năm nay có thay đổi đáng kể gì so với các năm trước hay không. Đặc biệt việc thay đổi chính sách bán hàng, tín dụng vào thời điểm gần ngày kết thúc năm tài chính hoặc trước các đợt phát hành cổ phiếu tham vọng thì hầu như chắc chắn là DN có ý đồ. KTV cần phải lưu ý thơng tin này cho các nhà đầu tư.

Minh họa trường hợp: doanh thu một công ty sản xuất ôtô đột nhiên tăng vọt vào quý IV. BGĐ giải thích rằng do biến động thị trường nên công ty công bố kế hoạch tăng giá bán vào đầu năm sau, do đó doanh thu cuối năm tăng mạnh. Nếu KTV chấp nhận giải thích của đơn vị và khơng điều tra gì thêm thì sẽ gây ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư bởi lẽ thực tế, năm 2011 và 2012 thị trường ô tô hầu như ổn định, và việc công bố kế hoạch tăng giá bán từ Quí I/2012 lên 10% hoặc 20% là một thủ thuật gian lận nhằm gia tăng doanh số. KTV cần lưu ý với công chúng quan tâm về vấn đề này bởi lẽ biện pháp này cho phép công ty tăng lợi nhuận trong năm hiện tại, nhưng sẽ bị giảm vào các năm sau, vì thực chất lợi nhuận được chuyển từ năm sau sang năm hiện tại và tăng giá bán năm sau cịn làm giảm khả năng cạnh tranh của

cơng ty trên thị trường, trong khi khả năng cạnh tranh của DN là mối quan tâm lớn của nhiều nhà đầu tư khi lựa chọn mua cổ phiếu.

b. Giao dịch liên quan đến TSCĐ

Các thủ thuật gian lận đã được trình bày bao gồm: Thanh lý một số tài sản có giá trị lớn để làm tăng thu nhập khác, dẫn đến tăng lợi nhuận trên BCKQHĐKD. Đem TSCĐ đi góp vốn liên doanh để có lợi nhuận từ việc đánh giá lại theo giá thị trường. Trì hỗn thanh lý tài sản khơng có nhu cầu sử dụng hoặc các khoản đầu tư dài hạn khơng hiệu quả.

Kỹ thuật kiểm tốn để phát hiện các thủ thuật gian lận này có thể kể ra như:

- Xem xét việc tăng lợi nhuận đến từ nguồn thu nhập khác như thanh lý TSCĐ giá trị lớn, bán các khoản đầu tư có hiệu quả một cách bất thường hay

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu kỹ thuật nhận diện và phát hiện gian lận trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty niêm yết do các công ty kiểm toán độc lập thực hiện (Trang 86)