KHẢO SÁT BẰNG BẢNG CÂU HỎI VÀ PHỎNG VẤN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu kỹ thuật nhận diện và phát hiện gian lận trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty niêm yết do các công ty kiểm toán độc lập thực hiện (Trang 49)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1. KHẢO SÁT BẰNG BẢNG CÂU HỎI VÀ PHỎNG VẤN

2.1.1. Khảo sát bằng bảng câu hỏi

a. Phạm vi thực hiện

Quá trình phỏng vấn, khảo sát được thực hiện trên địa bàn TP Đà Nẵng.

b. Đối tượng phỏng vấn, khảo sát

Các KTV từ các công ty kiểm toán, các chuyên gia trong ngành (cũng là các trưởng phòng, ban giám đốc các công ty kiểm toán và các thạc sĩ, tiến sĩ đang công tác nghiên cứu giảng dạy chuyên ngành kiểm toán ở các trường cao đẳng, đại học).

c. Thiết kế bảng câu hỏi

Tác giả thiết kế 2 bảng câu hỏi khảo sát, 1 dành cho KTV và 1 cho các chuyên gia. Quá trình gửi và nhận phản hồi thông qua 2 kênh trực tiếp và email.

Số bảng câu hỏi phát ra cho KTV: 100 bảng. Số bảng câu hỏi phát ra cho chuyên gia: 25 bảng i. Phiếu khảo sát dành cho KTV

Bảng câu hỏi được thiết kế theo trình tự khảo sát từ những hiểu biết chung và mức độ quan tâm về gian lận đến tình hình gian lận trên BCTC của công ty niêm yết và tập trung vào những kỹ thuật nhận diện và phát hiện gian lận của KTV cả về thực trạng và các đề xuất, góp ý. Các câu hỏi được đặt ra dựa trên quá trình nghiên cứu, tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu và dùng ý kiến KTV vừa để tiếp tục khảo sát vừa nhằm một lần nữa khẳng định lại mức độ đúng đắn của thông tin thu thập được. Cụ thể:

* Việc khảo sát mức độ hiểu biết chung và quan tâm về gian lận của KTV được thể hiện trong các câu từ 1 đến câu 5.

Câu

hỏi Mục đích câu hỏi Thiết kế câu hỏi

1-2 Khảo sát về sự hiểu biết, cập nhật thông tin của các đáp viên về các thủ thuật gian lận

Dạng câu hỏi nhiều đáp án lựa chọn, các đáp viên chọn 1 đáp án trong danh sách

3 Khảo sát về mức độ cần thiết của các yếu tố: kinh nghiệm, khả năng chuyên môn, thời gian thực hiện cuộc kiểm toán trong việc phát hiện và đối phó với gian lận

Dạng câu hỏi tần suất với việc cho điểm 1 là cần thiết nhất; giảm dần đến 2,3…

4 Khảo sát mức độ về khả năng các nhân tố bên trong có nguy cơ đem lại rủi ro gian lận trên BCTC

Dạng câu hỏi tần suất với việc cho điểm 1 là phổ biến nhất; giảm dần đến 2,3…

5 Khảo sát mức độ về khả năng các nhân tố bên ngoài có nguy cơ đem lại rủi ro gian lận trên BCTC

Dạng câu hỏi tần suất với việc cho điểm 1 là phổ biến nhất; giảm dần đến 2,3…

* Tiếp theo, thực hiện khảo sát về thực trạng gian lận trên BCTC của công ty niêm yết hiện nay thông qua các câu hỏi từ 6 đến 12.

Câu

hỏi Mục đích câu hỏi Thiết kế câu hỏi

6 Khảo sát về hướng gian lận BCTC ở công ty niêm yết hiện nay nhằm nhấn mạnh lại phạm vi nghiên cứu của đề tài

Dạng câu hỏi nhiều đáp án lựa chọn, các đáp viên chọn 1 đáp án trong danh sách

7 Khảo sát về cách thức gian lận BCTC ở công ty niêm yết hiện nay như đã nêu ở phần đối tượng nghiên cứu là các thủ thuật gian lận được thực hiện theo 2 hướng chính là vi phạm, hoặc lợi dụng kẻ hở của chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành nhằm nhấn mạnh lại đối tượng nghiên cứu của đề tài

Dạng câu hỏi nhiều đáp án lựa chọn, các đáp viên chọn 1 đáp án trong danh sách

8 Khảo sát mức độ thực hiện các thủ thuật gian lận theo cách thức vi phạm yêu cầu của chuẩn mực, chế độ kế toán. Sau khi tổng hợp các phiếu khảo sát, tác giả sẽ chọn ra vài thủ thuật gian lận phổ biến để tiến hành phỏng vấn tập trung về thực trạng kỹ thuật phát hiện đối với các thủ thuật gian lận trong cách thức này, kết quả phỏng vấn sẽ được tập hợp và thể hiện trong chương 3 – Kết quả nghiên cứu.

Dạng câu hỏi tần suất với việc cho điểm 1 là phổ biến nhất; giảm dần đến 2,3…

9 - 12 Tương tự như loại câu hỏi số 8, nhưng các thủ thuật gian lận theo cách thức lợi dụng kẻ hở của chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành nhiều hơn nên được chia ra làm 3 nhóm gian lận chính. Sau khi tổng hợp kết quả khảo sát, tác giả cũng sẽ chọn thủ thuật gian lận phổ biến nhất trong mỗi nhóm để tiến hành phỏng vấn tập trung về thực trạng kỹ thuật nhận diện đối với các thủ thuật gian lận đó và kết quả sẽ được trình bày ở chương 3 – Kết quả nghiên cứu

Dạng câu hỏi tần suất với việc cho điểm 1 là phổ biến nhất; giảm dần đến 2,3…

* Sau phần khảo sát những vấn đề chung, thực trạng gian lận trên BCTC, bảng câu hỏi chính thức đi vào phần tìm hiểu về thực trạng các kỹ thuật nhận diện, phát hiện gian lận của KTV và thu thập các ý kiến bổ sung, đề xuất.

Câu

hỏi Mục đích câu hỏi Thiết kế câu hỏi

13 Khảo sát về việc thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung khi có những nghi ngờ về gian lận

Dạng câu hỏi nhiều đáp án lựa chọn, các đáp viên chọn 1 đáp án trong danh sách

14 Khảo sát về mức độ hữu hiệu của kỹ thuật phân tích trong việc nhận diện và phát hiện gian lận

Dạng câu hỏi nhiều đáp án lựa chọn, các đáp viên chọn 1 đáp án trong danh sách

15-17 Khảo sát thực trạng sử dụng các kỹ thuật nhận diện gian lận trên

Dạng câu hỏi nhiều đáp án lựa chọn, các đáp viên chọn 1 hoặc

BCTC gồm:

- Các kỹ thuật phân tích nào thường được sử dụng

- Đặc biệt trong kỹ thuật phân tích tỷ suất gồm nhiều chỉ tiêu tài chính, tác giả cũng tiến hành khảo sát việc sử dụng các chỉ tiêu tài chính này

- Ngoài các thông tin tài chính thì các thông tin phi tài chính cũng đóng vai trò nhất định. Tác giả cũng tiến hành khảo sát việc thực hiện phân tích các thông tin phi tài chính trong việc nhận diện khả năng gian lận trên BCTC

Kết quả tổng hợp của các kỹ thuật này sẽ được trình bày ở chương 3. Kết hợp với việc nghiên cứu tài liệu, phỏng vấn chuyên sâu để từ đó đưa ra các hàm ý được nêu ra trong chương 4

nhiều đáp án trong danh sách

18-20 Khảo sát về thực trạng sử dụng các kỹ thuật phát hiện gian lận trong kiểm toán BCTC. Phần này tác giả đưa ra các kỹ thuật kiểm toán thường được dử dụng để phát hiện gian lận thông qua các ước tính kế

Dạng câu hỏi nhiều đáp án lựa chọn, các đáp viên chọn 1 hoặc nhiều đáp án trong danh sách

toán, gian lận thông qua các giao dịch thực.

Phiếu khảo sát KTV được thiết kế bao gồm 20 câu hỏi để đảm bảo tính khả thi và không gây tâm lý khó chịu cho KTV/trợ lý kiểm toán khi phải trả lời 1 bảng câu hỏi quá dài.

ii. Phiếu khảo sát dành cho chuyên gia

Tương tự như ở phiếu khảo sát KTV, phần mở đầu, tác giả định nghĩa về khái niệm gian lận bao gồm cả những hành vi vi phạm chế độ, chuẩn mực và lợi dụng kẽ hở của chế độ, chuẩn mực nhằm làm sai lệch thông tin tài chính của DN, gây ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư và các bên liên quan.

Bảng câu hỏi được thiết kế trên mối quan hệ với bảng câu hỏi cho KTV, nhằm thu thập thông tin về những đánh giá của chuyên gia đối với mức độ quan tâm và trình độ chuyên môn cũng như các kỹ thuật mà KTV sử dụng để phát hiện gian lận.

Phiếu khảo sát dành cho chuyên gia không khảo sát về những hiểu biết chung và thực trạng gian lận như đối với KTV mà tập trung vào những ý kiến đánh giá, góp ý, đề xuất đối với các kỹ thuật nhận diện và phát hiện gian lận trong kiểm toán BCTC. Do đó, phiếu khảo sát này sử dụng nhiều câu hỏi mở hơn so với phiếu khảo sát dành cho KTV và được thiết kế ngắn gọn, tập trung vào mục đích chính để tránh gây tâm lý không thoải mái cho người được khảo sát.

2.1.2. Phỏng vấn

Sau khi thực hiện khảo sát các KTV và các chuyên gia; tác giả tiến hành tổng hợp kết quả khảo sát và chọn lọc vài Trưởng nhóm kiểm toán để phỏng vấn chuyên sâu (Depth interview) về thực trạng kỹ thuật nhận diện và phát hiện gian lận mà các KTV đang sử dụng đối với các thủ thuật gian lận phổ

biến. Tổng hợp kết quả khảo sát sẽ được trình bày ở chương 3, từ đó đưa ra các hàm ý ở chương 4 về kỹ thuật nhận diện và phát hiện gian lận trong kiểm toán BCTC các công ty niêm yết cho các kiểm toán viên thuộc các công ty kiểm toán độc lập thực hiện.

a. Phạm vi thực hiện

Quá trình phỏng vấn chuyên sâu được thực hiện trên địa bàn TP Đà Nẵng. Dựa trên những thông tin được khảo sát sơ bộ KTV về gian lận, các loại gian lận và một số kỹ thuật nhận diện, phát hiện gian lận trong kiểm toán BCTC các công ty niêm yết do các công ty kiểm toán độc lập thực hiện tác giả tiến hành phỏng vấn các chuyên gia, cũng như các trưởng nhóm kiểm toán về kỹ thuật nhận diện và phát hiện gian lận đối với các thủ thuật gian lận phổ biến trên BCTC ở công ty niêm yết.

b. Đối tượng khảo sát, phỏng vấn

Các trưởng nhóm kiểm toán, trưởng phòng, ban giám đốc từ các công ty kiểm toán độc lập, các chuyên gia trong ngành (cũng là các Thạc sĩ, Tiến sĩ đang công tác giảng dạy chuyên ngành Kiểm toán ở các trường đại học).

c. Cách thức thực hiện

Phỏng vấn trực tiếp tại một số như: công ty TNHH Kiểm toán AFA, chi nhánh công ty TNHH Kiểm toán DTL Miền Trung, công ty TNHH Kiểm toán và kế toán AAC, chi nhánh công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Thăng Long - TDK tại Đà Nẵng,....

2.2. NGHIÊN CỨU, PHÂN TÍCH, TỔNG HỢP TÀI LIỆU

Một phương pháp nghiên cứu nữa được sử dụng để hoàn thành đề tài chính là nghiên cứu dựa trên tài liệu. Từ các tài liệu thu thập được tác giả thực hiện phân tích, tổng hợp để trình bày thực trạng gian lận trong kiểm toán BCTC ở các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán và kỹ thuật nhận diện, phát hiện do các công ty kiểm toán độc lập thực hiện.

Nguồn dữ liệu thứ cấp được sử dụng chủ yếu bao gồm:

- Các chuẩn mực kiểm toán quốc tế và chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. - Các chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện hành.

- Các bài báo, công trình nghiên cứu về gian lận từ các tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước,…

Mục đích của việc nghiên cứu, phân tích, tổng hợp tài liệu là để cũng cố lại kết quả khảo sát, làm rõ hơn kết quả khảo sát về thực trạng các thủ thuật gian lận cũng như các kỹ thuật nhận diện, phát hiện đối với các thủ thuật gian lận phổ biến thông qua việc phân tích các sự kiện gian lận đã được phát hiện

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Tác giả trình bày phương pháp nghiên cứu chủ đạo của đề tài là khảo sát thông qua các bảng câu hỏi giành cho KTV và chuyên gia trong ngành. Tác giả trình bày cụ thể các bước thực hiện khảo sát một cách rõ ràng từ việc xác định đối tượng, phạm vi nghiên cứu. Bảng câu hỏi được thiết kế một cách rõ ràng từ những hiểu biết chung về gian lận, mức độ thực hiện các thủ thuật gian lận cho đến các kỹ thuật nhận diện và phát hiện trong kiểm toán BCTC các công ty niêm yết.

Một phương pháp nữa được tác giả sử dụng là nghiên cứu, tổng hợp tài liệu. Kết hợp với kết quả từ cuộc khảo sát, các dữ liệu sơ cấp được tìm kiếm liên quan đến các vụ gian lận đã được phát hiện và phân tích. Mục đích của phương pháp nghiên cứu này giúp cho tác giả sẽ khẳng định lại kết quả khảo sát và trình bày rõ hơn trong phần thực trạng gian lận trên BCTC các công ty niêm yết.

Trên cơ sở đó, tác giả sẽ chọn lọc các thủ thuật gian lận phổ biến và tiến hành phương pháp phỏng vấn các chuyên gia để đưa ra được thực trạng các kỹ thuật nhận diện và phát hiện gian lận trong kiểm toán, cũng như là những góp ý sẽ được tác giả trình bày trong chương 4 – các gợi ý từ kết quả nghiên cứu.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1.1. Phương pháp thống kê 3.1.1. Phương pháp thống kê

Tác giả sử dụng phương pháp thống kê, mà chủ yếu là thống kê mô tả, được sử dụng để tổng hợp kết quả thu thập được theo cách thức như sau:

-Đối với các câu hỏi nhiều lựa chọn thì tác giả sẽ thống kê số phiếu chọn đối với từng đáp án được lựa chọn trong các phiếu trả lời. Từ đó, tính tỷ lệ % số phiếu chọn trên tổng số phiếu chọn cho mỗi đáp án. Đáp án nào có % số phiếu chọn cao nhất thì được xem là cao nhất, phổ biết nhất.

-Đối với nhóm câu hỏi mức độ thực hiện, đặc biệt trong khảo sát các thực trạng gian lận tác giả thực hiện thống kê theo thang đo điểm cho từng đáp án trong các phiếu trả lời. Tính tổng số điểm của tất cả phiếu khảo sát, sau đó tính tổng điểm của từng đáp án. Đáp án nào có tổng số điểm thấp nhất được xếp vị thứ 1 – mức độ xảy ra/ thực hiện phổ biến nhất, tiếp theo là các vị thứ 2,3,…

3.1.2. Kết quả thu thập phiếu khảo sát

a. Phiếu khảo sát KTV

Tổng số phiếu phát ra : 100 Số phiếu thu thập được : 68

b. Phiếu khảo sát chuyên gia

Tổng số phiếu phát ra : 25 Số phiếu thu thập được : 15

3.1.3. Đánh giá sơ bộ kết quả

Qua khảo sát, nhìn chung các KTV và trợ lý kiểm toán đều có những am hiểu nhất định và thường xuyên cập nhật thông tin về các thủ thuật gian lận trên BCTC của các công ty nói chung và các công ty niêm yết nói riêng.

Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, các loại gian lận biến đổi “khôn lường” thì việc các KTV và trợ lý kiểm toán đều dành sự quan tâm và thường xuyên cập nhật thông tin về vấn đề này được đánh giá hợp lý.

Các KTV, trợ lý kiểm toán đều cho rằng gian lận trên BCTC của công ty niêm yết hiện nay chủ yếu theo hướng làm tăng lợi nhuận để thu hút cổ đông. Các thủ thuật được vận dụng bao gồm cả vi phạm chế độ, chuẩn mực và lợi dụng kẽ hở của chế độ, chuẩn mực kế toán hiện hành. Mức độ xảy ra của từng loại gian lận đã được thống kê và sẽ được trình bày ở phần sau.

Các KTV và trợ lý đều đồng ý với việc thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung khi nhận thấy có dấu hiệu gian lận trên BCTC, tuy nhiên đối với câu hỏi chi tiết về kỹ thuật phát hiện, KTV và trợ lý đa số đều chọn những đáp án có sẵn mà không đưa ra phương án bổ sung. Riêng về kỹ thuật phân tích, KTV và trợ lý đều sử dụng kỹ thuật này ở mức độ rất hạn chế, chưa có sự kết hợp phân tích các tỷ số với nhau, hầu hết chỉ dùng các tỷ suất cơ bản nhất như tỷ lệ lãi gộp, tỷ suất khả năng thanh toán…Tác giả đánh giá thái độ trả lời của KTV và trợ lý chưa thực sự nhiệt tình, có thể do đặc thù công việc đang trong mùa kiểm toán rất bận rộn. Bên cạnh đó, một số KTV giải thích rằng các đáp án bảng câu hỏi đưa ra đã tương đối đầy đủ nên họ không bổ sung thêm.

Tuy nhiên, theo ý kiến của chuyên gia, các kỹ thuật phát hiện gian lận như trên là chưa thực sự đầy đủ, riêng thủ tục phân tích còn áp dụng khá rập khuôn,

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu kỹ thuật nhận diện và phát hiện gian lận trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty niêm yết do các công ty kiểm toán độc lập thực hiện (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)