Kỹ thuật phát hiện gian lận

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu kỹ thuật nhận diện và phát hiện gian lận trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty niêm yết do các công ty kiểm toán độc lập thực hiện (Trang 43 - 49)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.2.Kỹ thuật phát hiện gian lận

Sau q trình phán đốn và nhận diện ban đầu về gian lận trên BCTC, KTV tiến hành đi sâu tìm hiểu và thiết lập các thủ tục kiểm tốn thích hợp nhằm đảm bảo các gian lận trên BCTC đều được phát hiện.

Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 240 yêu cầu “KTV phải thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm tốn thích hợp để chứng minh là khơng có gian lận làm ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC hoặc nếu có thì các gian lận đó đã được phát hiện, sửa chữa hoặc đã trình bày trong BCTC, và KTV phải chỉ ra ảnh hưởng

của gian lận đến BCTC và phải thực hiện sửa đổi, bổ sung các thủ tục kiểm tốn thích hợp ”[1]

Các kỹ thuật thu thập bằng chứng bao gồm: Kiểm tra vật chất, xác minh tài liệu, quan sát, điều tra, xác nhận, tính tốn và phân tích [4].Có thể tóm tắt như sau:

- Kiểm tra vật chất: Việc kiểm tra vật chất cung cấp bằng chứng tin cậy về tính hiện hữu của tài sản nhưng không hẳn là bằng chứng đủ tin cậy về quyền sở hữu và giá trị của tài sản đó.

- Xác minh tài liệu: Là việc soát xét các chứng từ, sổ kế toán, BCTC và các tài liệu có liên quan. Độ tin cậy của xác minh tài liệu cao hay thấp tùy thuộc vào nội dung, nguồn gốc của các tài liệu.

- Quan sát: Là việc theo dõi một hiện tượng, một chu trình hoặc một thủ tục do người khác thực hiện.

- Điều tra: Là việc tìm kiếm thơng tin từ những người có hiểu biết ở bên trong hoặc bên ngoài đơn vị. Điều tra được thực hiện thơng qua việc chính thức gửi văn bản, phỏng vấn hoặc trao đổi kết quả.

- Xác nhận: Là sự trả lời cho một yêu cầu cung cấp thông tin nhằm xác minh lại những thơng tin đã có trong các tài liệu kế tốn.

- Tính tốn: Là việc kiểm tra tính chính xác về mặt số học của số liệu trên chứng từ, sổ kế toán, BCTC và các tài liệu liên quan khác hay việc thực hiện các tính tốn độc lập của KTV.

- Phân tích: Là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng qua đó tìm ra những xu hướng biến động và tìm ra những mối quan hệ có mâu thuẫn với các thơng tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị đã dự kiến.

Các kỹ thuật trên được sử dụng cho việc thu thập bằng chứng trong một cuộc kiểm toán. Tuy nhiên, khác với cuộc kiểm tốn thơng thường, cuộc kiểm

tốn để phát hiện gian lận có những u cầu riêng. Cụ thể, trong quá trình

kiểm tốn, khi xét thấy có dấu hiệu gian lận và KTV cho rằng gian lận đó có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC ( mà đa số các gian lận đều ảnh hưởng trọng yếu) thì phải thực hiện sửa đổi và bổ sung các thủ tục kiểm tốn thích hợp để có thể phát hiện gian lận chính xác và nhanh chóng nếu thực sự có gian lận hoặc xóa bỏ nghi ngờ về gian lận trong trường hợp ngược lại. Việc sửa đổi, bổ sung các thủ tục kiểm toán đồng nghĩa với việc điều chỉnh lại nội dung, lịch trình và phạm vi áp dụng các kỹ thuật kiểm tốn đã trình bày và/hoặc xem xét đến những thay đổi tổng quát đối với cuộc kiểm toán.

Cụ thể việc điều chỉnh, bổ sung các kỹ thuật kiểm toán như sau:

 Thay đổi nội dung, lịch trình và/hoặc phạm vi của các kỹ thuật kiểm toán để hướng đến phát hiện chính xác gian lận, có được bằng chứng đáng tin cậy hơn và để kiểm tra những giả thuyết do KTV đặt ra. Sự thay đổi có thể bao gồm:

- Nội dung (hay cịn gọi là bản chất) phản ánh mục tiêu của các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán đã nêu. Bản chất của kỹ thuật kiểm tốn được thực hiện có thể cần phải thay đổi để có được bằng chứng kiểm tốn đáng tin cậy hơn và có liên quan hoặc để có thêm thơng tin chứng thực. Điều này có thể ảnh hưởng đến cả các loại thủ tục kiểm toán được thực hiện và sự kết hợp của chúng. Ví dụ:

 Quan sát hoặc kiểm kê HTK hoặc TSCĐ có thể trở nên quan trọng hơn các kỹ thuật khác.

 Nếu thủ thuật gian lận là khai khống doanh thu bằng các nghiệp vụ bán hàng chưa thu tiền vào các ngày sát ngày khóa sổ, kỹ thuật kiểm tốn đối với những nghiệp vụ kế toán phát sinh ở thời điểm này là quan trọng và cần được thực hiện chi tiết, kỹ lưỡng và đầy đủ hơn việc kiểm tra ở những thời điểm khác.

 Thủ tục gửi thư xác nhận số dư nợ phải thu/phải trả, nhưng nếu cần thiết để phát hiện gian lận, KTV có thể thiết kế để xác nhận thêm các thơng tin có ích như các thỏa thuận, điều khoản bán hàng, thời gian giao nhận, trả tiền..v..v…

 KTV có thể chọn dùng các kỹ thuật kiểm tốn có sự hỗ trợ của máy tính để thu thập thêm bằng chứng về dữ liệu chứa trong các tài khoản quan trọng hoặc các tập tin điện tử.

- Lịch trình là trình tự thời gian tiến hành các kỹ thuật kiểm toán. Lịch trình có thể được mở rộng, ví dụ, nếu cảm thấy cần thiết, KTV có thể:

 Tăng thời gian cho việc phỏng vấn, thu thập tài liệu hoặc kiểm tra chi tiết.

 Kéo dài thời gian kiểm tốn để q trình phát hiện và xử lý gian lận được triệt để hơn.

- Phạm vi các kỹ thuật kiểm toán được thay đổi nếu xét thấy gian lận ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC và cần thu thập nhiều bằng chứng xác đáng hơn. Ví dụ:

 Thủ tục phân tích được thực hiện chi tiết hơn, đối với nhiều TK hơn và qua nhiều thời kỳ hơn.

 Nếu xét thấy gian lận là nghiêm trọng, KTV thực hiện kiểm tra 100% thay vì chọn mẫu như ban đầu.

Trong 3 yếu tố kể trên thì nội dung của kỹ thuật kiểm tốn được coi là yếu tố quan trọng nhất.

 Xem xét những thay đổi tổng quát đối với cuộc kiểm toán, như:

- Chỉ định những cá nhân có kinh nghiệm hoặc những chuyên gia tham gia vào nhóm kiểm tốn.

Tóm lại, kỹ thuật kiểm toán để phát hiện gian lận bao gồm việc điều chỉnh các kỹ thuật kiểm toán thơng thường về nội dung, lịch trình và phạm vi để có thể hướng cuộc kiểm tốn đến phát hiện chính xác và nhanh chóng gian lận. Việc điều chỉnh như thế nào tùy thuộc vào những xét đoán, kinh nghiệm cũng như sự thận trọng nghề nghiệp của KTV. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Qua nghiên cứu cơ sở lý thuyết ta thấy, cơng ty niêm yết là cơng ty có chứng khốn (cổ phiếu hoặc trái phiếu) được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khốn hoặc trung tâm giao dịch chứng khốn. Một cơng ty muốn được niêm yết trên các sàn chứng khốn thì phải đảm bảo đủ các điều kiện theo luật và các văn bản dưới luật thi hành. Bên cạnh đó để thu hút được sự chú ý của nhà đầu tư cũng như các bên liên quan thì địi hỏi BCTC của các công ty phải thể hiện được những thông tin mà họ mong đợi. Vấn đề công bố thông tin được đặt ra trong khi các công ty niêm yết thực hiện các hành vi gian lận nhằm cung cấp BCTC “sạch”. Điều này nói lên trách nhiệm của các KTV thuộc các cơng ty kiểm tốn độc lập trong việc thực hiện các kỹ thuật kiểm toán để nhận diện và phát hiện gian lận trên BCTC các công ty niêm yết.

Cho đến nay có khá nhiều khái niệm về gian lận, song khái niệm gian lận được sử dụng trong luận văn với nghĩa là những hành vi làm sai lệch thông tin, phản ánh không đúng đắn thực trạng tài chính của một doanh nghiệp, những hành vi này có thể vi phạm hoặc khơng vi phạm u cầu của chuẩn mực, chế độ kế toán.

Các nghiên cứu ở trong nước và trên thế giới nhìn chung chỉ xoay quanh việc lượng hóa các nhân tố thuộc tam giác gian lận của Cressy (1953) chứ chưa đưa ra các kỹ thuật nhận diện và phát hiện gian lận đối với từng thủ thuật gian lận phổ biến. Vì khác với cuộc kiểm tốn thơng thường, kiểm tốn các cơng ty niêm yết địi hỏi phải vân dụng kết hợp nhiều kỹ thuật kiểm toán khác nhau trong việc nhận diện và phát hiện các gian lận có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu kỹ thuật nhận diện và phát hiện gian lận trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty niêm yết do các công ty kiểm toán độc lập thực hiện (Trang 43 - 49)