CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.3. THỰC TRẠNG VIỆC ÁP DỤNG KỸ THUẬT NHẬN DIỆN VÀ PHÁT
3.3.1. Thực trạng việc áp dụng kỹ thuật nhận diện gian lận
Nhận diện gian lận được xem là bước tiền đề, là cơ sở cho việc phát hiện gian lận. Thơng qua q trình nhận diện ban đầu, KTV có thể đặt ra các nghi ngờ, các phán đoán về gian lận và khoanh vùng gian lận có thể xảy ra trên BCTC, từ đó tiếp tục đi sâu tìm hiểu và áp dụng các thủ tục kiểm tốn để phát hiện chính xác gian lận.
Nhận diện gian lận chủ yếu thơng qua các thủ tục phân tích vì phân tích là một cơng cụ hữu ích giúp KTV đánh giá tính hợp lý của một chỉ tiêu (chứ khơng đánh giá tính chính xác của chỉ tiêu đó) nên rất phù hợp với yêu cầu của việc nhận diện. Theo như đã giới thiệu ở chương I, công cụ phân tích được sử dụng để nhận diện gian lận bao gồm phân tích tỷ suất, xu hướng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến từ bên trong và bên ngồi đơn vị.
Thơng qua nghiên cứu, khảo sát, thực trạng kỹ thuật kiểm toán nhằm nhận diện gian lận của KTV được trình bày như sau:
Bảng 3.7. Bảng tổng hợp kết quả khảo sát mức độ thực hiện kỹ thuật phân tích trong việc nhận diện gian lận
Nội dung Số phiếu chọn Tỷ lệ
Phân tích tỷ suất 38 56%
Phân tích xu hướng 27 40%
Phân tích dự báo 3 4%
Tổng 68 100%
KTV thực hiện phân tích để nhận diện gian lận thơng qua phân tích sơ bộ trong quá trình lập kế hoạch và thực hiện phân tích tỷ suất, xu hướng và
kết hợp giữa phân tích tỷ suất và xu hướng đối với các số liệu tài chính từ BCTC của DN.
a. Đối với phân tích tỷ suất
Tình hình sử dụng kỹ thuật phân tích tỷ suất được thống kê như sau:
Bảng 3.8. Bảng tổng hợp kết quả khảo sát mức độ thực hiện kỹ thuật phân tích tỷ suất trong việc nhận diện gian lận
Nội dung Số phiếu chọn Tỷ lệ
Tỷ lệ lãi gộp 68 100%
Số vòng quay HTK, nợ phải thu, tài sản khác 50 74%
Tỷ suất khả năng thanh toán 45 66%
Tỷ suất nợ 41 60%
Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) 39 57%
Tỷ suất sinh lời của VCSH (ROE) 32 47%
Tỷ suất tự tài trợ 24 35%
KTV thường thực hiện phân tích các tỷ suất như: tỷ lệ lãi gộp, nhóm tỷ suất đánh giá khả năng thanh toán, tỷ suất nợ, tỷ suất sinh lời ROA, ROE, số vòng quay của các loại tài sản…Quá trình khảo sát thơng qua phỏng vấn các chuyên gia chỉ ra rằng các KTV đánh giá rất cao hiệu quả và luôn luôn sử dụng tỷ lệ lãi gộp khi phân tích sơ bộ vì thơng qua tỷ lệ này, KTV có thể phân tích biến động chi phí kết hợp biến động doanh thu và sự thay đổi trong quy mô hoạt động của DN. Nếu việc tăng doanh thu không tương ứng với tăng giá vốn hàng bán hoặc việc mở rộng quy mô hoạt động của DN khơng tương ứng với tăng chi phí quản lý DN (trong trường hợp các yếu tố đầu vào khơng thay đổi đáng kể) thì KTV sẽ đặt câu hỏi và nghi ngờ có dấu hiệu gian lận đối với vấn đề trên. Kết hợp với việc phỏng vấn chuyên sâu tác giả nhận thấy rằng ngồi tỷ lệ lãi gộp ln ln được sử dụng thì các tỷ suất cịn lại được dùng
với mức độ khá hạn chế và đôi khi chỉ thực hiện tính tốn cho có chứ khơng đánh giá kết quả tính được.
b. Đối với phân tích xu hướng
Qua phỏng vấn trực tiếp đa số các trưởng nhóm kiểm tốn tại các cơng ty kiểm tốn độc lập: AFA, AAC, ATAX, DTL, TDK,… đều tiến hành phân tích biến động qua 2 năm, năm hiện thời và năm trước đó, trong hầu hết các cuộc kiểm tốn các cơng ty niêm yết. Sau khi phát hiện những chênh lệch lớn và đưa vào so sánh với mức trọng yếu đã được thiết lập bởi các KTV có nhiều kinh nghiệm. Từ kết quả so sánh này thì các KTV có thể nhận diện được khả năng gian lận trên BCTC ở các công ty niêm yết.
Nhưng nhìn chung, đa số KTV chỉ áp dụng các phương pháp phân tích đơn giản như so sánh số liệu giữa năm nay với năm trước, phân tích biến động qua các thời kỳ mặc dù đây là một hướng đi hữu hiệu trong việc phát hiện những thay đổi bất thường, mâu thuẫn, những sai sót tiềm tàng trong các khoản mục trên BCTC.
c. Đối với việc phân tích các thơng tin phi tài chính như các yếu tố bên ngồi và bên trong có ảnh hưởng đến DN
Qua việc phỏng vấn các KTV thuộc cơng ty kiểm tốn AFA, AAC, ATAX, DTL, TDK, …chỉ mới thực hiện thu thập và phân tích thơng tin một cách chung chung, không áp dụng mơ hình nào cụ thể cho việc phân tích. Nguồn thơng tin chủ yếu vẫn lấy từ tài liệu của DN (các BCTC đã được công bố trước đây và các tài liệu khác).
Phân tích là một kỹ thuật linh hoạt, hữu hiệu trong việc nhận diện và phát hiện gian lận, nhưng nhìn chung các KTV chưa thực hiện phân tích một cách có định hướng đối với gian lận trên BCTC làm cho tác dụng của cơng cụ phân tích khơng được phát huy đầy đủ và khơng tỏ ra hữu hiệu như bản thân nó vốn có.