Các cơng trình nghiên cứu về gian lận trên BCTC

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu kỹ thuật nhận diện và phát hiện gian lận trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty niêm yết do các công ty kiểm toán độc lập thực hiện (Trang 29 - 32)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2. GIAN LẬN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ CÁC CƠNG TRÌNH

1.2.3. Các cơng trình nghiên cứu về gian lận trên BCTC

Gian lận xuất hiện cùng với sự xuất hiện của xã hội lồi người. Cùng với q trình phát triển của xã hội, hành vi gian lận ngày càng tinh vi hơn và biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Chính vì vậy, trên thế giới đã có khá nhiều cơng trình nghiên cứu về gian lận đứng trên nhiều góc độ khác nhau nhằm giúp các mảng nghề nghiệp có liên quan tìm được các biện pháp ngăn ngừa, phát hiện gian lận, có thể kể ra như cơng trình của Edwin H.Sutherland (1883 – 1950), Donald R.Cressey (1919 – 1987), D.W. Steve Albretch, Richard C, Hollinger và ACFE (Hiệp hội các nhà điều tra về gian lận Hoa Kỳ) [6].

Riêng đối với lĩnh vực kiểm tốn, mơ hình tam giác gian lận của Donald R.Cressey (1919 – 1987) và cơng trình nghiên cứu gian lận của Hiệp hội các nhà điều tra gian lận Mỹ - ACFE được xem là 2 cơng trình nghiên cứu thành cơng nhất và được ứng dụng nhiều nhất hiện nay.

a. Mơ hình tam giác gian lận của Donald R.Cressey (1919 – 1987)

Theo Donald R. Cressey, hành vi gian lận thường xuyên xuất hiện khi có

sự hiện diện của ba yếu tố (tam giác gian lận) là áp lực, cơ hội và thái độ/cá tính. [6]

Áp lực thường phát sinh khi cá nhân hay tổ chức gặp phải những khó khăn đến từ bên ngồi hoặc bên trong, mà nếu khơng vượt qua được những khó khăn này thì sẽ khơng đạt được kết quả kỳ vọng hoặc phải chịu hậu quả, tổn thất nặng nề.

Khi bị áp lực, nếu có cơ hội, cá nhân và tổ chức có thể lợi dụng cơ hội để thực hiện hành vi gian lận. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người khi gặp khó khăn và có cơ hội cũng đều thực hiện gian lận vì nó cịn phụ thuộc rất nhiều vào thái độ, cá tính của từng cá nhân. Có những người dù chịu áp lực và có cơ hội nhưng vẫn khơng hề thực hiện hành vi gian lận và ngược lại.

b. Cơng trình nghiên cứu hành vi gian lận của ACFE (Hiệp hội các nhà điều tra về gian lận Hoa Kỳ)

Vào năm 1988, một tổ chức chuyên nghiên cứu về gian lận ra đời bên cạnh Uỷ ban quốc gia chống gian lận Mỹ đó là Hiệp hội của các nhà điều tra gian lận (ACFE). ACFE là tổ chức đầu tiên trên thế giới nghiên cứu về gian lận.

Một trong những mục tiêu nghiên cứu về gian lận của ACFE là phân loại chúng để có thể đưa ra các biện pháp ngăn ngừa. Theo ACFE, có ba loại gian lận như sau: Cơ hội Thái độ, cá tính Áp lực Tam giác gian lận

- Biển thủ tài sản: Xảy ra khi nhân viên biển thủ tài sản của tổ chức (ví

dụ điển hình là biển thủ tiền, đánh cắp hàng tồn kho, gian lận về tiền lương). - Tham ô: Xảy ra khi người quản lý lợi dụng trách nhiệm và quyền hạn của họ tham ô tài sản của công ty hay hành động trái ngược với các nghĩa vụ họ đã cam kết với tổ chức để làm lợi cho bản thân hay một bên thứ ba.

- Gian lận trên Báo cáo tài chính: Là khi các thơng tin trên BCTC bị bóp

méo, phản ảnh khơng trung thực tình hình tài chính một cách cố ý nhằm lừa gạt người sử dụng thơng tin. (Ví dụ khai khống doanh thu, khai giảm nợ phải trả hay chi phí).

Kết quả cuộc nghiên cứu từ năm 1993-2012 cho thấy: Gian lận liên quan tới biển thủ luôn chiếm trên 85% các trường hợp được nghiên cứu nhưng mức thiệt hại cho nền kinh tế lại thấp hơn cả. Trong khi đó, các gian lận trong BCTC lại chiếm một tỷ lệ thấp nhất trong ba loại trên (khoảng 10,3% cho nghiên cứu năm 2008, 4.8% cho nghiên cứu năm 2010 và 7,6% cho các nghiên cứu năm 2012) nhưng những gì nó gây thiệt hại cho nền kinh tế thì lại lớn nhất.

Từ 2 nghiên cứu trên, có thể thấy gian lận trên BCTC chỉ xảy ra khi hội tụ đủ 3 yếu tố: cơ hội, áp lực, thái độ - cá tính và dù khơng xảy ra với mức độ nhiều như tham ô, biển thủ nhưng lại dẫn đến hậu quả nặng nề nhất.

1.3. KỸ THUẬT NHẬN DIỆN VÀ PHÁT HIỆN GIAN LẬN TRONG KIỂM TỐN BCTC CÁC CƠNG TY NIÊM YẾT DO CÁC CƠNG TY KIỂM TỐN ĐỘC LẬP THỰC HIỆN

Gian lận trên BCTC thường được thực hiện rất khéo léo, do đó, các KTV khơng phải ngay lập tức có thể dễ dàng phát hiện được gian lận, mà phải trải qua một q trình từ phán đốn, nhận diện đến phát hiện và báo cáo thông qua các bằng chứng cụ thể. Cơ sở lý luận về kỹ thuật nhận diện và phát hiện gian

lận trong kiểm tốn BCTC các cơng ty niêm yết do KTV tại các cơng ty kiểm tốn độc lập thực hiện được trình bày như sau:

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu kỹ thuật nhận diện và phát hiện gian lận trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty niêm yết do các công ty kiểm toán độc lập thực hiện (Trang 29 - 32)