Khái niệm gian lận

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu kỹ thuật nhận diện và phát hiện gian lận trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty niêm yết do các công ty kiểm toán độc lập thực hiện (Trang 26 - 27)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2. GIAN LẬN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ CÁC CƠNG TRÌNH

1.2.1. Khái niệm gian lận

Có khá nhiều các cơng trình nghiên cứu về gian lận, vì vậy mà các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều khái niệm về gian lận, cụ thể một số khái niệm thường đươc sử dụng:

Theo từ điển tiếng Việt, gian lận là hành vi thiếu trung thực, dối trá, mánh khoé nhằm lừa gạt người khác.

Theo Chuẩn mực kiểm toán quốc tế 240 (ISA 240), thuật ngữ “gian lận” (fraud) được dùng để chỉ các hành vi cố ý của một hay nhiều cá nhân, đó có thể là các thành viên trong BGĐ, HĐQT, các nhân viên hay các bên thứ ba, liên quan đến sự gian dối nhằm thu được những lợi ích khơng xứng đáng hay bất hợp pháp. [31]

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 240 (VSA 240), “Gian lận là những hành vi cố ý làm sai lệch thơng tin kinh tế, tài chính do một hay nhiều người trong Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, các nhân viên hoặc bên thứ ba thực hiện, làm ảnh hưởng đến BCTC. Gian lận có thể mang lại lợi ích cho cá nhân hay cho tổ chức”. Khi cá nhân thực hiện gian lận, lợi ích có thể là trực tiếp (như nhận tiền hay tài sản), hay gián tiếp (có ảnh hưởng nào đó, tăng quyền lực, sự đền ơn, tiền thưởng..). Khi tổ chức (thường là nhân viên hành động trên tư cách tổ chức) thực hiện gian lận thì lợi ích thu được thường là trực tiếp dưới hình thức doanh thu hoạt động tài chính, hay một hình thức khác. [1]

Riêng đối với đề tài này, khái niệm gian lận được sử dụng ở đây mang ý nghĩa là những hành vi làm sai lệch thông tin, phản ánh không đúng đắn thực

trạng tài chính của một DN. Vì thực trạng tài chính của DN là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư và các bên liên quan, KTV phải có trách nhiệm phát hiện và lưu ý cho công chúng về những hành vi làm đẹp BCTC kiểu này. Do đó, khơng chỉ riêng những hành vi vi phạm yêu cầu của chuẩn mực, chế độ kế toán mà cả những hành vi lợi dụng kẽ hở của chuẩn mực, chế độ, nếu kết quả nhằm làm sai lệch thực trạng tài chính của DN, ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng thông tin đều được gọi chung là gian lận.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu kỹ thuật nhận diện và phát hiện gian lận trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty niêm yết do các công ty kiểm toán độc lập thực hiện (Trang 26 - 27)