Thị trƣờng Smartphone của Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các ảnh hưởng đến quyết định mua smarrtphone của người tiêu dùng tại thành phố buôn mê thuột, tỉnh đăk lắk (Trang 28 - 35)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.2. Thị trƣờng Smartphone của Việt Nam hiện nay

Theo Appota news tình hình thị trƣờng Smartphone tại Việt Nam quý III-2016 nhƣ sau:

Số lƣợng ngƣời dùng các thiết bị điện thoại di động tại Việt Nam tính đến quý III là 25 triệu ngƣời dùng. Trong đó có 52% sử dụng các thiết bị smartphone chạy hệ điều hành Android và 20% sử dụng hệ điều hành iOS.

Hình 1.5: Thị trường Smartphone tại Việt Nam quý III năm 2016

(Nguồn: APPOTA NEWS)

Với số liệu báo cáo 25 triệu ngƣời sử dụng thiết bị di động và có tới hơn 72% trong số này sử dụng Smartphone. Đây là một thị trƣờng rất lớn đã và đang đợi các nhà kinh doanh mảng Smartphone khai thác.

19

Báo cáo này cũng công bố số liệu về tỷ lệ xu hƣớng kích cỡ màn hình của các thiết bị và các hãng sử dụng hệ điều hành Android đƣợc yêu thích nhất tại Việt Nam. Với báo cáo này thì nó thuộc về đặc điểm cúa sản phẩm, đây sẽ là thông tin quan trọng để các nhà sản xuất Smartphone có những thiết kế đáp ứng với nhu cầu của ngƣời tiêu dùng một cách tốt nhất. Nhƣ hình dƣới đây:

Hình 1.6: Xu hướng kích cỡ màn hình Smartphone và dòng Smartphone dùng Android được yêu thích nhất tại Việt Nam

(Nguồn: APPOTA NEWS)

Cũng qua báo cáo cho ta thấy đƣợc các dòng Smartphone Android đang đƣợc yêu thích nhất tai Việt Nam đó là: Samsung, Sony, Asus, OPPO. Việc yêu thích đƣợc thể hiện qua số lƣợng sử dụng, các đặc điểm tính năng sử dụng c a Smartphone. Qua đây, các nhà kinh doanh Smartphone biết đƣợc mình đang nằm ở vị trí nào trong thị trƣờng, để có các chiến lƣợc kinh doanh phù hợp nhằm duy trì hay nâng cao hơn nữa vị trí của mình trên bản đồ thị trƣờng Smartphone tại Việt Nam.

20

Báo cáo cũng đƣa ra các động cơ của ngƣời tiêu dùng Smartphone:

Hình 1.7: Bảy động cơ của người dùng khi sử dụng điện thoại thông minh.

(Nguồn: AOL và BBDO(APPOTA NEWS))

Đây là một trong những yếu tố rất quan trọng, giúp cho nhà sản xuất Smartphone hiểu rõ đƣợc khách hàng của mình và đƣa ra những điều chỉnh hợp lý về tính năng của sản phẩm, từ đó đáp ứng một cách tốt nhất những nhu cầu cúa khách hàng.

Trên đây, là các số liệu về thị trƣờng Smartphone của Việt Nam năm 2016. Tại thị trƣờng Thành phố Buôn Ma Thuột cũng sẽ không nằm ngoài xu thế trên, do vậy, các nhà kinh doanh Smartphone tại Buôn Ma Thuột cần phải

21

xem xét các số liệu trên qua đó đƣa ra các chiến lƣợc kinh doanh phù hợp với địa bàn kinh doanh của mình.

1.4. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ HÀNH VI VÀ QUYẾT ĐỊNH MUA CỦA NGƢỜI TIÊU ÙNG ĐỐI VỚI SMARTPHONE

1.4.1. Nghiên cứu của Alexander Wollenberg và Truong Tang Thuong (2014)

Nghiên cứu này trình bày tổng quan xu hƣớng hành vi của ngƣời tiêu dùng tại TP. Hồ Chí Minh.

Hình 1.8: Mô hình của Alexander Wollenberg và Truong Tang Thuong

Kết quả nghiên cứu cho thấy:

- Quảng cáo có ảnh hƣởng nhẹ đến nhận thức thƣơng hiệu ở thị trƣờng thành phố Hồ Chí Minh.

Quảng cáo

Giá Truyền miệng

Nhận thức

Thƣơng hiệu Quyết định mua

Chất lƣợng cảm nhận

22

- Chất lƣợng cảm nhận có ảnh hƣởng đáng kể đến nhận thức thƣơng hiệu.

- Giá có ảnh hƣởng đáng kể đối với nhận thức thƣơng hiệu trong thị trƣờng điện thoại thông minh.

- Truyền miệng có ảnh hƣởng quan trọng đối với nhận thức thƣơng hiệu. - Quảng cáo có ảnh hƣởng một phần đến quyết định mua của khách

hàng.

- Chất lƣợng cảm nhận có ảnh hƣởng đáng kể đến quyết định mua của khách hàng.

- Nhận thức thƣơng hiệu ảnh hƣởng đáng kể đến sự lựa chọn của khách hàng.

- Yếu tố giá có tác động mạnh mẽ đến quyết định mua của khách hàng. - Truyền miệng có ảnh hƣởng đáng kể đến quyết định mua của khách

hàng.

Điểm số Cronbach Alpha của 5 biến lớn hơn 0,6. Có nghĩa là tất cả dữ liệu thu về là đáng tin cậy và hợp lệ.Trong phân tích tƣơng quan, của 9 mối quan hệ là nằm trong khoảng (0;1). Nó chứng tỏ rằng tất cả các mối tƣơng quan có ý nghĩa và tích cực.

Nhận thức thƣơng hiệu là một thuật ngữ dùng để mô tả cách ngƣời tiêu dùng hiểu biết hoặc có kinh nghiệm đối với một thƣơng hiệu cụ thể.

Chất lƣợng cảm nhận có thể làm giảm đi sự lo lắng của khách hàng về các rủi ro khi mua sản phẩm. Nó cũng làm cho các khách hàng hài long và sẽ khuyến khích họ mua lại sản phẩm gây ra sự trung thành.

Nghiên cứu cung cấp cho các chuyên gia marketing và các nhà sản xuất điện thoại thông minh về hành vi ngƣời tiêu dùng tại thị trƣờng mới nổi. Tuy vậy nghiên cứu cũng không cho thấy một quy trình hình thành nên quyết định

23

mua của khách hàng và một số biến số khác cũng có ảnh hƣởng đến hành vi mua của khách hàng

1.4.2. Nghiên cứu của Tanzila, Ali Akbar Sohail, Nazish Tanveer (2015).

Kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 yếu tố ảnh hƣởng đến ý định mua của sinh viên Pakistan: nhãn hiệu, tính năng sản phẩm, giá,ảnh hƣởng xã hội.

Hình 1.9: Mô hình nghiên cứu của Tanzila, Ali Akbar Sohail, Nazish Tanveer

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng không có sự khác biệt đáng kể nào trong hành vi mua smartphone giữa nam và nữ.

Thực tế là: Smartphone đƣợc sử dụng bởi nhiều ngƣời Pakistan nhƣng có rất ít các cuộc điều tra đƣợc tiến hành mà chủ yếu là thảo luận về thị hiếu của khách hàng đối với smartphone. Hơn nữa các nghiên cứu trƣớc đó chỉ tập trung vào một mặt của việc sử dụng smartphone đó là các phần mềm trên smartphone cho nên đó là lý do tại sao các nhà tiếp thị chƣa thấu hiểu khách hàng thực sự ở Pakistan.

Kết quả của nghiên cứu này là để khám phá ra những yếu tố quan trọng trong việc ảnh hƣởng đến ý định mua smartphone của sinh viên ở Pakistan. Vì

Tính năng Sản phẩm Giá Nhãn hiệu Ảnh hƣởng Xã hội Ý định mua smartphone

24

vậy, nghiên cứu này sẽ phản ánh rõ ràng hơn xu hƣớng mua smartphone của sinh viên. Đối với các học giả quan điểm của nghiên cứu này sẽ khám phá những cách thức mới để nghiên cứu thị trƣờng smartphone tại Pakistan. Sử dụng kết quả của nghiên cứu này giúp cho các nhà sản xuất điện thoại di động, các nhà phát triển ứng dụng di động và tất cả các bên liên quan khác của ngành công nghiệp này có đƣợc một chiến lƣợc hợp lý trong thế giới cạnh tranh.

Tuy nhiên nghiên cứu chỉ dừng lại ở ý định mua smartphone mà chƣa chỉ ra đƣợc các yếu tố khác tham gia vào quá trình ra quyết định mua, cũng nhƣ một số yếu tố khác ảnh hƣởng vào ý định mua nhƣ đặc điểm cá nhân cũng nhƣ hoàn cảnh kinh tế của ngƣời tiêu dùng.

1.4.3. Nghiên cứu của Cheng Hui Ying, Huang Wan Ee, Lum Sin Yin, Tan Yi Jie (2013)

Mục đích của nghiên cứu này là để xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi mua Smartphone của sinh viên Đại học.

Đối tƣợng nghiên cứu là sinh viên trƣờng Đại học Tunki Abdul Rahman. Phƣơng pháp định lƣợng đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này để kiểm tra mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Các biến độc lập bao gồm Bạn bè và gia đình, Ảnh hƣởng xã hội, Đặc điểm sản phẩm và Thƣơng hiệu, còn biến phụ thuộc là Hành vi mua Smartphone.

Hình 1.10: Mô hình nghiên cứu của Cheng Hui Ying, Huang Wan Ee, Lum Sin Yin, Tan Yi Jie

Bạn bè và gia đình Ảnh hƣởng xã hội Đặc điểm sản phẩm Thƣơng hiệu Hành vi mua

25

Kết quả nghiên cứu nhƣ sau:

- Bạn bè và gia đình không có tác động đáng kể đến hành vi mua hàng của sinh viên trƣờng Đại học Tunki Abdul Rahman. Bởi nhóm mục tiêu nghiên cứu là sinh viên đại học, họ thích nghe ý kiến ngƣời khác nhƣng không cần thiết bị chịu ảnh hƣởng của ngƣời khác về hành vi mua hàng của mình, họ muốn đƣợc chủ nghĩa cả nhân.

- Ảnh hƣởng xã hội có tác động thuận chiều đến hành vi mua hàng của sinh viên trƣờng Đại học Tunki Abdul Rahman.

- Đặc điểm sản phẩm không có tác động đáng kể đến hành vi mua hàng của sinh viên trƣờng Đại học Tunki Abdul Rahman.

- Thƣơng hiệu có tác động thuận chiều đến hành vi mua hàng của sinh viên trƣờng Đại học Tunki Abdul Rahman.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các ảnh hưởng đến quyết định mua smarrtphone của người tiêu dùng tại thành phố buôn mê thuột, tỉnh đăk lắk (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)