7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
4.3. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu đƣợc thực hiện trong khoảng thời gian khá ngắn, phƣơng pháp khảo sát chủ yếu là chọn mẫu thuận tiện, số lƣợng bản câu hỏi gởi đi nhiều nhƣng chỉ thu lại đƣợc 252 mẫu quan sát hợp lệ. Vì vậy, kết quả nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế:
- Kích thƣớc mẫu đƣợc chọn để nghiên cứu vẫn còn nhỏ so với tổng thể nghiên cứu ( khoảng 0,5% tổng thể nghiên cứu). Điều này cũng có thể ảnh hƣởng không tốt đến độ tin cậy của kết quả nghiên cứu.
- Nghiên cứu này thực hiện phƣơng pháp lấy mẫu thuận tiện, điều này có thể khác biệt so với phƣơng pháp lấy mẫu theo xác suất và có thể không mang tính đại diện cho tổng thể cao nhƣ phƣơng pháp lấy mẫu theo xác suất.
-Hệ số tƣơng quan R2: 1-R2=0.466 đƣợc giải thích bởi các nhân tố khác không đƣợc đƣa vào trong mô hình này. Có thể còn nhiều yếu tố tác động đến quyết định mua của ngƣời tiêu dùng mà trong nghiên cứu này chƣa bàn đến. Đây chính là hạn chế của đề tài này chƣa tìm ra các nhân tố đó để giải thích rõ hơn về quyết định mua smartphone của ngƣời tiêu dùng tại thành phố Buôn Ma Thuột.
79
-Các items để đo lƣờng các biến quan sát đƣợc tác giả tập hợp từ các nghiên cứu của các tác giả nƣớc ngoài và đề xuất của tác giả nên khi tiến hành phân tích tại thành phố Buôn Ma Thuột vẫn còn một số yếu tố chƣa phù hợp. Do đó, khi tiến hành phân tích EFA và Cronbach Alpha tác giả đã loại bỏ một số items chƣa phù hợp.