7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
4.2.3. Một số giải pháp về bản chất công việc
Từ số liệu thống kê cho thấy nhân tố “bản chất công việc” có giá trị
trung bình là 3.8012. Con số này cao hơn mức đánh giá thang đo “động cơ” và cao nhất trong các nhân tố. Qua đó nhận thấy công ty đã và đang được người lao động đánh giá cao về cách thức bố trí và phân chia công việc. Một số giải pháp được đưa ra nhằm nâng cao hơn nữa động cơ làm việc đối với nhân tố này như sau:
95
- Thang đo “Công việc thú vị không bị nhàm chán” và “công việc phù hợp với chuyên môn” được người lao động đánh giá khá tốt với mức giá trị
trung bình lần lượt bằng 3.94 và 3.82. Tuy nhiên để duy trì mức đánh giá này về lâu dài công ty cần chú ý trong việc giao cho nhân viên những công việc phù hợp với năng lực thực sự của họ. Điều này có thể thực hiện trong quá trình tuyển dụng ban đầu. Đối với nhóm người lao động là lao động phổ
thông, bộ phận tuyển dụng nên tìm hiểu về sở trường và sở đoản của mỗi cá nhân sẽ biết được điểm mạnh của họ để sắp xếp vào khâu sản xuất phù hợp.
Đối với những nhóm lao động có tay nghề, cần tìm hiểu về các công việc trước đây họ từng làm để phát huy chuyên môn của họ. Một khi người lao
động được làm công việc họ yêu thích và đúng sở trường thì sẽ nâng cao chất lượng công việc tối đa.
- Để công việc trôi chảy và thuận lợi đối với nhân viên, công ty cần có các khóa đào tạo, hướng dẫn cụ thể về quy trình làm việc của mỗi cá nhân và mỗi bộ phận. Phải có các văn bản hoặc thông qua bản mô tả công việc để
người lao động ý thức được nhiệm vụ và quyền hạn trong công việc của mình. - Thang đo “Người lao động có đủ quyền hạn để thực hiện công việc”
được người lao động đánh giá ở mức tốt. Tuy nhiên theo khảo sát, tác giả
nhận thấy đa phần họ chưa nhìn nhận sát sao về tiêu chí này. Đơn thuần mỗi cá nhân đều hiểu rõ công việc của mình, cách thức mình thực hiện công việc và khi hoàn thành công việc thì báo cáo cho ai. Công ty xem xét trong việc để
người lao động tham gia quyết định và nêu ý kiến đóng góp vào một số vấn
đề liên quan đến công việc của họ trong phạm vi cho phép, như vậy họ cảm thấy có trách nhiệm hơn với công việc của mình và phát huy tinh thần làm chủ tập thể, tăng cường khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân trong công việc.
- Hiện nay tại công ty phần lớn những người lao động từ khi tuyển dụng đến sau này đều làm một công việc lặp đi lặp lại. Điều đó khiến người
96
lao động cảm thấy công việc nhàm chán và thiếu sự thích thú, thử thách trong công việc. Do vậy, công ty cần có kế hoạch luân phiên trong công việc hoặc thực hiện đào tạo chéo, việc này giúp cho người lao động có thêm nhiều kỹ
năng hơn và hữu ích cho công ty khi có tình trạng khiếm khuyết đột xuất một vị trí nào đó (ví dụ trường hợp đau ốm, thai sản…) thì công ty sẽ có phương án để thay thế người và hỗ trợ kịp thời. Ngoài ra, những nhiệm vụ hay trách nhiệm mới mang đến cho người lao động cảm giác mới mẻ, thử thách và luôn muốn cố gắng để khẳng định bản thân.