7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.3.3. Xây dựng bảng câu hỏi và mã hóa thang đo
a. Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát
Bảng câu hỏi khảo sát bao gồm 2 phần:
-Phần 1: Nội dung chính của bảng câu hỏi được xây dựng dựa trên cơ
sở các thang đo chính thức về các nhân tố ảnh hưởng đến động cơ làm việc của người lao động tại công ty may Hòa Thọ - Đông Hà.
Sử dụng thang đo Likert 5 điểm được dùng để sắp xếp với mức độ lớn dần từ (1) rất không đồng ý, (2) không đồng ý, (3) bình thường, (4) đồng ý, (5) rất đồng ý.
-Phần 2: Phần thông tin cá nhân. Thông tin về đặc điểm nhân khẩu của người tham giatrả lời khảo sát gồmcó họ tên, giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, nơi làm việc, số năm làm việc, thu nhập.
(Bảng câu hỏi hoàn chỉnh được trình bày tại phụ lục A2)
b.Mã hóa thang đo lường
Sau khi có thang đo lường chính thức, thực hiện mã hóa các thang đo lường như bảng dưới đây:
56 Bảng 2.8. Mã hóa biến quan sát STT CÁC THANG ĐO Mã hóa I Bản chất công việc 1 - Công việc thú vị không bị nhàm chán CV1 2 - Có đủ quyền hạn để thực hiện công việc CV2 3 - Công việc phù hợp với chuyên môn CV3 4 - Người lao động hiểu rõ về công việc mình đang làm CV4
5 - Công việc áp lực CV5
II Sự an toàn
1 - Nơi làm việc an toàn, không nguy hiểm AT1 2 - Công việc lâu dài, không sợ mất việc AT2 3 - Đảm bảo an toàn lao động AT3
III Tiền lương và phúc lợi
1 - Người lao động sống dựa vào tiền lương TL1 2 - Tiền lương được trả công bằng giữa các thành viên TL2 3 - Mức lương phù hợp với mức lương trên thị trường TL3 4 - Chính sách phúc lợi hữu ích cho người lao động TL4 5 - Chính sách phúc lợi được hỗ trợ kịp thời TL5
IV Đào tạo và thăng tiến
1 - Công việc mang lại nhiều kỹ năng và kinh nghiệm DT1 2 - Được tham gia đào tạo và phát triển nghề nghiệp DT2 3 - Có cơ hội thăng tiến trong công việc DT3
V Sự hỗ trợ của cấp trên
1 - Người lao động nhận được nhiều sự hỗ trợ của cấp
trên để giải quyết công việc CT1 2 - Cấp trên thân thiện, dễ tiếp cận CT2 3 - Người lao động được đối xử công bằng CT3
57
STT CÁC THANG ĐO Mã hóa
4 - Cấp trên có năng lực điều hành tốt CT4
VI Mối quan hệ với đồng nghiệp
1 - Dễ dàng tạo được mối quan hệ tốt với đồng nghiệp DN1 2 - Đồng nghiệp sẵn sàng giúp đỡ hỗ trợ nhau DN2 3 - Sự hỗ trợ trong công việc từđồng nghiệp là quan
trọng DN3
VII Môi trường làm việc
1 - Thời gian làm việc phù hợp MT1 2 - Trang bịđầy đủ công cụ thiết bịđể làm việc MT2 3 - Không khí làm việc thân thiện và thoải mái MT3 4 - Nơi làm việc rất vệ sinh, sạch sẽ MT4
VIII Sự công nhận
1 - Được khen ngợi khi hoàn thành tốt công việc CN1 2 - Có sự tín nhiệm khi thực hiện công việc CN2 3 - Công nhận bằng hình thức ghi nhận cụ thể (thưởng,
tặng quà…) CN3
ĐỘNG CƠ
1 - Công việc hiện tại thú vị giúp tôi có động cơ làm
việc. DC
2 - Các mối quan hệ trong tổ chức tạo cho tôi có động
cơ làm việc. DC
3 - Mong muốn được làm việc tại công ty giúp tôi có
58
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU
3.1.1. Mẫu nghiên cứu và phương thức thực hiện
a. Kích thước mẫu
Kích thước mẫu phụthuộc vào việc ta muốn gì từ những dữ liệu thu thập được và mối quan hệ ta muốn thiết lập là gì (Kumar (2005)). Trong đề tài này dữ liệu được phân tích chủ yếu dựa vào phương pháp phân tích nhân tố, phương pháp hồi quy tuyến tính, thống kê mô tả. Để xác định kích thước mẫu, theo tác giả Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) cho rằng kích thước mẫu ít nhất phải bằng 4 hoặc 5 lần biến quan sát [6, tr. 23] thì mới có thể phân tích nhân tố khám phá tốt.
Số biến quan sát các thang đo trong mô hình là 30 biến quan sát. Theo tiêu chuẩn năm mẫu cho một biến quan sát thì kích thước mẫu cần thiết tối thiểu là n = 150 (30 x 5). Để đạt được kích thước mẫu đề ra và hạn chế sai sót, không hợp lệ tác giả gửi đi vượt quá 20% số bảng câu hỏi kỳ vọng nhận lại nên số mẫu của nghiên cứu này là 150 + 150x20% = 180.
b. Phương pháp chọn mẫu
Thiết kế chọn mẫu phi xác suất với hình thức chọn mẫu theo nhóm, người trả lời khảo sát là những đối tượng dễ tiếp cận, họ sẵn sàng trả lời bảng câu hỏi nghiên cứu. Do đó sử dụng chọn mẫu theo nhóm để dễ kiểm soát. Bảng câu hỏi nghiên cứu được gửi trực tiếp cho các bộ phận theo số liệu dưới
59 Bảng 3.1. Phân bố mẫu khảo sát theo bộ phận BỘ PHẬN SỐ LĐ(1) SỐ MẪU (2) TỶ LỆ (%) (2/1) PHỤC VỤ SẢN XUẤT 207 33 15.94 - Cơ điện 20 4 20 - Kỹ thuật 21 4 19.05 - KCS 52 6 11.54 - Hoàn thành 60 9 15.00 - Cắt 48 8 16.67 - Ép keo 6 2 33.33 VĂN PHÒNG 79 23 29.11 - Bảo vệ - VSCN 17 7 41.18 - Kho 26 5 19.23 - Nhà ăn 15 4 26.67 - Văn phòng 21 7 33.33 PHÂN XƯỞNG 872 124 14.22 - Phân xưởng 1 215 29 13.49 - Phân xưởng 2 220 31 14.09 - Phân xưởng 3 213 29 13.62 - Phân xưởng 4 224 35 15.63 TỔNG CỘNG 1158 180 15.54 (Nguồn: Phòng HCNS và tính toán của tác giả) c.Kế hoạch thực hiện khảo sát
Tổng thể đối tượng nghiên cứu là người lao động tại Công ty may Hòa Thọ - Đông Hà. Tác giả đã tiến hành thu thập dữ liệu trực tiếp từ người lao
60
· Đối với bộ phận văn phòng và phục vụ sản xuất: là những đối tượng làm việc chủ yếu trên máy tính và tương đối chủđộng trong công việc. Do đó, tác giả phát phiếu khảo sát cho đối tượng này trong thời gian làm giờ hành chính và thu lại vào cuối giờ làm việc.
· Đối với bộ phận xưởng sản xuất: chủ yếu phần lớn là công nhân, họ
làm việc tay chân, trong giờ làm việc khá bận rộn và phải làm liên tục nên không có nhiều thời gian. Do đó, tác giả lựa chọn thời điểm gần giờ nghỉ trưa
để phát phiếu khảo sát, người lao động tranh thủ vào giờ nghỉ trưa để trả lời và tác giả thu lại vào cuối giờ làm việc trong ngày.
· Kế hoạch cụ thể: Dữ liệu được thu thập trong vòng 7 ngày. Để đảm bảo việc kiểm soát số lượng cũng như chất lượng phiếu thu vào, tác giả không phát phiếu dàn trải và đồng loạt mà chia số lượng phiếu phát ra từng ngày cho từng bộ phận, khi người được khảo sát có thắc mắc hay không hiểu về vấn đề
nào thì nhanh chóng được hướng dẫn để hạn chế sai sót. Ngày thứ 1: Khảo sát bộ phận văn phòng: 23 phiếu
Ngày thứ 2: Khảo sát bộ phận phục vụ sản xuất: 33 phiếu Ngày thứ 3: Khảosát tại xưởng may 1: 29 phiếu
Ngày thứ 4: Khảosát tại xưởng may 2: 31 phiếu Ngày thứ 5: Khảosát tại xưởng may 3: 29 phiếu Ngày thứ 6: Khảosát tại xưởng may 4: 35 phiếu
Ngày thứ 7: Tổng hợp, sàng lọc các phiếu khảo sát từ các nhóm. Dữ liệu thu về được sàng lọc, mã hóa và phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0.
3.1.2. Mô tả mẫu thu thập
Tổng số phiếu khảo sát phát ra cho người lao động tại công ty may Hòa Thọ - Đông Hà là 180 phiếu. Phiếu khảo sát được phát cho cả lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Tổng số phiếu thu về là 168 phiếu. Qua quá trình
61
kiểm tra, sàng lọc phát hiện có 7 phiếu không hợp lệ (các phiếu này không trả
lời đầy đủ các câu hỏi khảo sát hoặc không đúng với yêu cầu). Vì vậy số
phiếu được sử dụng trong nghiên cứu này là 161. Ta có cơ cấu về dữ liệu như sau:
Bảng 3.2. Tổng hợp tần suất trả lời bảng hỏi của người lao động
Tiêu chí Phân loại Số lượng Phần trăm
Giới tính Nam 33 20.5 Nữ 128 79.5 Độ tuổi Dưới 20 tuổi 26 16.1 Từ 20 đến 34 tuổi 83 51.6 Từ 35 đến 50 tuổi 41 25.5 Trên 50 tuổi 11 6.8 Trình độc học vấn Lao động phổ thông 86 53.4 Sơ cấp nghề 7 4.3 Trung cấp/ cao đẳng 54 33.5 Đại học trở lên 14 8.7 Nơi làm việc Văn phòng 21 13.0 Xưởng sản xuất 112 69.6 Khác 28 17.4 Thâm niên Dưới 2 năm 41 25.5 Từ 2 - dưới 5 năm 85 52.8 Từ 5 - 8 năm 35 21.7 Thu nhập Dưới 2 triệu đồng 7 4.3 Từ 2 - dưới 4 triệu đồng 82 50.9 Từ 4 - 6 triệu động 57 35.4 Trên 6 triệu đồng 15 9.3 (Nguồn:Số liệu điều tra bảng khảo sát)
62
Nhận xét:
Ø Về tiêu chí giới tính: Trong tổng số 161 người tham gia trả lời khảo sát có 33 nam chiếm tỷ lệ 20.5% và 128 nữ chiếm tỷ lệ 79.5%. Đối với một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dệt may thì lực lượng lao động nữ vẫn chiếm đa số. Lao động nam hầu hết thực hiện các công việc như cơ điện, nguyên phụ liệu, kho, kỹ thuật hoặc các công việc ở các bộ phận chức năng trong văn phòng như kế toán, phòng kế hoạch...
Ø Về tiêu chí độ tuổi: Độ tuổi lao động của công ty may Hòa Thọ -
Đông Hà tương đối trẻ, chủ yếu nằm trong khoảng 20 tuổi đến 34 tuổi. Độ
tuổi trên 50 chiếm tỷ lệ thấp. Trong tổng số 161 người tham gia trả lời khảo sát, có 26 lao động dưới 20 tuổi chiếm tỷ lệ 16.1%, 83 lao động từ 20 tuổi đến 34 tuổi chiếm 51.6%, 41 lao động từ 35 tuổi đến 50 tuổi chiếm 25.5% và 11 lao động trên 50 tuổi chiếm 6.8%.
Ø Về tiêu chí trình độ học vấn: Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thì lực lượng lao động phổ thông chiếm một số lượng lớn và công ty may Hòa Thọ - Đông Hà cũng không ngoại lệ. Trong tổng số
161 người tham gia khảo sát, lao động phổ thông có 86 người chiếm 53.4%, sơ cấp nghề có 7 người chiếm 4.3%, trung cấp cao đẳng có 54 người chiếm 33.5% và đại học trở lên có 14 người chiếm 8.7%.
Ø Về tiêu chí nơi làm việc: Xưởng sản xuất là nơi tập trung số lượng lao động nhiều nhất trong công ty. Cụ thể trong 161 người tham gia trả lời khảo sát, 112 người làm việc tại xưởng sản xuất chiếm 69.6%, bộ phận văn phòng có 21 người chiếm 13% và các bộ phận khác có 28 người chiếm 17.4%
Ø Về tiêu chí thâm niên: Trong số những người tham gia trả lời khảo sát, tỷ lệ người có thâm niêm từ 2 năm đến 5 năm là nhiều nhất với 85 người chiếm 52.8%, những người dưới 2 năm chiếm 25.5% và những người có thâm niêm từ 5 năm đến 8 năm chiếm 21.7%.
63
Ø Về tiêu chí thu nhập: Thu nhập của người lao động trong công ty phổ
biến từ mức 2 triệu đồng đến 4 triệu đồng. Trong số 161 người tham gia trả
lời khảo sát thì mức thu nhập dưới 2 triệu đồng có 7 người chiếm 4.3% chủ
yếu là nhân viên thử việc hoặc mới vào làm, mức thu nhập từ 2 triệu đồng đến dưới 4 triệu đồng có 82 người chiếm 50.9% phần lớn thuộc bộ phận công nhân, mức thu nhập từ 4 triệu đồng đến dưới 6 triệu đồng có 57 người chiếm 35.4% là những lao động có trình độ chuyên môn, và mức thu nhập trên 6 triệu đồng có 15 người chiếm 9.3% là những người thuộc bộ phận quản lý.
3.2. ĐÁNH GIÁ CÔNG CỤĐO LƯỜNG VÀ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ3.2.1. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha 3.2.1. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha
Hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng để loại các biến không phù hợp, các biến này có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại, các thang đo được chấp nhận khi hệ số tin cậy Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên (Nunnally &Burnstein, 1994) [6]. Các biến còn lại được sử dụng cho những kiểm định tiếp theo.
Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến động cơ làm việc của người lao động tại công ty may Hòa Thọ - Đông Hà như sau:
a.Thang đo với các nhân tốđộc lập: Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả hệ số Cronbach’s Alpha Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan biến tổng Alpha nếu loại biến
Thành phần độ tin cậy “bản chất công việc”: Cronbach's Apha = 0.905
CV1 15.07 13.989 0.845 0.865
CV2 15.44 15.286 0.688 0.899
CV3 15.19 15.265 0.758 0.885
CV4 15.19 15.194 0.694 0.898
64
Thành phần độ tin cậy “Sự an toàn” : Cronbach's Apha = 0.887
AT1 7.20 3.348 0.884 0.742
AT2 7.25 3.853 0.728 0.884
AT3 7.32 3.945 0.733 0.879
Thành phần độ tin cậy “tiền lương và phúc lợi”: Cronbach's Apha =0.881
TL1 12.12 15.772 0.750 0.847
TL2 12.04 16.742 0.736 0.850
TL3 12.01 18.837 0.683 0.864
TL4 11.81 19.015 0.599 0.880
TL5 12.16 15.519 0.825 0.827
Thành phần độ tin cậy “Đào tạo và thăng tiến”: Cronbach's Apha = 0.614
DT1 4.99 2.600 0.512 0.382
DT2 4.93 3.389 0.220 0.784
DT3 5.35 2.416 0.575 0.279
Thành phần độ tin cậy “Sự hỗ trợ của cấp trên” : Cronbach's Apha = 0.799
CT1 9.66 6.039 0.626 0.744
CT2 9.32 5.795 0.579 0.766
CT3 9.55 5.687 0.696 0.709
CT4 9.84 5.836 0.558 0.777
Thành phần độ tin cậy “Quan hệ với đồng nghiệp”:Cronbach's Apha = 0.857
DN1 5.42 3.883 0.753 0.778
DN2 4.86 4.011 0.680 0.846
DN3 5.34 3.849 0.758 0.773
Thành phần độ tin cậy “Môi trường làm việc”: Cronbach's Apha = 0.784
MT1 11.27 6.675 0.626 0.729
MT2 10.28 5.190 0.675 0.684
MT3 10.63 5.510 0.571 0.745
MT4 10.70 6.163 0.532 0.759
Thành phần độ tin cậy “Sự công nhận”: Cronbach's Apha = 0.469
CN1 6.16 2.644 0.356 0.246
CN2 7.18 3.336 0.172 0.566
CN3 6.59 2.856 0.357 0.256
65
Thang đo thành phần “Bản chất công việc” gồm 5 biến quan sát (CV1, CV2, CV3, CV4, CV5). Trong đó tất cả các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 nên được chấp nhận. Ngoài ra, hệ số Cronbach Alpha khá lớn (0.905 > 0.6) nên thang đo thành phần đảm bảo đạt yêu cầu. Vì vậy các biến quan sát thành phần này đều được đưa vào sử dụng trong phân tích nhân tố tiếp theo.
Thang đo thành phần “Sự an toàn” gồm 3 biến quan sát (AT1, AT2, AT3). Ba biến này đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3, hệ số
Cronbach Alpha là 0.887 > 0.6 thỏa điều kiện nên thang đo thành phần này
đảm bảo đạt yêu cầu. Tất cả các biến quan sát được đưa vào phân tích nhân tố
tiếp theo.
Thang đo thành phần “Tiền lương và phúc lợi” gồm có 5 biến quan sát (TL1, TL2, TL3, TL4, TL5). Năm biến này đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 và hệ số Cronbach Alpha là 0.881 > 0.6 thỏa điều kiện nên thang
đo thành phần này đảm bảo đạt yêu cầu. Tất cả các biến quan sát được đưa vào phân tích nhân tố tiếp theo.
Thang đo thành phần “Đào tạo và thăng tiến” gồm có 3 biến quan sát (DT1, DT2, DT3). Trong đó 2 biến DT1 và DT3 có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 nên được chấp nhận, biến DT2 có hệ số tương quan biến tổng là 0.220 < 0.3 do đó loại bỏ biến quan sát này. Hệ số Cronbach Alpha là 0.614 > 0.6 nên thang đo thành phần đảm bảo đạt yêu cầu. Đồng thời, tiến hành đánh giá lại thang đo sau khi loại bỏ biến DT2 có kết quả hệ số
Cronbach Alpha là 0.784 > 0.6 và các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3. Vì vậy 2 biến DT1 và DT3 được đưa vào phân tích nhân tố tiếp theo.
Thang đo thành phần “Sự hỗ trợ của cấp trên” gồm có 4 biến quan sát (CT1, CT2, CT3, CT4). Cả bốn biến quan sát này đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 và hệ số Cronbach Alpha là 0.799 > 0.6 nên thang đo