Một số giải pháp về sự hỗ trợ của cấp trên

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ làm việc của người lao động tại công ty cổ phần dệt may hoà thọ đông hà (Trang 108 - 109)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

4.2.5. Một số giải pháp về sự hỗ trợ của cấp trên

Qua kết quả phương trình hồi quy, nhân tố “sự hỗ trợ của cấp trên” là nhân tố có mức ảnh hưởng đến động cơ làm việc của người lao động yếu nhất trong các nhân tố. Cấp trên là người hoạch định những chính sách và chiến lược kinh doanh của công ty, một tổ chức có bộ phận lãnh đạo hiệu quả và thân thiện sẽ tạo được không khí làm việc hăng hái và hiệu quả. Trong nghiên cứu, đánh giá về động cơ của người lao động đối với nhân tố này ở mức điểm trung bình khá (giá trị mean = 3.1972), đa số nhân viên đánh giá các tiêu chí ở

mức độ đồng ý. Do đó, công ty cần phải phát huy và cải tiến nhân tố này hơn nữa để làm tăng động cơ làm việc của nhân viên. Một số giải pháp được đưa ra như sau:

- Tiêu chí “Cấp trên có năng lực điều hành tốt” chỉ được người lao

động đánh giá ở mức điểm 2.95 là tương đối thấp chứng tỏ họ chưa cảm nhận tốt về năng lực của cấp trên. Do đó, khi tuyển người ở vị trí lãnh đạo công ty cần chú trọng đến trình độ cũng như năng lực phù hợp với vị trí tuyển dụng.

Đồng thời, những người hiện nay đang đứng trong bộ phận lãnh đạo cần chú ý trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ. Khi thực sự được người lao động đánh giá tốt về khả năng thì khi đó mới có uy tín để người đầu tàu thực hiện hoàn thành công việc. Ngoài ra, bộ phận cấp trên cũng cần thẳng thắn tiếp thu, ghi nhận ý kiến đóng góp của nhân viên dù đó là tích cực hay tiêu cực. Một khi ý kiến của người lao động được ghi nhận thì họ cảm thấy được tôn trọng và có suy nghĩ tích cực hơn với cấp trên của mình.

- Để nâng cao động cơ làm việc đối với tiêu chí “Người lao động nhận

được nhiều sự hỗ trợ của cấp trên để giải quyết công việc” bộ phận lãnh đạo cần chú ý quan tâm đến nhân viên nhiều hơn, cần giúp đỡ khi họ gặp khó

98

khăn trong công việc hay cuộc sống từ đó có thể tạo mối gắn kết giữa cấp trên và nhân viên. Ngoài ra, cần nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của nhân viên thông qua các cuộc trò chuyện trong thời gian giải lao, các bữa ăn trưa hay các hoạt động ngoài trời do công ty tổ chức khi đó mới biết được sở thích và sở trường cũng như điểm mạnh và điểm yếu của từng người. Qua đó có thể

căn cứ để bố trí công việc hợp lý hơn, hạn chế được những khó khăn rào cản trong công việc cho mỗi người lao động.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ làm việc của người lao động tại công ty cổ phần dệt may hoà thọ đông hà (Trang 108 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)