Thảo luận nhóm tập trung

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với siêu thị CO OPMART thành phố tam kỳ, tỉnh quảng nam (Trang 55 - 56)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.4.1. Thảo luận nhóm tập trung

Nghiên cứu sơ bộ sẽ đƣợc tiến hành thông qua thảo luận nhóm gồm 15 khách hàng có độ tuổi từ 16 tuổi trở lên và thƣờng xuyên sử dụng dịch vụ của siêu thị Co.opmart Tam Kỳ. Ngƣời điều khiển cuộc thảo luận là tác giả,

ra với đầy đủ các độ tuổi, ngành nghề khách nhau và quan trọng hơn, họ là những ngƣời thƣờng xuyên đến mua sắm tại siêu thị Co.opmart Tam Kỳ. Thông qua việc thảo luận sẽ tiến hành điều chỉnh thang đo đã đề xuất, thêm vào hoặc bớt đi các biến quan sát đồng thời có thể điều chỉnh các biến độc lập của mô hình.

Tác giả tiến hành 3 cuộc phỏng vấn cho 3 nhóm, mỗi nhóm gồm 5 ngƣời với thành phần nhƣ sau:

- Nhóm 1: gồm các học sinh, sinh viên từ 16 tuổi trở lên, họ là những học sinh lớp 11, 12 của trƣờng Trung học phổ thông Trần Cao Vân và sinh viên trƣờng Đại học Quảng Nam tại thành phố Tam Kỳ.

- Nhóm 2: gồm những ngƣời buôn bán và nội trợ.

- Nhóm 3: gồm công chức nhà nƣớc, công nhân và nhân viên văn phòng. Kết quả cuộc thảo luận nhóm: phần lớn nhóm 1 đồng ý với các yếu tố mà tác giả đƣa ra, trong khi nhóm 2 và nhóm 3 có cùng thắc mắc ở biến quan sát “VL2: Siêu thị này có khu vực công cộng sạch sẽ, hấp dẫn và thuận tiện (nhà vệ sinh, phòng thử đồ…)” còn khá chung chung, nên tách ra cụ thể để ngƣời trả lời dễ đánh giá hơn.

Do đó, tác giả quyết định tách biến VL2 thành 3 biến quan sát nhƣ sau: - Siêu thị này có khu vực công cộng sạch, hấp dẫn.

- Siêu thị này có nhà vệ sinh sạch sẽ. - Siêu thị này có phòng thử đồ thuận tiện.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với siêu thị CO OPMART thành phố tam kỳ, tỉnh quảng nam (Trang 55 - 56)