NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện eahleo, tỉnh đăk lăk (Trang 38)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3. NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

1.3.1. Nhân tố điều kiện tự nhiên

Đối tƣợng của SXNN là sinh vật nên có sự gắn bó chặt chẽ với các điều kiện tự nhiên. Đây đƣợc xem là nhân tố chính quyết định đến chất lƣợng và đặc điểm của nông sản đƣợc sản xuất ra tại mỗi vùng, miền tự nhiên của phân công lao động xã hội trong nông nghiệp. Các tác động của nền nông nghiệp hàng hoá chỉ thực sự có ý nghĩa khi các tác động đó thích ứng với các điều

kiện tự nhiên và nhu cầu sinh trƣởng phát triển các loại cây trồng.

a. Điều kiện đất đai

Đất đai là cơ sở tự nhiên, là tiền đề của mọi quá trình sản xuất. Các tiêu thức của đất đai cần đƣợc phân tích, đánh giá về mức độ thuận lợi hay khó khăn cho PTNN là tổng diện tích đất tự nhiên, đất nông nghiệp, đặc điểm về chất đất (nguồn gốc đất, hàm lƣợng chất dinh dƣỡng có trong đất, khả năng mà cây trồng các loại có thể sử dụng các chất dinh dƣỡng đó, độ PH của đất…); đặc điểm về địa hình, về độ cao của đất đai. Điểm cơ bản cần lƣu ý khi đánh giá mức độ thuận lợi hay khó khăn của đất đai là phải gắn với từng loại cây trồng cụ thể. Rất có thể một đặc điểm nào đó của đất đai khó khăn cho phát triển loại cây trồng này, nhƣng lại thuận lợi cho phát triển loại cây khác. Đồng thời cũng cần xem xét trong từng thời vụ cụ thể của năm về ảnh hƣởng của đất đai đối với sản xuất một loại cây trồng nhất định.

b. Điều kiện khí hậu

Điều kiện khí hậu, thời tiết làm sản xuất nông nghiệp mang tính mùa vụ rất lớn. Những thông số cơ bản của khí hậu nhƣ nhiệt độ bình quân hàng năm, hàng tháng; nhiệt độ cao nhất, thấp nhất hàng năm, hàng tháng; lƣợng mƣa bình quân cao nhất, thấp nhất trong thời kỳ quan trắc; độ ẩm không khí; thời gian chiếu sáng, cƣờng độ chiếu sáng; chế độ gió; những hiện tƣợng đặc biệt của khí hậu nhƣ sƣơng muối, mƣa đá, tuyết rơi, sƣơng mù…đều phải đƣợc phân tích, đánh giá về mức độ ảnh hƣởng đến phát triển của từng loại cây trồng và con vật nuôi cụ thể.

c. Nguồn nước

Các kết quả nghiên cứu gần đấy, trên thế giới 70% nƣớc đƣợc dùng trong sản xuất nông nghiệp, tại Việt Nam 90% lƣợng nƣớc chủ yếu dùng cho thủy lợi. Nƣớc cung cấp cho nông nghiệp bao gồm cả nƣớc mặt và nƣớc ngầm, hoặc khả năng đƣa nƣớc từ nơi khác đến vùng sản xuất mà chúng ta

đang xem xét.

Tóm lại, các nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên đƣợc xem nhƣ cơ sở tự nhiên của phân công lao động trong nông nghiệp. Sự PTNN và chuyên môn hóa theo vùng cho đến thời đại ngày nay, đều xuất phát từ sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, trong đó chủ yếu là sự khác biệt về khí hậu và nguồn nƣớc. Chuyên môn hóa giữa vùng này và vùng khác trong một quốc gia, hoặc giữa quốc gia này với quốc gia khác trên phạm vi thế giới, cơ bản cũng xuất phát từ sự khác biệt của điều kiện tự nhiên.

1.3.2. Nhân tố điều kiện xã hội

Nhân tố điều kiện xã hội có ảnh hƣởng đến sản xuất và phát triển nông nghiệp có thể đƣợc xem là các nhân tố liên quan đến dân tộc, dân số, truyền thống, dân trí.

a. Dân tộc

Dân tộc là cộng đồng những ngƣời cùng chung một lịch sử (lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc), nói chung một ngôn ngữ, sống chung trên một lãnh thổ, có chung một nền văn hoá, hiểu theo nghĩa rộng nhất của từ này là tổng hợp các giá trị vật chất và tinh thần do con ngƣời sáng tạo ra, tiêu biểu cho trình độ văn minh đã đạt đƣợc [24]. Dân tộc cƣ trú ở những vùng khác nhau sẽ có nền văn minh nông nghiệp khác nhau. Dân tộc cƣ trú ở vùng đồng bằng có trình độ, tập quán tiến bộ hơn so với dân tộc cƣ trú ở vùng miền núi về trình độ SXNN. Trong cùng một vùng nếu có nhiều dân tộc sinh sống, các dân tộc đó cũng có trình độ và tập quán sản xuất nông nghiệp khác nhau.

b. Dân số

Dân số là tập hợp của những con ngƣời đang sống ở một vùng địa lý hoặc một không gian nhất định, thƣờng đƣợc đo bằng một cuộc điều tra dân số. Trong động lực học về dân số, kích cỡ dân số, độ tuổi và cấu trúc giới tính, tỷ lệ tăng dân số và sự phát triển dân số cùng với điều kiện kinh tế - xã

hội sẽ có ảnh hƣởng đến chất lƣợng của nguồn nhân lực.

Ở vùng nông thôn quy mô dân số lớn, tốc độ tăng tự nhiên và mật độ dân số cao thì chất lƣợng dân số sẽ thấp, lực lƣợng lao động có chất lƣợng kém, nên nguồn lực về lao động cho các ngành kinh tế hạn chế, trong đó có nông nghiệp.

c. Truyền thống

Truyền thống ảnh hƣởng lớn đến quá trình sản xuất, truyền thống tốt đẹp góp phần tích cực phát triển sản xuất, xây dựng xã hội mới, con ngƣời mới. Trong nông nghiệp nếu truyền thống sản xuất lạc hậu sẽ kìm hãm nông nghiệp phát triển, vì sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình áp dụng công nghệ, kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất...

d. Dân trí

Dân trí là trình độ văn hóa chung của xã hội, hoặc đơn giản hơn là trình độ học vấn trung bình của ngƣời dân, bao nhiêu phần trăm biết đọc biết viết, bao nhiêu phần trăm có trình độ học vấn cao. Những nơi còn nghèo, có GDP thấp thƣờng bị xem nguyên nhân dân trí thấp. Vì dân trí thấp cho nên xã hội không thể phát triển tốt. Trình độ dân trí có ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng nguồn nhân lực. Đa số lao động nông nghiệp ở nông thôn thƣờng có trình độ dân trí thấp hơn so với lao động các ngành khác, nên quá trình áp dụng công nghệ, kỹ thuật vào nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn. Khi trình độ dân trí đƣợc nâng lên sẽ thuận lợi trong thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu và thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá sản xuất nông nghiệp.

1.3.3. Nhân tố điều kiện kinh tế

Trong nông nghiệp, các nhân tố thuộc về điều kiện kinh tế đảm bảo tăng trƣởng nông nghiệp chính là tình trạng nền kinh tế, thị trƣờng các yếu tố đầu vào và thị trƣờng tiêu thụ nông sản, chính sách về nông nghiệp, phát triển kết cấu cơ sở hạ tầng nông nghiệp và nông thôn.

a. Tình trạng nền kinh tế

Bất kỳ một nền kinh tế nào cũng có tính chu kỳ, ở trong mỗi giai đoạn nhất định, tốc độ tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế luôn có những thay đổi sẽ làm ảnh hƣởng đến tốc độ tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu sản xuất của các ngành, trong đó có nông nghiệp. Quá trình tăng trƣởng và phát triển của nền kinh tế trong hiện tại cũng có ảnh hƣởng đến triển vọng phát triển các ngành của nền kinh tế trong tƣơng lai nên PTNN trong tƣơng lai cũng sẽ chịu tác động trong quá trình đó.

b. Thị trường

Trong nông nghiệp, thị trƣờng đảm bảo cho quá trình PTNN là thị trƣờng các yếu tố đầu vào và thị trƣờng tiêu thụ nông sản.

Thị trường các yếu tố đầu vào của SXNN nhƣ thị trƣờng vốn, thiết bị và vật tƣ nông nghiệp, quyền sử dụng đất, khoa học và công nghệ. Khi nền kinh tế nông nghiệp hàng hóa phát triển đòi hỏi phải phát triển các thị trƣờng yếu tố đầu vào. Tuy nhiên, do năng lực kinh tế và trình độ quản lý, mà nông hộ khó có thể thâm nhập về phía “trƣớc” hoặc phía “sau” trên chuỗi sản xuất nông sản. Vì vậy, nhà nƣớc phải có các thể chế để phát triển hiệu quả thị trƣờng yếu tố đầu vào nhằm giảm chi phí sản xuất, nhƣng đồng thời nhà nƣớc phải kiểm soát thị trƣờng này để giảm thiểu những rủi ro đối với quá trình sản xuất.

Thị trường tiêu thụ nông sản thƣờng phụ thuộc vào mối quan hệ cung cầu về nông sản. Cung cầu trong nông nghiệp tạo ra cơ chế hình thành giá cả nông sản và thúc đẩy việc mua bán nông sản phù hợp với các quy luật của thị trƣờng. Cầu về nông sản là cầu cho tiêu dùng trực tiếp, cầu cho chế biến và cầu cho sản xuất trực tiếp nông nghiệp. Cung về nông sản không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, xuất khẩu mà còn cho dự trữ.

góp phần chuyển dịch cơ cấu trong SXNN. Quy luật cung cầu tạo ra cơ chế hình thành giá cả nông sản và thúc đẩy việc mua bán nông sản phù hợp với các quy luật của thị trƣờng.

Ở các nƣớc có nông nghiệp sản xuất nông sản thừa đáp ứng cho xuất khẩu thì nông dân có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu thị trƣờng nông sản về mặt chất lƣợng và số lƣợng. Tuy nhiên, giữa cung và cầu nông sản có những đặc điểm riêng của nó, cầu nông sản đòi hỏi luôn có sẵn, liên tục, khối lƣợng lớn và thực phẩm an toàn; còn cung nông sản luôn có đặc tính không ổn định, theo mùa vụ và không liên tục. Vì vậy, giá cả nông sản luôn dao động với biên độ lớn, gây nhiều tổn thất đối với vụ mùa và thu nhập của ngƣời nông dân, ngay cả lúc ngƣời nông dân đƣợc mùa vụ [17, tr.24]

Khi tiếp cận SXNN theo cung hay theo cầu đều đem lại những khiếm khuyết bởi sự liên kết giữa sản xuất của ngƣời nông dân và thị trƣờng luôn có khoảng cách lớn. Để đảm bảo cân đối giữa cung và cầu trong SXNN nên phải phát triển các ngành hàng nông sản làm cầu nối giữa nông dân và thị trƣờng, giảm đƣợc những tổn thất mà nông dân phải gánh chịu do sự biến động giá cả nông sản theo vụ mùa.

c. Các chính sách về nông nghiệp

Chính sách nông nghiệp đƣợc xem là tổng thể các biện pháp kinh tế và các biện pháp khác của Nhà nƣớc từ Trung ƣơng đến địa phƣơng tác động đến nông nghiệp và các ngành, các lĩnh vực có liên quan đến nông nghiệp nhằm đạt đƣợc những mục tiêu nhất định với những điều kiện thực hiện nhất định và trong một thời hạn xác định [10, tr.12]. Tùy cách tiếp cận có thể phân loại các chính sách kinh tế trong nông nghiệp theo những tiêu thức khác nhau.

- Theo nội dung, có thể phân loại các chính sách theo cách gọi tên cụ thể nhƣ chính sách đầu tƣ vốn, chính sách tín dụng, chính sách ruộng đất...

nghiệp thuộc lĩnh vực tài chính (thuế, đầu tƣ, trợ cấp sản xuất...); lĩnh vực tiền tệ (giá cả, lãi suất...lĩnh vực xuất, nhập khẩu (chính sách thuế, hạn ngạch, tỷ giá hối đoái...).

- Theo quan hệ của chính sách đối với quá trình sản xuất, có thể phân thành các chính sách đầu vào (đầu tƣ, vật tƣ, trợ giá, khuyến nông...); các chính sách đầu ra (thị trƣờng và giá cả, chính sách xuất khẩu...); các chính sách về tổ chức quá trình sản xuất (chính sách đổi mới cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, chính sách đổi mới cơ cấu quản lý...).

Trong nền kinh tế thị trƣờng, mỗi chính sách mà Nhà nƣớc sử dụng đều nhằm tác động vào phía cung hay phía cầu thị trƣờng, nhƣng cũng có chính sách có thể tác động lên cả hai phía. Một chính sách đƣợc sử dụng để tác động lên phía cung thì phải có các biện pháp hạn chế phản ứng phụ lên phía cầu. Vì vậy, một chính sách đƣợc ban hành cần xác định rõ nó là chính sách gì để có thể tạo ra cơ chế phối hợp giữa các chính sách.

d. Phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn

Cơ sở hạ tầng nông thôn gồm đƣờng bộ, đƣờng thủy; hệ thống tƣới tiêu, hệ thống cấp thoát nƣớc; cầu cảng; hệ thống điện, thông tin liên lạc...Cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn là nhân tố ngoại sinh của PTNN, nhƣng có vai trò thúc đẩy nâng cao khả năng cạnh tranh và lợi thế so sánh của nông sản đƣợc sản xuất và tiêu thụ. Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ NN, nông thôn gồm giao thông, thủy lợi và thông tin liên lạc sẽ làm giảm chi phí trong sản xuất và tiêu thụ nông sản; xây dựng hoàn thiện hệ thống cấp thoát nƣớc, cấp điện góp phần nâng cao đƣợc chất lƣợng cuộc sống tại nông thôn, tăng nhanh năng suất NN. Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn trở thành chính sách quan trọng tại các nƣớc đặc biệt là các nƣớc đang phát triển nhằm thúc đẩy tăng trƣởng nông nghiệp, xóa dần khoảng cách nông thôn và thành thị, thúc đẩy lƣu thông nông sản hàng hóa đƣa nông nghiệp phát triển nhanh hơn.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN EAH’LEO, TỈNH ĐĂK LĂK THỜI GIAN QUA

2.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA HUYỆN EAH’LEO ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu

- Vị trí địa lý

Huyện Ea H’Leo là huyện vùng cao Tây nguyên nằm ở phía Bắc tỉnh Đăk Lăk, cách thành phố Buôn Ma Thuột 82 km. Nằm trong khoảng toạ độ địa lý từ 13002’56” đến 13025’04” vĩ độ Bắc, từ 107057’10” đến 108027’43” kinh độ Đông; Ranh giới phía Bắc tiếp giáp huyện Chƣ Pƣh, thị xã Ayun Pa tỉnh Gia Lai, phía Nam giáp huyện Krông Buk, huyện KRông Năng, phía Đông giáp thị xã Ayun Pa, huyện Krông pa tỉnh Gia Lai, phía Tây giáp Huyện Cƣ Mgar và Huyện Ea Súp[13, tr.6].

- Địa hình

Do kiến tạo địa chất nên địa hình huyên EaH’leo thoải, bị chia cắt bởi nhiều khe núi, độ cao trung bình từ 400 – 700m và có nhiều kiểu địa hình.

- Địa hình núi cao: phân bố về phía Bắc và trung tâm huyện, thuộc các xã EaHiao, EaSol, EaH’leo, Cƣ Mốt dạng địa hình này bị chia cắt mạnh, độ dốc trên 250, nền địa hình này rất thích hợp cho phát triển trồng rừng.

- Địa hình núi thấp lƣợn sóng: Dạng địa hình này phân bố ở khu vực phía Nam huyện và vtrung tâm huyên, có nhiều sƣờn dốc đƣợc che phủ bởi thảm thực vật tự nhiên.

- Đại hình thung lũng: Hình thành do quá trình trầm tích, lắng đọng vật chất nên những cánh đồng có diện tích nhỏ, chạy dọc theo các suối EaH’leo, suối EaSol, suối EaWy...

- Địa hình thấp lƣợn sóng tƣơng đối bằng phẳng: Phân bố tập trung ở phía Đông của Huyện[13, tr.6].

- Khí hậu

Huyện EaH’leo nằm trong vùng cao nguyên trung phần có độ cao từ 450 – 850 m so với mặt nƣớc biển, chịu ảnh hƣởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm, có xen kẽ khí hậu thung lũng, mỗi năm có hai mùa rõ rệt là mùa mƣa và mùa khô: mùa mƣa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11, tập trung 85% lƣợng mƣa hàng năm; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lƣợng mƣa không đáng kể.

- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ bình quân trong năm 21 – 270C, nhiệt độ cao nhất trung bình hàng năm 36,60C, nhiệt độ thấp nhất trung bình hàng năm 11,50C; tháng có nhiệt độ bình quân cao nhất là tháng 4; tháng có nhiệt độ bình quân thấp nhất nhất là tháng 12; bình quân giờ chiếu sáng/năm từ 1.600 – 2.300 giờ.

- Chế độ ẩm: Lƣợng mƣa bình quân hàng năm từ 1.500 – 1.608,81 mm; lƣợng mƣa trung bình cao nhất là 3.000 mm; độ ẩm trung bình hàng năm 85%; độ bốc hơi mùa khô từ 14,6 – 15,7 mm/ngày; độ bốc hơi mùa mwamtwf 1,5 – 1,7 mm/ngày.

- chế độ gió: Hƣớng gió thịnh mùa mƣa là gió Tây Nam, gió nhẹ, tốc độ gió từ 1,8 – 3,0 m/s. Hƣớng gió thịnh mùa khô là gió Đông Bắc với tốc độ gió từ 2,8 – 3,8 m/s [13, tr7].

b. Tài nguyên thiên nhiên - Tài nguyên đất

Năm 2013 thì toàn huyện có 133.512 ha đất tự nhiên. Trong đó: Đất

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện eahleo, tỉnh đăk lăk (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)