6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu:
2.2.5. Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ
Có thể chia rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng Ngoại thƣơng ĐắkLắk thành 2 loại chính: rủi ro do giả mạo và rủi ro kỹ thuật.
a. Rủi ro giả mạo
Giả mạo trong lĩnh vực phát hành
Trong năm 2010 Vietcombank Việt Nam đã xử lý 48 vụ giả mạo, 2011 là 60 vụ đến năm 2012 xử lý 51 giao dịch giả mạo với số tiền giảm đáng kể trong năm 2012. Trong các năm gần đây không phát sinh tổn thất liên quan đến thẻ nội địa. So với cả năm 2011 với giá trị giao dịch giả mạo thẻ quốc tế là 506 triệu đồng, cho thấy tổn thất do giao dịch giả mạo không tăng lên cho dù số lƣợng thẻ phát hành và doanh số chi tiêu của chủ thẻ gia tăng. Tuy nhiên, tại Đắk Lắk chƣa phát hiện vụ giả mạo nào làm ảnh hƣởng tổn thất đến doanh thu của ngân hàng.
Đối với Vietcombank VN thì các rủi ro trong giả mạo thẻ chủ yếu là các giao dịch do thẻ bị làm giả do trộm thông tin, mặc dù Vietcombank đã áp dụng chuẩn EMV trong phát hành thẻ và đã hạn chế đƣợc rất nhiều rủi ro từ thẻ từ.
Trƣớc sự gia tăng các giao dịch giả mạo thẻ do ngân hàng phát hành, phòng Quản lý rủi ro trực thuộc phòng Quản lý Thẻ hàng ngày tổ chức việc chấm giao dịch cấp phép nhằm phát hiện các giao dịch có dấu hiệu giả mạo, tiến hành khoá thẻ và phát hành thay thế thẻ miễn phí cho các chủ thẻ đi đến các thị trƣờng có tỷ lệ giả mạo thẻ cao trở về cũng nhƣ có những khuyến cáo sử dụng thẻ an toàn tƣ vấn cho khách hàng. So sánh với giả mạo thẻ của các ngân hàng thƣơng mại trong nƣớc phát hành thì giả mạo thẻ của VietcombankVN chiếm trung bình khoảng 36% giá trị giả mạo. Tuy nhiên so sánh với doanh số sử dụng thẻ của Vietcombank phát hành thì tỷ lệ giả mạo/ doanh số thanh toán thẻ của Vietcombank toàn quốc rất thấp: 0,115% năm 2011 và 0,078% năm 2012, thể hiện hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng Ngoại thƣơng đang đạt hiệu quả đáng khích lệ.
Việc nghiên cứu và đề xuất các biện pháp phòng chống giả mạo thẻ là nhiệm vụ hàng đầu trong hoạt động quản lý rủi ro tại ngân hàng trong thời
gian tới. Nguyên nhân chính dẫn đến thẻ phát hành bị làm giả là do thẻ bị đọc trộm thông tin (skiiming) trong quá trình chủ thẻ chi tiêu. Cho tới nay rất ít trƣờng hợp nào chủ thẻ VCB bị skimming khi thanh toán tại thị trƣờng Việt Nam mà tất cả đều phát sinh khi chủ thẻ chi tiêu tại nƣớc ngoài. Do thẻ thanh toán còn tƣơng đối mới với chủ thẻ Việt Nam nên chủ thẻ không phát hiện đƣợc thủ đoạn skimming thẻ, do đó hoàn toàn không nghi ngờ ĐVCNT. Chỉ đến khi phát sinh các giao dịch thanh toán giả mạo truyền về, lên sao kê, chủ thẻ mới nhận ra và thông báo cho ngân hàng thì đã muộn. Thông thƣờng sau khi đánh cắp đƣợc thông tin thẻ, các tổ chức tội phạm thẻ sẽ tiến hành làm thẻ giả và đem thanh toán, chủ yếu tại thị trƣờng Mỹ, Nhật Bản và các thị trƣờng thẻ mới phát triển, là nơi tập trung tội phạm thẻ hoạt động có tổ chức, có hệ thống bán hàng tự động phát triển hoặc hoạt động quản lý thanh toán thẻ còn lỏng lẻo. Nhận thức nguyên nhân này, nhƣ đã nói ở trên, Vietcombank đã tiến hành xác minh giao dịch hàng ngày của các giao dịch phát sinh tại các thị trƣờng và địa điểm bán hàng có nhiều rủi ro.
Giả mạo trong lĩnh vực thanh toán
Về mặt thanh toán thẻ, đã có nhiều dấu hiệu cho thấy Việt Nam đang đƣợc các tổ chức tội phạm thẻ trong khu vực nhắm tới nhƣ một thị trƣờng điểm đến, nơi thẻ giả mạo làm từ các nƣớc khác đƣợc tội phạm đƣa vào sử dụng tại thị trƣờng Việt Nam. Cùng với sự cảnh báo kịp thời từ các Tổ chức thẻ quốc tế, Vietcombank đã tăng cƣờng công tác giám sát hoạt động của các ĐVCNT, kết quả là đã phối hợp đƣợc với công an bắt đƣợc một số tội phạm giả mạo thẻ tại Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Trong năm 2013 giao dịch giả mạo tại các ĐVCNT với tổng số tiền 1.290,8 USD. Trong hoạt động thanh toán thẻ, Vietcombank đã áp dụng chuẩn EMV đối với các đơn vị POS và áp dụng xác thực 3D đối với các đơn vị trực tuyến theo quy định của các TCTQT, khi ĐVCTN hoạt động bình
thƣờng, tuân thủ về quy định chấp nhận thẻ, có cung cấp hàng hóa dịch vụ, tổn thất liên quan đến các giao dịch giả mạo này do các NHPH phải chịu. Tuy nhiên đầu năm nay đã xảy ra nhiều ĐVCNT thông đồng với tội phạm, vi phạm quy định chấp nhận thẻ dẫn dến rủi ro cho Vietcombank.
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động thẻ
Biểu đồ 2.4: Các loại hình giả mạo
Trong các loại hình giả mạo nhiều nhất là giả mạo do thẻ giả cho tiêu tại các ĐVCNT chiếm 60.64%, sau đó là giao dịch giả mạo thông qua các giao dịch điện tử chiếm 31,29%, thẻ bị mất cắp chiếm 6,85% còn lại là các giao dịch giả mạo khác chiếm 1,22%.
Tỷ lệ giả mạo thanh toán thẻ tại VCB so với cả thị truờng thẻ Việt Nam liên tục giảm trong thời gian gần đây. Nếu nhƣ vào năm 2011, giả mạo thẻ tại VCB chiếm hơn 50% giá trị giao dịch thanh toán thẻ giả mạo tại thị trƣờng Việt Nam thì đến cùng kỳ năm 2012 tỷ lệ này chỉ còn chiếm 36%. 36% tỷ lệ giả mạo so với tổng giá trị giả mạo tại thị trƣờng Việt Nam là một con số không nhỏ nhƣng nếu so sánh với hơn 50% tổng doanh số thẻ tại thị trƣờng Việt Nam của VCB thì mới thấy sự cố gắng cũng nhƣ những chuyển biến tích cực trong hoạt động quản lý rủi ro của Vietcombank.
6.850%
60.640% 31.290%
1.220%
Thẻ bị mất cắp Chi tiêu tại ĐVCNT
Giao dịch điện tử
b. Rủi ro kỹ thuật
Trong quá trình vận hành cũng đã xuất hiện trƣờng hợp lỗi chƣơng trình thanh toán dẫm đến báo có không chính xác cho ĐVCNT hoặc khách hàng. Tuy ngân hàng đã phát hiện kịp thời và nhanh chóng khắc phục nhƣng điều đó cũng ảnh hƣởng rất lớn đến uy tín của ngân hàng cũng nhƣ những tổn thất không thể tránh khỏi khi sự cố xảy ra. Hầu nhƣ khi có sự cố kỹ thuật xảy ra bao giờ cũng kéo theo những tổn thất rất lớn về tiền của cũng nhƣ thời gian khắc phục vì sự cố này ảnh hƣởng trực tiếp đến toàn bộ hệ thống kinh doanh thẻ của Ngân hàng Ngoại thƣơng nói riêng và mạng lƣới thanh toán thẻ toàn cầu nói chung.