7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.3.1. Khái niệm và đặc điểm của việc kiểm soát rủi ro tín dụng trong
CỦA NHTM
1.3.1. Khái niệm và đặc điểm của việc kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng trong cho vay tiêu dùng
a. Khái niệm
Trong thời gian trƣớc đây, có khá nhiều ngân hàng ở Việt Nam vẫn xem nhẹ việc kiểm soát RRTD, xem đây chỉ là hoạt động hỗ trợ trong tổng thể hoạt động của ngân hàng. Thực sự đây là một quan điểm sai lầm đã đƣợc minh chứng qua cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua, khi các NHTM coi nhẹ công tác kiểm soát RRTD sẽ dẫn đến những hậu quả rất lớn.
Hiện nay, công tác kiểm soát RRTD đã đƣợc đánh giá là một phần gắn kết với các hoạt động của NHTM khi đặt những kế hoạch, chiến lƣợc kinh doanh hay là các mục tiêu tăng trƣởng. Bởi NHTM đó cần xác định đƣợc những rủi ro của mình, mức giới hạn rủi ro mà bản thân NHTM sẵn sàng chấp nhận, để từ đó đề ra những biện pháp giảm thiểu rủi ro và bảo vệ tài sản của mình.
Chính vì vậy, hoạt động kiểm soát RRTD trong cho vay tiêu dùng của NHTM chính là các biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế những tổn thất có thể xảy ra trong tƣơng lai khi NHTM biết cách cân bằng giữa mục tiêu lợi nhuận và an toàn trong hoạt động tín dụng.
Nhƣ vậy, kiểm soát RRTD là quá trình ngân hàng vận dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lƣợc và các chƣơng trình hoạt động để ngăn ngừa, né tránh, phân tán, giảm thiểu, trung hoà, chuyển giao nhằm giới hạn mức độ thiệt hại tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra.
b. Đặc điểm của kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng:
- Kiểm soát rủi ro tín dụng đƣợc thực hiện thƣờng xuyên và xuyên suốt trƣớc, trong và sau khi cho vay: Nhằm hạn chế tối thiểu các rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng, yêu cầu quan trọng nhất là CBTD cần phải kiểm soát thƣờng xuyên và liên tục trong toàn bộ quá trình vay vốn của khách hàng nhằm đảm bảo khả năng thu hồi vốn. CBTD nhất thiết phải thực hiện đầy đủ, thƣờng xuyên một cách chặt chẽ các giai đoạn trƣớc, trong và sau khi cho vay.
+ Kiểm tra, kiểm soát trƣớc khi cho vay: Nắm rõ các thông tin liên quan đến khách hàng tiêu dùng làm cơ sở cho việc thẩm định và quyết định cho vay.
+ Kiểm tra, kiểm soát trong khi cho vay: Giúp cho chi nhánh cho vay đúng đối tƣợng, kiểm chứng đƣợc nhu cầu vay của hộ tiêu dùng. Việc kiểm chứng này thực hiện thông qua kiểm tra chứng từ giải ngân.
+ Kiểm tra, kiểm soát sau khi cho vay: Nhằm biết chắc rằng vốn vay đƣợc sử dụng đúng mục đích và đánh giá đƣợc hiệu quả thực hiện phƣơng án kinh doanh, khả năng trả nợ của hộ vay tiêu dùng.
- Trong kiểm soát rủi ro tín dụng, ngân hàng cần xem xét lựa chọn mục tiêu kiểm soát rủi ro trong quan hệ với mục tiêu tăng trƣởng cho vay và các
mục tiêu khác: trong kiểm soát RRTD ngân hàng cần xem xét đến mục tiêu cụ thể của mình trong từng giai đoạn để đƣa ra những chiến lƣợc và chính sách cho vay phù hợp. Cần phải xem xét trong từng giai đoạn, nếu ngân hàng đang cần tăng trƣởng tín dụng thì cần phải nới lỏng kiểm soát rủi ro để phục vụ cho mục tiêu tăng trƣởng, ngƣợc lại nếu ngân hàng đang hƣớng tới mục tiêu nâng cao chất lƣơng tín dụng, giảm thiểu nợ xấu thì cần phải thắt chặt kiểm soát RRTD. Nói tóm lại, đây là một bài toán đòi hỏi các ngân hàng phải có sự tính toán cẩn thận, chấp nhận đánh đổi sao cho phù hợp và nằm trong khả năng chịu đựng của ngân hàng.
So với doanh nghiệp thì việc thu thập thông tin của khách hàng CVTD khó hơn nhiều, khó kiểm soát mục đích sử dụng vốn thật sự nên dễ phát sinh rủi ro tín dụng trong tƣơng lai.
Đối tƣợng của cho vay tiêu dùng là cá nhân và hộ gia đình và quy mô món vay thƣờng nhỏ nhƣng số lƣợng món vay lại lớn nên rủi ro trong loại hình cho vay này là rất lớn. Bên cạnh đó, vì nguồn thu nhập chính của khách hàng CVTD từ lƣơng nên khả năng phòng ngừa rủi ro khó hơn doanh nghiệp bởi tiềm lực tài chính của đối tƣợng vay yếu hơn. Đồng thời, đặc thù nguồn trả nợ từ lƣơng nên trƣớc những biến động của nền kinh tế, việc làm cũng nhƣ nguồn thu nhập bị tác động dẫn đến khả năng trả nợ cũng bị ảnh hƣởng.