MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện đak tô tỉnh kon tum (Trang 83)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.3.1. Kiến nghị đối với gribank

a. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo cũng như cán bộ công nhân viên trong hệ thống ngân hàng

Agribank cần quan tâm bồi dƣỡng không chỉ những cán bộ lãnh đạo chủ chốt của các Chi nhánh mà cần phải tăng cƣờng mở rộng đào tạo kiến thức và trình độ chuyên môn cho các cán bộ có năng lực, triển vọng tại các Chi nhánh trong cùng hệ thống. Agribank có thể áp dụng nhiều hình thức đào tạo khác nhau để nâng cao trình độ cán bộ nhƣ cử cán bộ ra nƣớc ngoài học, mở các lớp

tín dụng bồi dƣỡng chuyên đề. Cung cấp đầy đủ các tài liệu văn bản pháp quy, các cẩm nang hƣớng dẫn nghiệp vụ tín dụng… cho các Chi nhánh để cán bộ các Chi nhánh tự học tập, trao dồi kiến thức, nâng cao nghiệp vụ.

b. Tăng cường công tác thông tin trong toàn hệ thống

Trung tâm thông tin tín dụng của Agribank không chỉ thu thập, phân tích lƣu trữ thông tin mà thực hiện luôn việc xếp hạng tín nhiệm đối với các khách hàng của Agribank. Bên cạnh những thông tin thu thập về doanh nghiệp, Agribank cần cung cấp thêm cho các chi nhánh những thông tin về hoạt động của ngành nhƣ lợi nhuận bình quân, những tiến bộ về công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng, chủ trƣơng chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nƣớc, tình hình hoạt động của các ngân hàng trong và ngoài hệ thống. Xây dựng mối quan hệ tốt với các ngân hàng khác và các cơ quan thông tin nhằm có thêm những thông tin cần thiết cho quá trình xét duyệt và giám sát cho vay của các chi nhánh trong hệ thống.

c. Về công nghệ

Thực hiện các báo cáo tại hệ thống Agribank luôn gặp khó khăn, chậm trễ và có thể không chính xác, đặc biệt gặp khó khăn khi triển khai các sản phẩm mới. Vì vậy hệ thống Agribank yêu cầu phải có chiến lƣợc phát triển công nghệ, phải xác định công nghệ nào là công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ về phần mềm, sau khi lựa chọn phải đƣợc tiến hành tổ chức thực hiện trên toàn hệ thống tránh tình trạng có chi nhánh đƣợc thực hiện, có chi nhánh không đƣợc thực hiện, gây lãng phí và làm giảm hiệu quả của toàn hệ thống.

3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam

a. Nâng cao chất lượng trung tâm Thông tin tín dụng

Đến nay hầu hết NHTM sử dụng dữ liệu từ CIC, để thực hiện quản trị rủi ro. Vì vậy, việc hoàn thiện hoạt động của CIC là rất cần thiết chẳng hạn

nhƣ là: Thông tin tín dụng phải bao hàm tất cả các thông tin về tình hình vay vốn của khách hàng tại các TCTD, phải có sự phân tích thông tin tổng hợp về khách hàng để lƣu ý các NHTM. Để thực hiện đƣợc những vấn đề đặt ra cho CIC bao gồm:

- CIC phải cập nhật thƣờng xuyên, liên tục những thông tin mới về khách hàng. Và chi tiết hơn những thông tin khách hàng nhƣ: phân loại khách hàng theo từng khoản nợ, đánh giá theo từng nhóm nợ của khách hàng.

- Ngoài cung cấp các thông tin tác nghiệp cho các TCTD, CIC phải đƣợc giao nhiệm vụ hỗ trợ các tổ chức, đơn vị có chức năng và nhiệm vụ phân loại, đánh giá các khoản nợ của các khách hàng của TCTD.

- Đòi hỏi khách quan đối với CIC đó là độ chuẩn xác và giá trị pháp lý của các thông tin về các loại nợ của một khách hàng vay tại nhiều TCTD. CIC quy định rõ ràng hơn việc cung cấp thông tin tín dụng từ phía các tổ chức, xử phạt đối với các TCTD cung cấp thông tin sai lệch, chậm trễ. CIC đóng vai trò liên kết thông tin của toàn bộ hệ thống thông tin trong cả nƣớc để có thể hình thành một cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin hoàn chỉnh, cập nhật đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng chung trên cả nƣớc.

- Xây dựng chƣơng trình tập huấn, đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ nhân viên của CIC, đặc biệt là đào tạo cho nhân viên biết cách sử dụng các phƣơng tiện, công cụ để phân tích, xử lý và lƣu trữ thông tin. Phối hợp với các đơn vị liên quan thƣờng xuyên tổ chức các khóa đào tạo và bồi dƣỡng kiến thức cập nhật cho bộ phận quản lý rủi ro tại các NHTM để nâng cao năng lực đánh giá, phân tích, kiểm soát rủi ro tín dụng.

b. Tăng cường công tác thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng

NHNN cần phải tăng cƣờng tổ chức thanh tra, giám sát hoạt động của các TCTD. Hàng năm lên kế hoạch và thực hiện thanh tra, kiểm tra lại tất cả

các TCTD, kiểm tra việc thực hiện các báo cáo định kỳ theo quy định của NHNN đối với các TCTD, có phản hồi bằng văn bản đối với các TCTD thực hiện không đúng thời gian và nội dung của báo cáo, thanh kiểm tra sự tuân thủ pháp luật trong hoạt động kinh doanh của các TCTD, đánh giá những nguy cơ, những tồn tại trong hoạt động, những yếu kém về tổ chức, cơ chế hoạt động của hệ thống kiểm toán nội bộ tại các TCTD. Dựa trên kết quả công tác thanh tra, giám sát, NHNN cần xây dựng các biện pháp nhằm tăng cƣờng theo dõi, giám sát hoạt động của các TCTD và để chấn chỉnh, xử lý cụ thể những trƣờng hợp sai phạm. Qua đó nâng cao tính an toàn, ổn định và cạnh tranh đúng quy định của pháp luật của các TCTD.

c. Tạo lập hệ thống pháp lý đầy đủ, đồng bộ để các TCTD thực hiện tốt

NHNN cần tạo lập hệ thống pháp lý đầy đủ để các TCTD có điều kiện hoạt động an toàn và hiệu quả. Cụ thể tổ chức xem xét, rà soát tất cả các văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động tín dụng và có biện pháp bổ sung, sửa đổi hoặc thay thế các văn bản này nhằm đảm bảo tính chặt chẽ, hợp lý, rõ ràng, không có sự chồng chéo, mâu thuẫn, xây dựng một hệ thống pháp luật minh bạch, hiệu quả và mang tính ổn định lâu.

d. Đưa ra các dự báo về tình hình kinh tế, có chính sách kinh tế vĩ mô hiệu quả

NHNN cần có chủ trƣơng, chính sách và tạo môi trƣờng để các tổ chức tín dụng kinh doanh công bằng, minh bạch. Cung cấp thông tin, dự báo tình hình biến động của nền kinh tế và xu hƣớng hoạt động của ngân hàng kịp thời để các ngân hàng hoạt động đúng hƣớng và tránh rủi ro. Đồng thời NHNN có những chính sách nhạy bén, hiệu quả để ngăn chặn suy giảm kinh tế, đảm bảo cho hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả.

3.3.3. Kiến nghị với Chính phủ

Chính phủ tạo môi trƣờng khuyến khích đầu tƣ, phát triển công nghiệp, dịch vụ, tập trung xây dựng phát triển nhanh và mạnh cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, khu chế xuất góp phần đẩy mạnh tiến độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế đất nƣớc, từ đó tạo động lực hoạt động, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Chính phủ cần kịp thời phối hợp các ngành liên quan xử lý những vấn đề pháp lý phức tạp nhƣ đăng ký giao dịch bảo đảm, quản lý đất đai, quy hoạch xây dựng, quyền sử dụng đất và những vấn đề vốn mang tính đa ngành, liên bộ có liên quan đến xử lý rủi ro tín dụng.

Chính phủ cũng cần chú trọng chủ động sự tăng cƣờng phối hợp với Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam trong việc ban hành các chế định hƣớng phù hợp nhất dẫn việc thực hiện biện pháp xử lý tồn đọng và trích lập dự phòng rủi ro, qua đó tạo khung pháp lý đồng bộ và có hiệu lực cho hoạt động phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng.

Chính phủ cần tạo điều kiện cho các công ty kinh doanh mua bán nợ. Hoạt động của công ty này sẽ giúp cho các Ngân hàng nhanh chóng thu hồi đƣợc vốn, giảm đƣợc các chi phí do việc quản lý và phát mại tài sản thế chấp gây ra bởi công việc này đã đƣợc các chuyên giá của công ty mua bán nợ đảm nhận.

KẾT UẬN CHƢƠNG 3

Trong chƣơng này tác giả cũng nêu lên một số kiến nghị đối với Chính phủ, NHNN, Hội sở Agribank Kon Tum để thúc đẩy hoạt động kinh doanh của NHTM, tạo điều kiện để Agribank Đak Tô nói riêng nâng cao chất lƣợng kiểm soát RRTD trong cho vay tiêu dùng, góp phần vào hiệu quả hoạt động kinh doanh chung của Agribank Đak Tô và của hệ thống Ngân hàng.

KẾT UẬN

Hoạt động cho vay là hoạt động đem lại lợi nhuận chính cho các Ngân hàng thƣơng mại. Ngoài ra, nó còn đóng góp vào quá trình thực thi, bình ổn chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nƣớc, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế.

Thực tế hoạt động cho vay tiêu dùng của Agribank – Huyện Đak Tô trong thời gian qua tăng trƣởng tƣơng đối cao nhƣng vẫn còn tồn tại một số mặt hạn chế, đó là hiệu quả hoạt động chƣa cao, rủi ro cho vay tiêu dùng vẫn còn tiềm ẩn. Việc tìm ra các giải pháp để kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng luôn là vấn đề rất quan trọng của Chi nhánh.

Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu, đề tài đã trình bày đƣợc những vấn đề sau:

- Trình bày cơ sở lý luận về kiểm soát rủi ro trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thƣơng mại, nội dung cơ bản của công tác kiểm soát rủi ro trong cho vay tiêu dùng.

- Trình bày và phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng của Agribank - Chi nhánh huyện Đak Tô. Từ đó, nêu những mặt đạt đƣợc, tồn tại và đƣa ra một số nguyên nhân dẫn đến những tồn tại đó.

- Trên cơ sở phân tích thực trạng đó, đƣa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh. Các gợi ý, giải pháp đề xuất trong luận văn dựa trên cơ sở lý luận cũng nhƣ tính thực tiễn trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh.

Tuy nhiên, do trình độ và thời gian còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi một số thiếu sót nhất định. Tôi rất mong đƣợc sự đóng góp ý kiến của Quý thầy, cô và bạn bè để đề tài đƣợc hoàn chỉnh hơn.

D NH ỤC TÀI IỆU TH KHẢ

[1] Agribank Chi nhánh huyện Đak Tô (2013, 2014,2015), Báo cáo tổng kết

hoạt động kinh kinh doanh, Đak Tô.

[2] TS Hồ Diệu (chủ biên) (2000), Tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản tống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.

[3] TS. Nguyễn Đăng Dờn (chủ biên) (2012), Quản trị ngân hàng thương

mại, Nhà xuất bản phương đông, Thành phố Hồ Chí Minh.

[4] NHNN Việt Nam (2013), Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

[5] Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2011), Quyết định số 1197/QĐ-NHNo-XLRR ngày 18/10/2011 Về việc ban hành Hướng dẫn sử dụng, vận hành chấm điểm xếp hạng khách hàng trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

[6] Peter S.Rose (2001), Quản trị Ngân hàng Thương mại, NXB Tài Chính, Hà Nội.

[7] Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các Tổ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện đak tô tỉnh kon tum (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)