Quan điểm về kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện đak tô tỉnh kon tum (Trang 29 - 36)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.2. Quan điểm về kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng

Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng là hoạt động mà ngân hàng đƣa ra nhằm phòng ngừa để giảm thiểu khả năng xuất hiện rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng và đƣa ra các biện pháp xử lý giảm tổn thất khi rủi ro tín dụng đã xảy ra trong CVTD. Ngân hàng không né tránh rủi ro tín dụng mà hạn chế nó ở mức chấp nhận đƣợc và hạn chế nguy cơ xảy ra tổn thất do hoạt động tín dụng tiêu dùng gây ra. Nói cách khác, kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng là quá trình mà ngân hàng sử dụng tổng hợp

những công cụ, biện pháp đa dạng nhằm phòng ngừa rủi ro tín dụng trong CVTD và đạt đƣợc mục tiêu giảm tổn thất do hậu quả bất lợi của khoản vay tiêu dùng gây nên mà vẫn bảo đảm đạt đƣợc các mục tiêu tăng trƣởng và sinh lời của ngân hàng.

1.3.3. Nội dung kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng

Xét theo phƣơng thức kiểm soát RRTD, nội dung kiểm soát RRTD đƣợc chia thành 5 phƣơng thức nhƣ sau: Né tránh rủi ro; Ngăn ngừa rủi ro; Giảm thiểu rủi ro; Chuyển giao rủi ro; Đa dạng hóa danh mục cho vay.

a. Né tránh rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng của NHTM

Né tránh RRTD là né tránh những hoạt động làm phát sinh tổn thất do khách hàng vay vốn không trả nợ đúng hạn nhƣ đã cam kết.

- Từ chối cho vay: Dựa vào hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng, NHTM sẽ từ chối cho vay đối với các khách hàng không đủ điều kiện vay vốn, không đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn cho vay của ngân hàng.

b. Ngăn ngừa rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng của NHTM

Ngăn ngừa RRTD là việc các NHTM thực hiện các hoạt động nhằm ngăn cản khả năng xảy ra RRTD trong cho vay tiêu dùng nhằm giảm thiểu tổn thất cho NH.

- Thẩm định khoản vay đúng theo quy trình và thực thi quy trình cho vay chặt chẽ, thƣờng xuyên thực hiện kiểm tra trƣớc, trong và sau cho vay: Xây dựng quy trình cho vay tƣơng ứng mức rủi ro tín dụng, thực hiện giám sát chặt chẽ và thƣờng xuyên quá trình vay vốn của khách hàng. Tăng cƣờng kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn của khách hàng tiêu dùng.

- Áp dụng các điều khoản trong nội dung hợp đồng tín dụng: ngân hàng phải soạn thảo hợp đồng tín dụng một cách cẩn trọng, đảm bảo các điều kiện pháp lý chặt chẽ, thuận lợi cho ngân hàng trong việc thu hồi nợ.

c. Giảm thiểu rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng của NHTM

Giảm thiểu RRTD là việc chủ động giảm mức độ thiệt hại cũng nhƣ tổn thất do rủi ro mang lại nếu nhƣ rủi ro xảy ra.

- Định giá các khoản vay có phần bù rủi ro: Phần bù rủi ro đƣợc áp dụng tùy theo mức độ rủi ro mà khách hàng đạt đƣợc theo hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng của NH. Lãi suất cho vay theo mức rủi ro tín dụng nhằm giúp cho NH bù rủi ro tín dụng và tạo động lực cho khách hàng vay vốn luôn phấn đầu nâng cao năng lực tài chính, trình độ quản lý để đƣợc NHTM nâng hạng tín dụng.

- Áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay: Đối với tài sản đảm bảo tiền vay cần đƣợc định giá đúng giá thị trƣờng; chọn lọc tài sản đảm bảo phải có tính thanh khoản; định kỳ NHTM phải kiểm tra, định giá lại TSĐB để tránh trƣờng hợp mất mát, xuống giá…

- Xác định hạn mức và các điều kiện cho vay phù hợp với từng khách hàng.

- Gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ: trên cơ sở đánh giá lại hoạt động kinh doanh, dòng tiền và khả năng trả nợ của khách hàng, nếu xét thấy chƣa phù hợp với thời hạn và kỳ hạn trả nợ đã thỏa thuận thì NHTM có thể gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ cho phù hợp với điều kiện thực tế của khách hàng, nhằm tạo điều kiện cho khách hàng trả nợ đúng hạn.

- Trích lập dự phòng rủi ro: Đây là hình thức đƣợc xem là tự bảo hiểm rủi ro của NHTM

d. Chuyển giao rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng của NHTM

Chuyển giao rủi ro là chuyển giao tài sản và hoạt động có rủi ro đến một ngƣời hoặc một nhóm ngƣời khác.

- Mua bảo hiểm tín dụng: Là một biện pháp góp phần chuyển giao rủi ro cho công ty bảo hiểm. Các NHTM thƣởng yêu cầu hoặc khuyến khích các

khách hàng mua bảo hiểm cho các tài sản hình thành từ vốn vay hoặc tài sản đảm bảo vốn vay.

- Bán nợ: Trong quá trình giám sát khoản vay, NHTM thấy khoản vay đã giải ngân có dấu hiệu RRTD và đƣợc đánh giá có khả năng xảy ra tổn thất, hoặc khoản vay đó làm cho danh mục cho vay của NH rủi ro hơn, thì NHTM sẽ tiến hành bán nợ.

e. Đa dạng hóa danh mục trong cho vay tiêu dùng của NHTM

Đa dạng hóa danh mục tín dụng cho vay nói chung và danh mục tín dụng cho vay têu dùng nói riêng nhằm hạn chế rủi ro đặc thù, rủi ro dao động phụ thuộc vào từng ngành nghề, từng lĩnh vực.... Vì vậy để hạn chế rủi ro, NHTM cần chủ động cho vay theo nguyên tắc sau:

- Cho vay với nhiều loại sản phẩm tiêu dùng khác nhau, không tập trung cho vay quá nhiều vào các khách hàng có mục đích tiêu dùng giống nhau nhằm phân tán rủi ro.

- Thực hiện cho vay đồng tài trợ: Cho vay đồng tài trợ là hình thức các NHTM cùng cho vay một dự án, cùng chia sẻ rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng đối với những dự án có quy mô lớn.

1.3.4. Một số tiêu chí đánh giá kết quả của công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng

Để đánh giá kết quả công tác kiểm soát tín dụng trong CVTD, ngân hàng có thể sử dụng một số tiêu chí sau:

a. Tỷ lệ nợ xấu cho vay tiêu dùng

Dƣ nợ xấu CVTD

Tỷ lệ nợ xấu = X 100% Tổng dƣ nợ CVTD

Tỉ lệ nợ xấu cho biết, trong 100 đồng tổng dƣ nợ thì có bao nhiêu đồng nợ xấu, nợ xấu phản ánh khả năng thu hồi vốn khó khăn, rủi ro của Ngân

hàng lúc này cao. Tổng nợ xấu của Ngân hàng bao gồm nợ quá hạn, nợ khoanh…. Chính vì vậy chỉ tiêu này cho thấy thực chất tình hình chất lƣợng tín dụng tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay. Tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện chất lƣợng tín dụng của ngân hàng càng kém và ngƣợc lại.

b. Sự cải thiện cơ cấu nhóm nợ

Theo Quyết định Số: 22/VBHN-NHNN của NHNN Việt Nam về “ Ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng” ngày 04/06/2015 quy định thì dƣ nợ cho vay của các TCTD đƣợc chia thành 5 nhóm nhƣ sau:

* Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

- Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn;

- Các khoản nợ quá hạn dƣới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại;

- Các khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại Khoản 2 Điều này.

* Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;

- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn đƣợc điều chỉnh lần đầu);

- Các khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Khoản 3 Điều này.

- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Điểm b Khoản này;

- Các khoản nợ đƣợc miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;

- Các khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại Khoản 3 Điều này.

* Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dƣới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;

- Các khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Khoản 3 Điều này.

* Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần thứ hai;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chƣa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;

- Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý;

- Các khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại Khoản 3 Điều này.

c. Kiểm soát tỷ lệ trích lập dự phòng

Quy định cụ thể về 5 nhóm nợ (gồm nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dƣới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ mất vốn và nợ có khả năng mất vốn) và tỷ lệ trích lập dự phòng tƣơng ứng với mỗi nhóm.

Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với từng nhóm nợ nhƣ sau: Nhóm 1: 0%; Nhóm 2: 5%; Nhóm 3: 20%; Nhóm 4: 50%; Nhóm 5: 100%. d. Tỷ lệ xoá nợ ròng + Tỷ lệ xoá nợ ròng Xóa nợ ròng Tỷ lệ xóa nợ ròng = x 100% Tổng dƣ nợ

Nợ khoanh là những khoản cho vay không thu hồi đƣợc, đây thƣờng là các khoản cho vay chính sách và đƣợc Nhà nƣớc cho phép khoanh nợ.

Xóa nợ là những khoản cho vay không còn nguồn để thu hồi nợ, sau một khoảng thời gian khi khoản vay đã đƣợc xử lý rủi ro mà Ngân hàng mặc dù đã dùng nhiều biện pháp khác nhau nhƣng vẫn không thu hồi đƣợc nợ thì đƣợc phép xóa nợ.

Tỷ lệ nợ khoanh, xóa nợ càng cao chứng tỏ mức độ rủi ro tín dụng của Ngân hàng là rất lớn. Ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro của toàn bộ những khoản nợ khoanh, nợ xấu và hạch toán vào chi phí hoạt động kinh donh làm cho lợi nhuận của Ngân hàng bị giảm sút. Trong trƣờng hợp tỷ lệ nợ khoanh, xóa nợ càng lớn thì Ngân hàng có thể bị thua lỗ và dẫn đến phá sản.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện đak tô tỉnh kon tum (Trang 29 - 36)