Nhóm nhân tố từ bên ngoài ngân hàng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện đak tô tỉnh kon tum (Trang 37)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.4.2. Nhóm nhân tố từ bên ngoài ngân hàng

- Nhân tố liên quan đến khách hàng tiêu dùng:

+ KH sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ: Đa số các khách hàng tiêu dùng khi vay vốn ngân hàng đều có các phƣơng án chứng minh nguồn trả nợ cụ thể, khả thi. Số lƣợng các khách hàng tiêu dùng sử dụng vốn sai mục đích, cố ý lừa đảo ngân hàng để chiếm đoạt tài sản không nhiều. Tuy nhiên vẫn có những vụ việc phát sinh để lại hậu quả không phải là nhỏ cho ngân hàng, làm ảnh hƣởng xấu đến các cá nhân hay tập thể có liên quan khác.

+ Nguồn thông tin do khách hàng vay tiêu dùng cung cấp thƣờng bất đối xứng với thông tin của ngân hàng thu thập đƣợc.

- Môi trƣờng kinh tế: Môi trƣờng kinh tế phát triển ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong công tác kiểm soát RRTD. Tuy nhiên có thể thấy, sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM dẫn đến hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng sẽ tác động đến tính tuân thủ và khách quan của công tác kiểm soát RRTD.

- Môi trƣờng pháp lý: Các quy định của pháp luật không thuận lợi cho việc kiểm soát RRTD của NHTM; hiện có rất nhiều quy định pháp luật chồng chéo gây mâu thuẫn và không hỗ trợ cho các NHTM trong việc thanh lý TSBĐ, thu hồi nợ vay. Ngoài ra, thời gian khiếu kiện, thụ lý vụ án kéo dài không phù hợp gây cản trở rất nhiều đến chất lƣợng của TSBĐ.

- Môi trƣờng thông tin: Những đòi hỏi về thông tin của các ngân hàng vẫn chƣa đƣợc đáp ứng một cách đầy đủ, nhanh chóng và kịp thời. Bên cạnh đó các thông tin của khách hàng vay tiêu dùng cung cấp cho ngân hàng chƣa đáng tin cậy.

- Chính sách của nhà nƣớc: Các chính sách của nhà nƣớc thƣờng xuyên thay đổi, văn bản chồng chéo, thiếu hợp lý, không có tính dự báo sẽ ảnh hƣởng đến công tác kiểm soát RRTD.

- Sự cạnh tranh của các ngân hàng: Trong một môi trƣờng hoạt động kinh doanh mà có quá nhiều đối thủ cùng cạnh tranh cũng sẽ ảnh hƣởng đến công tác kiểm soát RRTD do ngân hàng đôi khi phải nới lỏng các quy định về cho vay nhƣ chất lƣợng TSBĐ, quy trình cho vay... nhằm lôi kéo khách hàng, mở rộng thị phần. Điều này rất dễ dẫn đến NHTM vẫn cho vay các món kém chất lƣợng sẽ dẫn đến nguy cơ tổn thất tín dụng trong tƣơng lai.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chƣơng 1 của luận văn, tác giả đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về kiểm soát rủi ro tín dụng và nội dung kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng của ngân hàng thƣơng mại.

Luận văn đã nghiên cứu một số khái niệm về rủi ro và các hình thức rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng, một số đặc điểm tiêu dùng vay tại các ngân hàng thƣơng mại, một số chỉ tiêu đo lƣờng rủi ro trong cho vay, tác động của rủi ro trong cho vay tiêu dùng đến hệ thống ngân hàng và nền kinh tế.

Luận văn đã đƣa ra cơ sở lý luận kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại các ngân hàng thƣơng mại. Đồng thời luận văn cũng đã đƣa ra một số nhân tố ảnh hƣởng đến công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại các ngân hàng thƣơng mại.

Nội dung những vấn đề lý luận cơ bản của chƣơng 1 là cơ sở lý luận quan trọng để tác giả nghiên cứu phần thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại Agribank Đak Tô.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG KIỂ S ÁT RỦI R TR NG CH V Y TIÊU DÙNG TẠI GRIB NK Đ K TÔ

2.1. TỔNG QU N VỀ GRIB NK Đ K TÔ

2.1.1. ịch sử hình thành và phát triển tại gribank Đak Tô

Agribank Kon Tum đƣợc thành lập theo quyết định 131/NHNN-QĐ ngày 30/8/1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam; là đại diện pháp nhân của Agribank, có con dấu riêng, đƣợc tổ chức và hoạt động theo điều lệ và quy chế tổ chức hoạt động của Agribank; trụ sở giao dịch tại số 347 (số cũ 88) đƣờng Trần Phú, phƣờng Thắng Lợi, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum.

Agribank Đak Tô là một chi nhánh loại 3 thuộc Agribank Kon Tum. Agribank Đak Tô đƣợc thành lập năm 1976.

Ngay sau khi thành lập Agribank Đak Tô đã gặp không ít những khó khăn, với cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu còn rất nghèo nàn, điều kiện làm việc thiếu thốn và hạn chế. Với số dƣ nợ hữu hiệu ít ỏi gần 700 triệu đồng và đội ngũ cán bộ công nhân viên 12 ngƣời.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam có Quyết định số 214/QĐ- NHNN ngày 30/01/2011 về chuyển đổi Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) thành Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam do Nhà nƣớc làm chủ sở hữu. Theo đó Agribank Đak Tô thay đổi đăng ký kinh doanh vào ngày 05/09/2012 nội dung thay đổi tên Chi nhánh từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Đak tô thành tên Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Đak tô.

tỉnh Kon Tum, Agribank Đak Tô đã năm lần thay đổi về mặt nhân sự trong Ban lãnh đạo.

Lúc mới thành lập, Giám đốc là ông Nguyễn Văn Phác là ngƣời điều hành trực tiếp mọi hoạt động của chi nhánh, là đại diện pháp nhân của Agribank Đak Tô.

Đến năm 1986 giám đốc mới của Agribank Đak Tô là ông Nguyễn Văn Chạy, ông giữ chức giám đốc đến năm 1987.

Đến năm 1988 ông Nguyễn Văn Cƣ làm giám đốc; và đến năm 1999 ông Nguyễn Văn Cƣ chuyển công tác đến NHNN Gia Lai; đồng thời ông Nguyễn Quốc Hùng đƣợc bổ nhiệm làm Giám đốc Agribank Đak Tô.

Từ tháng 06/2001 đến nay, Giám đốc Agribank Đak Tô là ông Thái Văn Hồng.

Nhƣ ta đã biết, huyện Đăk Tô là một huyện miền núi, kinh tế phát triển chậm, đời sống của ngƣời dân còn gặp rất nhiều khó khăn. Huy động vốn từ dân cƣ cũng không phải là dễ dàng. Chính vì vậy, hoạt động kinh doanh của ngân hàng còn rất nhiều khó khăn. Chi nhánh phải thƣờng xuyên nhận vốn điều hoà từ ngân hàng cấp trên do nguồn vốn huy động tại địa phƣơng không đáp ứng đủ nhu cầu cho vay.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong suốt thời gian qua, nhƣng với sự cố gắng nổ lực của Ban giám đốc và đội ngũ cán bộ công nhân viên Chi nhánh, sự hỗ trợ từ ngân hàng cấp trên và sự phối hợp giúp đỡ của các cấp chính quyền địa phƣơng, Chi nhánh đã khẳng định đƣợc mình trong cơ chế thị trƣờng đầy biến động, góp phần tăng trƣởng kinh tế của huyện nhà và thực thi có hiệu quả các chính sách tiền tệ tín dụng của Nhà nƣớc, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Uy tín của Chi nhánh từng bƣớc đƣợc cũng cố và thực sự trở thành ngƣời bạn đồng hành của nông dân.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động tại gribank Đak Tô

Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy tại Agribank Đak Tô

* Quyền hạn và nhiệm vụ các phòng ban:

Bộ máy làm việc của Agribank Đak Tô gồm có các phòng chức năng nhƣ sau:

- Phòng Tín dụng: Thực hiện công tác thẩm định, cho vay; nghiên cứu xây dựng chiến lƣợc khách hàng, phân loại khách hàng và đề xuất giải pháp cho từng loại khách hàng vay.

- Phòng Kế toán - Ngân quỹ: Nhiệm vụ hạch toán kế toán; hạch toán thu nợ, giải ngân; hạch toán thống kê và thanh toán; thực hiện các sản phẩm dịch vụ liên quan đến thanh toán, tiết kiệm cho khách hàng; xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính; thực hiện các khoản nộp Ngân sách theo luật định; thực hiện thanh toán trong và ngoài nƣớc, chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ.

Agribank Đak Tô thực hiện nghiệp vụ huy động vốn và cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam, đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân, hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế theo phân cấp ủy quyền; hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của Agribank; chấp hành báo cáo thống kê theo quy định.

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh tại gribank Đak Tô

a. Hoạt động huy động vốn

Công tác huy động vốn của NH là một nhiệm vụ tiên quyết trong hoạt

Giám Đốc

Phòng Tín dụng Phòng Kế toán và

Ngânquỹ

động kinh doanh của NH. Trong nền kinh tế thị trƣờng, các DN đều muốn mở rộng hoạt động kinh doanh. Muốn mở rộng hoạt động tín dụng của mình thì NH cần phải mở rộng hoạt động huy động vốn, vì thế bất kỳ NH nào cũng rất chú trọng đến hoạt động này. Vấn đề đặt ra là phải huy động đƣợc nguồn vốn đa dạng với giá rẻ để đảm bảo tính cạnh tranh của NH.

Agribank Đak Tô do có đƣợc sự chỉ đạo kịp thời của Ban lãnh đạo và sự cố gắng nỗ lực phấn đấu của toàn bộ cán bộ nhân viên nên chi nhánh đã đạt đƣợc nhiều thành tích đáng kể trong những năm gần đây. Điều này đƣợc thể hiện qua bảng kết quả sau:

Bảng 2.2. Tình hình huy động vốn tại Agribank Đak Tô

ĐVT: Tỷ đồng, % Chỉ tiêu Năm Tăng trƣởng (%) 2013 2014 2015 Năm 2014/ 2013 Năm 2015/ 2014 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng - Theo đối tƣợng 272 100% 313 100% 358 100% 15.07% 14.38% + Tiền gửi dân cƣ 239 87.87% 263 84.03% 285 79.61% 10.04% 8.4% + Tiền gửi các tổ chức 33 12.13% 50 15.97% 73 20.39% 51.52% 40% - Theo kỳ hạn 272 100% 313 100% 358 100% 15.07% 14.38% + Không kỳ hạn 55 20.22% 73 23.32% 95 26.54% 32.73% 30.14% + Có kỳ hạn dƣới 12 tháng 195 71.7% 205 65.5% 197 55.03% 5.1% -3.9% + Có kỳ hạn 12 - <24 tháng 22 8.08% 35 11.18% 66 18.43% 59.1% 88.57% + Có kỳ hạn 24 tháng trở lên 0 0% 0 0% 0 0% 0% 0% Tổng nguồn vốn huy động 272 100% 313 100% 358 100% 15.07% 14.38%

Tổng vốn huy động của Chi nhánh các năm gần đây vẫn tăng trƣởng ổn định với tốc độ cao

Năm 2014, tổng mức huy động của Agribank Đak Tô đạt 313 tỷ đồng, nếu so với năm 2013, Agribank Đak Tô tăng 41 tỷ đồng, tƣơng ứng với tăng 15.07%. Năm 2015, tổng vốn huy động đạt 358 tỷ đồng tăng 45 tỷ so đầu năm, tỉ lệ tăng 14.38% so với năm 2014.

- Nguồn vốn phân theo đối tƣợng: + Tiền gửi dân cƣ đạt 285 tỷ đồng,

+ Tiền gửi Tổ chức kinh tế: Đến 31/12/2015 là 42 tỷ đồng + Tiền gửi các tổ chức tín dụng: Đạt 1 tỷ đồng;

+ Tiền gửi Kho bạc Nhà nƣớc: Đạt 30 tỷ đồng. - Nguồn vốn phân theo kỳ hạn :

+ Tiền gửi không kỳ hạn đạt 95 tỷ

+ Tiền gửi có kỳ hạn dƣới 12 tháng đạt 197 tỷ - Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên đạt 66 tỷ

Uy tín của Agribank Đak Tô trên địa bàn cao nên đã tạo đƣợc niềm tin cho khách hàng khi đến gửi tiền tại ngân hàng, nhiều thời điểm lãi suất huy động của Chi nhánh thấp hơn so với các ngân hàng thƣơng mại khác nhƣng Chi nhánh vẫn giữ đƣợc nguồn vốn ổn định; bên cạnh đó mạng lƣới chi nhánh rộng khắp cũng là một nguyên nhân quan trọng góp phần làm tăng nguồn vốn huy động.

b. Hoạt động cho vay

Bảng 2.3. Tình hình cho vay tại Agribank Đak Tô

ĐVT: Tỷ đồng; % CHỈ TIÊU Năm Tăng trƣởng (%) 2013 2014 2015 Năm 2014/ 2013 Năm 2015/ 2014 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

- Theo thời gian 307 100% 471 100% 614 100% 53.4% 30.4% + Ngắn hạn 269 87.62% 399 84.71% 503 81.92% 48.3% 26.1% + Trung hạn 22 7.17% 60 12.74% 106 17.26% 172% 76.7% + Dài hạn 16 5.21% 12 2.55% 5 0.82% -0.3% -58% - Theo ngành kinh tế 307 100% 471 100% 614 100% 53.4% 30.4% + Nông nghiệp, lâm nghiệp 210 68.4% 306 64.97% 362 58.96% 45.7% 18.3% + Công nghiệp 2 0.65% 7 1.49% 8 1.3% 250% 14.3% + Xây dựng 0 0% 0.25 0.05% 0.25 0.04% 25% 0% + Thƣơng mại, dịch vụ 87 28.34% 140 29.72% 153 24.92% 60.9% 9.3% + Ngành khác 8 2.61% 17.75 3.77% 90.75 14.78% 1.21% 411% - Theo thành phần kinh tế 307 100% 471 100% 614 100% 53.4% 30.4% + Cá nhân, hộ gia đình 247 80.45% 331 70.28% 426 69.38% 34% 28.7% + DNNN 50 16.27% 127 26.96% 178 29% 154% 40.2% + Công ty TNHH 5 1.64% 6 1.27% 4 16% 20% -33% + Công ty Cổ phần 0 0% 0 0% 0 0% 0% 0%

+ Doanh nghiệp tƣ nhân 5 1.64% 7 1.49% 6 2% 40% -14%

Tổng dƣ nợ 307 471 614 53.4% 30.4%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết tại Agribank Đak Tô 2013-2015)

Hoạt động cho vay là hoạt động mang lại nguồn thu chính và quan trọng nhất Agribank Đak Tô. Việc sử dụng vốn cho vay để bổ sung cho nhu cầu sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế không chỉ có ý nghĩa đối với nền

kinh tế mà cả đối với bản thân Chi nhánh.

Tổng dƣ nợ của Chi nhánh mấy năm gần đây từ 2013 đến 2015 vẫn tăng trƣởng ổn định với tốc độ cao. Tổng dƣ nợ đến 31/12/2015 đạt 614 tỷ đồng, tăng so với đầu năm là 143 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 30,4%, vƣợt kế hoạch giao.

- Dƣ nợ phân theo thời gian:

+ Dƣ nợ ngắn hạn năm 2015 đạt 503 tỷ đồng, tăng 104 tỷ đồng so năm 2013, tỷ lệ tăng 26,1%.

+ Dƣ nợ trung hạn năm 2015 đạt 106 tỷ đồng, tăng 46 tỷ đồng so đầu năm 2013, tỷ lệ tăng 76,7%.

+ Dƣ nợ dài hạn năm 2015 đạt 5 tỷ đồng, giảm 7 tỷ đồng so đầu năm 2013, tỷ lệ giảm 58%.

Tổng dƣ nợ cho vay trung, dài hạn đến 31/12/2015 đạt 111 tỷ đồng, chiếm 18,08% trên tổng dƣ nợ.

- Dƣ nợ phân theo thành phần kinh tế:

+ Dƣ nợ hộ sản xuất và cá nhân năm 2015 đạt 426 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 69,37%/tổng dƣ nợ.

+ Dƣ nợ DNNN năm 2015 đạt 178 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 29%/tổng dƣ nợ.

+ Dƣ nợ DNTN, Công ty TNHH, Công ty CP năm 2015 đạt 10 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 1,63%/tổng dƣ nợ.

c. Kết quả kinh doanh

Lợi nhuận là một chỉ tiêu đánh giá hiệu quả và kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, lợi nhuận càng lớn thì kết quả và hiệu quả hoạt động càng cao và ngƣợc lại.

Bảng 2.4. Kết quả kinh doanh tại Agribank Đak Tô ĐVT: Tỷ đồng; % Chỉ tiêu Năm Tăng trƣởng (%) 2013 2014 2015 Năm 2014/ 2013 Năm 2015/ 2014 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 1. Tổng thu nhập 43 42 57 -2.3% 36%

Thu lãi tiền gửi 0 0% 0 0% 0 0%

Thu lãi cho vay 42 97.7% 41 97.6% 55 96.5% -2.3% 34% Thu ngoài lãi 1 2.3% 1 2.4% 2 3.5% 0% 100%

2. Tổng chi phí 33 35 44 6.1% 26%

Trả lãi tiền gửi 19 57.6% 19 54.3% 17 38.6% 0% -11% Trả lãi tiền vay 5 15.2% 7 20% 15 34% 40% 114% Trả lãi phát hành giấy tờ

có giá

1.5 4.5% 0.7 2% 0.2 0.5% -53% -71%

Chi ngoài lãi 7.5 22.7% 8.3 23.7% 11.8 26.9% 10.7% 42%

3. Lợi nhuận 10 7 13 -30% 86%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết tại Agribank Đak tô 2013-2015)

Trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay, hệ thống Agribank nói chung và Agribank Đak Tô nói riêng luôn phải cạnh tranh với rất nhiều ngân hàng thƣơng mại khác thì hoạt động kinh doanh có hiệu quả càng có ý nghĩa quan trọng. Tối đa hóa lợi nhuận, giảm tối thiểu rủi ro và chi phí là luôn là mục tiêu

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện đak tô tỉnh kon tum (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)