Nhóm giải pháp né tránh rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện đak tô tỉnh kon tum (Trang 74 - 76)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.1. Nhóm giải pháp né tránh rủi ro tín dụng

a.Hoàn thiện và nâng cao chất lượng chấm điểm, xếp hạng tín dụng

nội bộ khách hàng trên hệ thống IPCAS tại Agribank Đak Tô

Hoàn thiện công tác chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng cá nhân về tính pháp lý, và tài sản đảm bảo. Bên cạnh đó cũng cần phải tham khảo thêm thông tin CIC của Ngân hàng Nhà nƣớc.

Nâng cao chất lƣợng chấm điểm, xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng trên hệ thống IPCAS tại Agribank Đak Tô.

Nâng cao nhận thức về công tác chấm điểm, xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng

Nhƣ đã nêu ra tại phần nguyên nhân của những hạn chế, một trong những nguyên nhân làm cho hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng của Chi nhánh còn nhiều hạn chế trong thực hiện kiểm soát rủi ro cho vay là do nhận thức của Chi nhánh chƣa cao về hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ khách hàng.

Trong bất kỳ một hoạt động, để đạt kết quả tốt thì việc trƣớc tiên là những ngƣời thực hiện phải có nhận thức rõ về vấn đề. Chi nhánh cần phải nhận thức rõ hơn về ý nghĩa, vai trò, tác dụng của hệ thống xếp hạng tín nhiệm khách hàng. Để thực hiện điều này Chi nhánh phải tăng cƣờng bồi dƣỡng, đạo tạo, cập nhật kiến thức cho các cán bộ có liên quan đến việc xếp loại.

Tăng cường giáo dục, đào tạo cán bộ trong công tác chấm điểm, xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng

Chất lƣợng cán bộ thực hiện xếp hạng sẽ quyết định chất lƣợng kết quả xếp hạng, chính vì vậy để cho kết quả xếp hạng phản ánh đúng thực chất tình

hình, Chi nhánh phải tăng cƣờng công tác giáo dục đào tạo cán bộ:

- Giáo dục về đạo đức, ý trí vững vàng, không bị cám dỗ bởi vật chất, ý thức luôn tuân thủ pháp luật trong hoạt động tín dụng ngân hàng.

- Đạo tào kiến thức kiến thức nghiệp vụ chuyên môn liên quan đến tín dụng ngân hàng.

Việc tổ chức đào tạo có thể thực hiện bằng cử cán bộ đi học, mời chuyên gia, giảng viên về dậy, hoặc tự đào tạo trong nội bộ ngân hàng.

Đẩy mạnh thực thi chấm điểm, xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng

Hệ thống xếp hạng tín nhiệm dù có hoàn thiện đến đâu cũng đều do con ngƣời thực hiện. Nếu kết quả xếp hạng tín nhiệm không đƣợc sử dụng để quản lý rủi ro tín dụng một cách triệt để và kiên quyết thì ý nghĩa và tác dụng của hệ thống xếp hạng tín nhiệm sẽ không đƣợc phát huy.

Chi nhánh phải kiên quyết hơn trong việc áp dụng và thực thi hệ thống xếp hạng tín nhiệm khách hàng. Để thực hiện đƣợc điều này Chi nhánh có thể thƣờng xuyên kiểm tra việc áp dụng hệ thống xếp hạng tín nhiệm tại Chi nhánh trong hoạt động tín dụng, khi phát hiện ra những sai phạm phải kiên quyết xử lý.

Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra việc thực hiện chấm điểm, xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng

Tác dụng của kiểm tra là nhằm ngăn ngừa những sai sót dù là vô tình hay cố ý có thể xẩy ra, nhằm phát hiện những sai sót để chỉnh sửa cho hoàn thiện hơn. Nếu không có kiểm tra, ngƣời thực hiện xếp hạng có thể dễ dàng xếp hạng theo ý chủ quan cá nhân, phản ánh không đúng tình hình thực tế khách hàng.

Trong thời gian qua cho thấy Chi nhánh chỉ tập trung kiểm tra hồ sơ tín dụng mà không quan tâm nhiều đến việc kiểm tra việc xếp hạng khách hàng, trong khi đó kết quả xếp hạng lại quyết định việc cấp tín dụng và cơ chế tín

dụng áp dụng cho khách hàng. Đây là một thiết sót cần phải khắc phục.

b. Tăng cường khai thác thông tin, nâng cao chất lượng công tác thu thập, xử lý thông tin

- Agribank Đak Tô cần thiết nên lập thêm các mối liên hệ với các tổ chức, dịch vụ cung cấp thông tin khác để có thể khai thác các thông tin về tình hình tài chính, hoạt động của khách hàng.

+ Chủ động tiếp cận KH, tìm hiểu về KH trên cơ sở phân tích thị trƣờng, thị phần.

+ Agribank Đak Tô chủ động phối hợp cùng Agribank Kon Tum với vai trò là đầu mối, thực hiện kết nối kho thông tin dữ liệu giữa các NHTM.

+ Sau khi đã thu thập đƣợc thông tin cần thiết, Agribank Đak Tô cần tổ chức tốt hơn khâu lƣu giữ, bảo quản và cung cấp thông tin hiệu quả.

- CBTD cần kiểm tra xác minh số liệu, thông tin khách hàng cung cấp. Trong quá trình tiếp nhận và thẩm định, nếu NH phát hiện rủi ro quá lớn, mức độ nghiêm trọng và khả năng xảy ra rủi ro là rất lớn, chắc chắn xảy ra hoặc nằm ngoài tầm kiểm soát thì chi nhánh cần áp dụng triệt để các biện pháp né tránh, từ chối cho vay. Điều này có thể thực hiện qua quá trình thẩm định khoản vay để định lƣợng rủi ro hoặc bằng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, để đánh giá mức độ rủi ro của khách hàng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện đak tô tỉnh kon tum (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)