7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.2. Nhóm giải pháp ngăn ngừa rủi ro tín dụng
a. Nâng cao chất lượng thẩm định khoản vay
Để đạt đƣợc hiệu quả khi thực hiện một khoản vay thì quá trình thẩm định là một khâu đặc biệt quan trọng quyết định phần lớn chất lƣợng của khoản vay.
Tỷ lệ nợ quá hạn cao hay thấp chủ yếu do công tác thẩm định tốt hay không.
việc vay vốn làm sao cho đồng vốn phát huy hiệu quả cao nhất.
Tuân thủ quy trình tín dụng, hồ sơ vay vốn cần đƣợc thực hiện một cách độc lập từ cán bộ tín dụng đến cấp phê duyệt khoản vay.
Chi nhánh cần trang bị cho nhân viên tín dụng những thông tin về kinh tế, xã hội kịp thời, chính xác và có kỹ năng để phân tích dự đoán đƣợc những nguy cơ rủi ro từ bên ngoài.
Giảm tỉ trọng cho vay không có tài sản đảm bảo, trƣờng hợp các khoản vay đã cho khách hàng vay không có tài sản đảm bảo cần yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản đảm bảo.
Thành lập bộ phận pháp chế tại đơn vị để hỗ trợ tín dụng trong việc thiết lập các hợp đồng bảo đảm tiền vay đúng luật. Đảm bảo tính pháp lý cho ngân hàng.
- Nâng cao chất lƣợng tín dụng và phân tích tín dụng trƣớc khi quyết định phân tích và thẩm định tín dụng chính là khâu quan trọng nhằm giúp ngân hàng nhận diện rủi ro và đo lƣờng đƣợc rủi ro tín dụng.
- Cần tuân thủ đúng và đầy đủ các quy trình cho vay theo hƣớng dẫn của Agribank.
- Nhân viên tín dụng cần phải thƣờng xuyên tăng cƣờng công tác kiểm tra kiểm soát sau khi cho vay để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thƣờng của khách hàng để kiểm soát rủi ro. Quá trình giám sát giúp ngân hàng có thể phát hiện những rủi ro mới mà lúc đầu khi cho vay chƣa phát sinh.
- Thực hiện giải ngân vốn vay đúng quy định theo hợp đồng tín dụng và mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng. Hạn chế giải ngân tiền mặt cho khách hàng, việc giải ngân phải trên cơ sở có đủ chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay, tránh tình trạng hợp thức hóa chứng từ nhằm đối phó.
- Kiểm tra đánh giá lại tài sản đảm bảo cho khoản vay, cần chú ý đến giá trị tài sản, khả năng thanh lý khi cần thiết, hồ sơ pháp lý đối với tài sản.
- Việc thẩm định khoản vay sẽ tập trung phân tích, đánh giá về khía cạnh hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của khoản vay.
- Công tác thẩm định tiến hành trên cơ sở những thông tin thu thập đƣợc; Cần tiến hành nhiều biện pháp để thu thập thông tin. Bên cạnh đó, nhất thiết tuân thủ chặt chẽ quy trình cấp tín dụng đối với cho vay tiêu dùng, việc quyết định cho vay, giải ngân phải đảm bảo đúng thẩm quyền phê duyệt, phù hợp với quy định của Agribank và quy định của pháp luật.
b. Tăng cường kiểm tra, giám sát trong cho vay
- Công tác kiểm tra khoản cho vay sau giải ngân cũng là một khâu rất quan trọng trong quy trình tín dụng. Nhờ có kiểm tra sau cho vay mà ta biết đƣợc việc sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng mục đích không, đồng thời nhờ có kiểm tra sau cho vay, chi nhánh sẽ phát hiện kịp thời những sai phạm trong việc sử dụng vốn vay và đƣa ra những biện pháp khắc phục phù hợp. Từ đó hạn chế đƣợc rủi ro nếu có. Do đó, cần đẩy mạnh công tác quản lý sau cho vay, đƣa ra những quy định kiểm tra chặt chẽ công tác này.
Một số biện pháp chi nhánh nên áp dụng để công tác giám sát, kiểm tra khoản cho vay sau giải ngân đƣợc tốt là:
+ Kiểm soát và xem xét định kì tất cả các khoản cho vay đã cấp, đồng thời cũng tiến hành kiểm tra bất thƣờng đối với những khoản vay có quy mô nhỏ.
+ Tổ chức quá trình kiểm soát cẩn thận và nghiêm túc để đảm bảo xem xét và đánh giá đƣợc tất cả những đặc tính quan trọng nhất của khoản vay, bao gồm:
+ Đánh giá giải trình thanh toán của khách hàng nhằm đảm bảo khách hàng không vi phạm kế hoạch thanh toán.
+ Đánh giá chất lƣợng và tình trạng của tài sản thế chấp.
rằng ngân hàng có quyền hợp pháp sở hữu một phần hay toàn bộ tài sản thế chấp trong trƣờng hợp ngƣời vay không có khả năng thanh toán.
+ Đánh giá sự thay đổi tài chính của ngƣời vay và sự thay đổi trong các dự báo, đánh giá những yếu tố làm tăng, giảm nhu cầu tín dụng của ngƣời vay.
+ Đánh giá xem liệu khoản cho vay có phù hợp với chính sách của ngân hàng và phù hợp với những tiêu chuẩn đƣợc cơ quan quản lý áp dụng khi kiểm tra danh mục cho vay của ngân hàng hay không.
- Kiểm soát và theo dõi thƣờng xuyên những khoản cho vay lớn bởi vì việc không tuân thủ hợp đồng tín dụng có thể ảnh hƣởng tình hình tài chính của ngân hàng.
- Tiến hành theo dõi thƣờng xuyên đối với những khoản vay có vấn đề.