Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện đak tô tỉnh kon tum (Trang 84 - 87)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam

a. Nâng cao chất lượng trung tâm Thông tin tín dụng

Đến nay hầu hết NHTM sử dụng dữ liệu từ CIC, để thực hiện quản trị rủi ro. Vì vậy, việc hoàn thiện hoạt động của CIC là rất cần thiết chẳng hạn

nhƣ là: Thông tin tín dụng phải bao hàm tất cả các thông tin về tình hình vay vốn của khách hàng tại các TCTD, phải có sự phân tích thông tin tổng hợp về khách hàng để lƣu ý các NHTM. Để thực hiện đƣợc những vấn đề đặt ra cho CIC bao gồm:

- CIC phải cập nhật thƣờng xuyên, liên tục những thông tin mới về khách hàng. Và chi tiết hơn những thông tin khách hàng nhƣ: phân loại khách hàng theo từng khoản nợ, đánh giá theo từng nhóm nợ của khách hàng.

- Ngoài cung cấp các thông tin tác nghiệp cho các TCTD, CIC phải đƣợc giao nhiệm vụ hỗ trợ các tổ chức, đơn vị có chức năng và nhiệm vụ phân loại, đánh giá các khoản nợ của các khách hàng của TCTD.

- Đòi hỏi khách quan đối với CIC đó là độ chuẩn xác và giá trị pháp lý của các thông tin về các loại nợ của một khách hàng vay tại nhiều TCTD. CIC quy định rõ ràng hơn việc cung cấp thông tin tín dụng từ phía các tổ chức, xử phạt đối với các TCTD cung cấp thông tin sai lệch, chậm trễ. CIC đóng vai trò liên kết thông tin của toàn bộ hệ thống thông tin trong cả nƣớc để có thể hình thành một cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin hoàn chỉnh, cập nhật đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng chung trên cả nƣớc.

- Xây dựng chƣơng trình tập huấn, đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ nhân viên của CIC, đặc biệt là đào tạo cho nhân viên biết cách sử dụng các phƣơng tiện, công cụ để phân tích, xử lý và lƣu trữ thông tin. Phối hợp với các đơn vị liên quan thƣờng xuyên tổ chức các khóa đào tạo và bồi dƣỡng kiến thức cập nhật cho bộ phận quản lý rủi ro tại các NHTM để nâng cao năng lực đánh giá, phân tích, kiểm soát rủi ro tín dụng.

b. Tăng cường công tác thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng

NHNN cần phải tăng cƣờng tổ chức thanh tra, giám sát hoạt động của các TCTD. Hàng năm lên kế hoạch và thực hiện thanh tra, kiểm tra lại tất cả

các TCTD, kiểm tra việc thực hiện các báo cáo định kỳ theo quy định của NHNN đối với các TCTD, có phản hồi bằng văn bản đối với các TCTD thực hiện không đúng thời gian và nội dung của báo cáo, thanh kiểm tra sự tuân thủ pháp luật trong hoạt động kinh doanh của các TCTD, đánh giá những nguy cơ, những tồn tại trong hoạt động, những yếu kém về tổ chức, cơ chế hoạt động của hệ thống kiểm toán nội bộ tại các TCTD. Dựa trên kết quả công tác thanh tra, giám sát, NHNN cần xây dựng các biện pháp nhằm tăng cƣờng theo dõi, giám sát hoạt động của các TCTD và để chấn chỉnh, xử lý cụ thể những trƣờng hợp sai phạm. Qua đó nâng cao tính an toàn, ổn định và cạnh tranh đúng quy định của pháp luật của các TCTD.

c. Tạo lập hệ thống pháp lý đầy đủ, đồng bộ để các TCTD thực hiện tốt

NHNN cần tạo lập hệ thống pháp lý đầy đủ để các TCTD có điều kiện hoạt động an toàn và hiệu quả. Cụ thể tổ chức xem xét, rà soát tất cả các văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động tín dụng và có biện pháp bổ sung, sửa đổi hoặc thay thế các văn bản này nhằm đảm bảo tính chặt chẽ, hợp lý, rõ ràng, không có sự chồng chéo, mâu thuẫn, xây dựng một hệ thống pháp luật minh bạch, hiệu quả và mang tính ổn định lâu.

d. Đưa ra các dự báo về tình hình kinh tế, có chính sách kinh tế vĩ mô hiệu quả

NHNN cần có chủ trƣơng, chính sách và tạo môi trƣờng để các tổ chức tín dụng kinh doanh công bằng, minh bạch. Cung cấp thông tin, dự báo tình hình biến động của nền kinh tế và xu hƣớng hoạt động của ngân hàng kịp thời để các ngân hàng hoạt động đúng hƣớng và tránh rủi ro. Đồng thời NHNN có những chính sách nhạy bén, hiệu quả để ngăn chặn suy giảm kinh tế, đảm bảo cho hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện đak tô tỉnh kon tum (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)