8. Tổng quan những nghiên cứu trƣớc đây
1.2.1. Cấu trúc vốn
Cấu trúc vốn là quan hệ tỷ trọng giữa nợ và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp để tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh (Ahmad và các cộng sự, 2012). Theo Damodaran (2006) cho rằn nig: cấu trúc vốn của doanh nghiệp là sự pha trộn của nợ và vốn chủ sở hữu đƣợc sử dụng để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Cấu trúc vốn đƣợc xem là sự kết hợp của các nguồn tài chính đƣợc sử dụng để tạo nên các tài sản đó, bao gồm các nguồn tài chính đến từ bên ngoài hoặc từ nguồn nội bộ bên trong doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp chỉ sử dụng nguồn vốn của mình thì toàn bộ lợi nhuận đƣợc phân phối cho các cổ đông và tích lũy (qua hình thức trả cổ tức và lợi nhuận
phần lợi nhuận để trả nợ sau này. Cho đến bây giờ sự tranh luận về tầm quan trọng của việc lựa chọn cấu trúc vốn của doanh nghiệp vẫn đang tiếp tục mặc dù nó đã diễn ra trong nhiều thập kỷ và xét về mặt bản chất, đó chính là quá trình tranh luận tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính doanh nghiệp. Các chuyên gia tài chính theo quan điểm cổ điển cho rằng tăng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp, ví dụ nhƣ tăng tỷ trọng nợ trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp lên đến một điểm nào đó sẽ làm tăng hiệu quả tài chính doanh nghiệp nhƣng ngoài điểm đó mà nếu tiếp tục tăng lên trong đòn bẩy sẽ làm tăng chi phí vốn của doanh nghiệp và kết quả sẽ làm giảm hiệu quả tài chính.
Sự tranh luận này không chỉ đối với lý thuyết và nó cũng xảy ra với các nhà nghiên cứu thực nghiệm nhƣ: với Carpentier (2006) cho rằng không có bằng chứng cho thấy cấu trúc vốn tác động đến hiệu quả tài chính. Tuy nhiên, với tác giả Gill và cộng sự (2011) và Hoque và cộng sự (2014) thì cho rằng cấu trúc vốn có tác động tích cực đến hiệu quả tài chính. Ngƣợc lại, Mesquita và Lara (2003) cho rằng: Tỷ lệ nợ và Tỷ lệ nợ dài hạn tác động ngƣợc chiều với ROE với mức ý nghĩa 5%, trong khi đó Tỷ lệ nợ ngắn hạn lại có tác động tích cực đến ROE và có ý nghĩa thống kê. Đa số các nghiên cứu lại cho rằng tỷ lệ nợ tác động tiêu cực đế hiệu quả tài chính của doanh nghiệp, nhƣ nghiên cứu của Min Tsung Cheng (2009); Onaolapo & Kajola (2010),… Tóm lại, các nghiên cứu này là bằng chứng cho thấy cấu trúc vốn có tác động đến hiệu quả tài chính doanh nghiệp tuy nhiên có chỉ tiêu thì tích cực nhƣng có chỉ tiêu lại tiêu cực và nó căn cứ vào từng biến độc lập và biến phụ thuộc cụ thể. Từ các nghiên cứu lý thuyết cũng nhƣ thực nghiệm, nghiên cứu này sẽ cung cấp bằng chứng thực nghiệm cho thấy cấu trúc vốn có tác động hay không tác động đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2012-2016.