8. Tổng quan những nghiên cứu trƣớc đây
2.6.2. Biến độc lập
Nhân tố Cấu trúc vốn đƣợc đo lƣờng là tỷ lệ giữa nợ và nguồn vốn chủ sở hữu. Nợ phả trả bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn đều là khoản mà doanh nghiệp phải có trách nhiệm thanh toán, tuy nhiên áp lực về thời gian trả nợ là khác nhau. Tác giả muốn đánh giá ảnh hƣởng của từng nhóm nợ đến Hiệu quả tài chính của doanh nghiệp nên sử dụng bởi ba biến: Tỷ lệ nợ ngắn hạn, Tỷ lệ nơi dài hạn và Tỷ lệ nợ để đo lƣờng cho nhóm nhân tố Cấu trúc vốn.
a. Tỷ lệ nợ ngắn hạn (SDE)
Theo Abor (2005), Abor (2007), Gill và cộng sự (2011) Nợ ngắn hạn đƣợc tính là "khoản nợ ngắn hạn chia cho vốn chủ sở hữu".
SDE = Nợ ngắn hạn Vốn chủ sở hữu
b. Tỷ lệ nợ dài hạn (LDE)
Theo Abor (2005); Gill và cộng sự (2011); Hoque và cộng sự (2014) nợ dài hạn đƣợc tính là "nợ dài hạn chia cho vốn chủ sở hữu".
LDE = Nợ dài hạn Vốn chủ sở hữu
c. Tỷ lệ nợ (DE)
Theo Abor (2005); Gill và cộng sự (2011); Hoque và cộng sự (2014), Tỷ lệ nợ đƣợc tính là "Tổng nợ chia cho vốn chủ sở hữu".
DE = Tổng nợ
Vốn chủ sở hữu
d. Quy mô doanh nghiệp (SIZE)
Có nhiều chỉ tiêu đo lƣờng quy mô doanh nghiệp nhƣ số lƣợng lao động, vốn chủ sở hữu, tổng tài sản… nhƣng do giới hạn về số liệu thu thập và tổng tài sản là chỉ tiêu dễ thấy nhất để so sánh quy mô giữa các công ty với nhau. Do đó, để đo lƣờng quy mô doanh nghiệp, đề tài này sử dụng chỉ tiêu Tài sản và để đạt đƣợc phân phối chuẩn biến Quy mô đƣợc đo lƣờng bằng Logarit của Tổng tài sản.
SIZE = Log(Tổng tài sản).
Theo Abor (2007), Quy mô đƣợc tính bằng log của tổng tài sản. Cách tính này này đƣợc sử dụng bởi Abor (2007), Agarwal và cộng sự (2001), Weixu (2005), Cheng và cộng sự (2010).
e. Tốc độ tăng trưởng tài sản (AGROW)
Tăng trƣởng tài sản đƣợc định nghĩa là sự gia tăng tài sản, trong nghiên cứu này AGROW đƣợc đo lƣờng bằng tốc độ tăng trƣởng tài sản so với năm liền trƣớc.
AGROW = Tài sảnt – Tài sảnt-1 Tài sảnt-1
f. Tốc độ tăng trưởng doanh thu
Tăng trƣởng công ty đƣợc định nghĩa là sự gia tăng doanh số bán hàng, tài sản, mở rộng kinh doanh thông qua việc mua lại hoặc sáp nhập, tăng trƣởng của lợi nhuận, đa dạng hóa và phát triển sản phẩm và sự gia tăng số lƣợng nhân viên công ty.
Trong bài nghiên cứu này tăng trƣởng đƣợc đo lƣờng bởi tốc độ tăng trƣởng của doanh thu. Tốc độ tăng trƣởng doanh thu sử dụng theo nghiên cứu của Dushnitsky và Lenox (2006), Cheng và cộng sự (2010), đƣợc tính bằng công thức sau:
SGROW = Doanh thut – Doanh thut-1 Doanh thut-1
g. Hiệu suất sử dụng tài sản (EFF)
Tỷ số này còn đƣợc gọi là vòng quay toàn bộ tài sản, nó cho biết hiệu quả sử dụng toàn bộ các loại tài sản của doanh nghiệp, hoặc thể hiện một đồng vốn đầu tƣ vào doanh nghiệp đã đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. Mức quay vòng của tổng tài sản là chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng tổng hợp toàn bộ tài sản của doanh nghiệp, chỉ tiêu này càng cao càng tốt. Giá trị của
chỉ tiêu càng cao, chứng tỏ cùng một tài sản mà thu đƣợc mức lợi ích càng nhiều, do đó trình độ quản lý tài sản càng cao thì năng lực thanh toán và năng lực thu lợi của doanh nghiệp càng cao. Nếu ngƣợc lại thì chứng tỏ các tài sản của doanh nghiệp chƣa đƣợc sử dụng có hiệu quả. Theo Mathur và cộng sự (2001), tính hiệu quả đƣợc tính bằng doanh thu trên tổng tài sản.
EFF = Doanh thu Tổng Tài sản
Bảng 2.2: Tóm tắt cách đo lường các biến
TT TÊN BIẾN Cách đo lƣờng Kỳ vọng
Biến phụ thuộc
1 ROE
Lợi nhuận ròng Vốn chủ sở hữu
TOBINSQ
(Giá trị thị trƣờng của vốn chủ sở hữu + Giá trị sổ sách của các khoản nợ)
Giá trị sổ sách của tài sản
Biến độc lập Vốn chủ sỡ hữu 1 1 SDE Nợ ngắn hạn Vốn chủ sở hữu + 2 2 LDE Nợ dài hạn Vốn chủ sở hữu - 3 3 DE Tổng nợ Vốn chủ sở hữu - 4
4 SIZE Log (Tổng tài sản) +
5 5 AGROW Tài sảnt – Tài sảnt-1 Tài sảnt-1 + 6 6 SGROW
Doanh thut – Doanh thut-1 Doanh thut-1 + 7 7 EFF Doanh thu Tổng Tài sản +
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Có 7 giả thuyết nghiên cứu đƣợc đƣa ra để kiểm định trong đề tài này và 2 mô hình hồi quy tổng thể đƣợc đề nghị, một mô hình có biến phụ thuộc là ROE và một mô hình với biến phụ thuộc là TOBINSQ với 7 biến độc lập là Tỷ lệ nợ ngắn hạn, Tỷ lệ nợ dài hạn, Tỷ lệ nợ, Quy mô, Tốc độ tăng trƣởng tài sản, Tốc độ tăng trƣởng doanh thu, Hiệu suất sử dụng tài sản. Tác giả sử dụng mô hình ƣớc lƣợng OLS với sự hỗ trợ của phần mềm tính toán SPSS nhằm tìm ra các nhân tố thực sự có tác động đến Hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2012-2016. Kết quả nghiên cứu sẽ đƣợc trình bày ở chƣơng tiếp theo.
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU