Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 54 - 56)

8. Tổng quan những nghiên cứu trƣớc đây

3.1.1.Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE

Bảng 3.1. Thống kê mô tả Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu

Năm Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn 2012 -0,1953 0,1898 0,0275 0,0786 2013 -1,9431 0,4940 0,0000 0,3118 2014 -2,7988 3,7386 0,0850 0,6445 2015 -0,1472 0,7985 0,0898 0,1304 2016 -0,6629 0,6514 0,0721 0,2056 5 năm (2012-2016) -2,7988 3,7386 0,0549 0,3393

(Nguồn tính toán của tác giả từ phần mềm SPSS) Theo kết quả thể hiện ở bảng 3.1, nhìn chung hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu của các công ty bất động sản khá thấp, trung bình 5 năm khả năng sinh lời của vốn chủ chỉ đạt 5,49%, tức là với 100 đồng vốn bỏ ra doanh nghiệp chỉ thu về đƣợc 5,49 đồng lợi nhuận. Mức sinh lời cao nhất ghi nhận

trong năm hoạt động thua lỗ. Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu có xu hƣớng giảm dần trong giai đoạn 2012-2016. Tuy hoạt động trong cùng lĩnh vực bất động sản nhƣng hiệu quả tài chính (đƣợc đo lƣờng bằng ROE) giữa các doanh nghiệp có sự chênh lệch rất lớn, cụ thể nhƣ trong năm 2014, trong khi Công ty Cổ phần Đầu tƣ Xây dựng và Khai thác Công trình Giao thông 584 đạt mức sinh lời rất cao 373,86% thì lại có doanh nghiệp làm ăn thua lỗ -279,88% (Công ty Cổ phần Tập đoàn Đại Dƣơng). Năm 2014 và năm 2015 là 2 năm các doanh nghiệp bất động sản hoạt động rất hiệu quả khi thị trƣờng bất động sản có những tín hiệu hồi phục sau khủng hoảng năm 2013.

Năm 2012 và 2013, khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu thấp nhất trong giai đoạn 2012-2016 và có 10/55 công ty có ROE âm, 18,2% số doanh nghiệp bất động sản làm ăn thua lỗ trong 2 năm này. Đến năm 2014, số công ty có ROE âm giảm còn 4 công ty, ROE trung bình ngành cũng tăng đáng kể. Năm 2014 tình hình thị trƣờng bất động sản đã có những tín hiệu khởi sắc tuy nhiên vẫn còn rất nhiều khó khăn do cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài và những chính sách điều tiết thị trƣờng bất động sản của nhà nƣớc nên các công ty bất động sản không tránh khỏi những ảnh hƣởng nhất định so với những năm trƣớc. Lãi suất cao và việc huy động vốn kém gây khó khăn cho việc triển khai các dự án lớn, các dự án càng bị trì trệ, lƣợng hàng hóa bán ra thấp khiến cho hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn, doanh thu đạt đƣợc thấp, nợ phải trả lớn hơn vốn chủ sỡ hữu nên các khoản chi phí tài chính, chi phí lƣu kho, chi phí quản lý tăng cao, vòng quay hàng tồn kho thấp dẫn tới không có lợi nhuận, không đạt đƣợc hiệu quả tài chính nhƣ mong muốn. Hai năm 2015, 2016 tiếp theo các doanh nghiệp vẫn duy trì đƣợc hiệu quả tài chính năm 2014. Các doanh nghiệp đã có dấu hiệu hoạt động ổn định sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2012.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 54 - 56)