GIẢ THIẾT VỀ MỐI TƢƠNG QUAN GIỮA HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 43 - 47)

8. Tổng quan những nghiên cứu trƣớc đây

2.5.GIẢ THIẾT VỀ MỐI TƢƠNG QUAN GIỮA HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH

CHÍNH VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG

Cấu trúc vốn với biến đại diện là Tỷ số nợ ngắn hạn

Theo Champion (1999), việc sử dụng nợ hoặc đòn bẩy nợ là một cách để cải thiện hiệu suất của công ty. Bên cạnh đó, Abor (2007) phát hiện ra rằng có một mối quan hệ giữa nợ ngắn hạn và lợi tức trên vốn chủ sở hữu ở Nam Phi. Ông lập luận rằng điều này là do thực tế là nợ ngắn hạn là “rẻ” hơn so với nợ dài hạn. Mesquita và Lara (2003) cũng nhận thấy những kết quả tƣơng tự

HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH SDE LDE DE SIZE AGROW SGROW EFF

trong nghiên cứu của họ đối với các công ty ở Braxin. Vì vậy, nghiên cứu này giả thuyết rằng có một mối quan hệ tích cực giữa nợ ngắn hạn và lợi nhuận trên tài sản. Giả thiết H1 nhƣ sau:

Giả thiết H1: Tỷ lệ nợ ngắn hạn có mối tương quan dương với hiệu quả tài chính

Cấu trúc vốn với biến đại diện là Tỷ số nợ dài hạn

Các nghiên cứu của Mesquita và Lara (2003) và Abor (2005) đã tìm ra một mối quan hệ tiêu cực giữa tỷ lệ nợ dài hạn và lợi nhuận trên tổng tài sản. Điều này đƣợc giải thích bởi thực tế là các khoản nợ dài hạn tƣơng đối đắt hơn và do đó dẫn đến lợi nhuận thấp. Do đó, trong nghiên cứu này, nợ dài hạn đƣợc giả thiết là có quan hệ tiêu cực với Hiệu quả tài chính. Giả thiết H2 nhƣ sau:

Giả thiết H2: Tỷ lệ nợ dài hạn có mối tương quan âm với Hiệu quả tài chính

Cấu trúc vốn với biến đại diện là Tỷ số nợ

Gleason et.al (2000), phát hiện tổng nợ có liên quan tiêu cực đến lợi nhuận trên tài sản và kết quả này phù hợp với Min-Tsung Chen (2009); Onaolapo & Kajola (2010). Bên cạnh đó, Johnny Jermias (2008) cũng đã tìm thấy một mối quan hệ tiêu cực giữa đòn bẩy tài chính và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Nhƣ vậy, trong nghiên cứu này, Tổng nợ đƣợc giả thiết có tác động tiêu cực đến Hiệu quả tài chính. Tổng nợ đƣợc tính bằng cách chia tổng nợ bằng tổng vốn. Giả thiết H3 nhƣ sau:

Nghiên cứu của Gleason và cộng sự (2000) đã chỉ ra rằng quy mô công ty cũng ảnh hƣởng tích cực đến hiệu quả kinh doanh. Điều này cũng đƣợc củng cố trong các nghiên cứu sau đó của Weixu (2005); Mahdi và cộng sự (2014); Hammes và Chen (2004); Abor (2007). Trong nghiên cứu này, tác giả đƣa ra giả thiết, doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì hiệu suất của doanh nghiệp đó càng cao. Giả thiết H4 nhƣ sau:

Giả thiết H4: Quy mô doanh nghiệp có mối tương quan dương với Hiệu quả tài chính.

Trong nghiên cứu này, tác giá kỳ vọng tìm đƣợc mối quan hệ giữa Tốc độ tăng trƣởng tài sản và lợi nhuận đƣợc tạo ra từ 1 đồng vốn bỏ ra. Doanh nghiệp đầu tƣ vào tài sản với mong muốn tài sản tăng thêm đó có thể tạo ra đƣợc nhiều lợi nhuận hơn trong tƣơng lai. Các nghiên cứu thực nghiệm đƣợc thực hiện trƣớc đây ở các nền kinh tế khác nhau, các ngành nghề khác nhau do đó vẫn chƣa có quan điểm thống nhất về chiều hƣớng ảnh hƣởng của Tốc độ tăng trƣởng tài sản. Tuy nhiên với lập luận của mình, tác giả kỳ vọng, việc doanh nghiệp đầu tƣ mạnh vào tài sản có thể giúp doanh nghiệp tạo đƣợc nhiều giá trị hơn nữa. Giả thiết H5 nhƣ sau:

Giả thiết H5: Tốc độ tăng trưởng Tài sản có mối tương quan dương với hiệu quả tài chính.

Nghiên cứu của Cheng và cộng sự (2010) cho rằng khi tốc độ tăng trƣởng của doanh thu càng cao thì hiệu quả tài chính càng cao vì vậy tốc độ tăng trƣởng đƣợc xác định có mối quan hệ cùng chiều với hiệu suất sinh lời tài sản của doanh nghiệp. Nghiên cứu của Dushnitsky và Lenox (2006) các công ty ở Anh, cũng đồng tình với quan điểm trên. Tốc độ tăng trƣởng doanh thu sẽ phản ánh năng lực của hoạt động bán hàng, tốc độ này càng tăng chứng

tỏ hàng hóa bán đƣợc càng nhiều, việc này sẽ ảnh hƣởng tích cực đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Tốc độ tăng trƣởng công ty đƣợc đo lƣờng bằng sự thay đổi doanh thu mỗi năm, giả thuyết nghiên cứu đƣa ra là: doanh nghiệp có tốc độ tăng trƣởng doanh thu càng lớn thì hiệu quả tài chính càng cao. Giả thiết H6 nhƣ sau:

Giả thiết H6: Tốc độ tăng trưởng doanh thu có mối tương quan dương với hiệu quả tài chính.

Doanh nghiệp sử dụng tài sản càng hiệu quả thì giá trị mang lại càng cao. Tối đa hóa lợi nhuận trên 1 đồng tài sản là điều mà các doanh nghiệp hƣớng tới. Doanh nghiệp nào tạo ra đƣợc nhiều lợi nhuận ròng trên 1 đơn vị tài sản thì giá trị của doanh nghiệp đó càng cao. Tác giả kỳ vọng, các doanh nghiệp sẽ có các giải pháp khai thác hiệu quả nhất tài sản doanh nghiệp mình đang có và điều đó mang lợi mức lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp. Trong nghiên cứu này, nhân tố Hiệu suất sử dụng tài sản đƣợc đƣa vào nhằm xem xét mối quan hệ Tỷ lệ Doanh thu trên Tài sản và Hiệu quả tài chính. Tác giả kỳ vọng tìm thấy mối tƣơng quan cùng chiều của 2 yếu tố này trong doanh nghiệp. Giả thiết H7 nhƣ sau:

Giả thiết H7: Hiệu suất sử dụng tài sản có mối tương quan dương với hiệu quả tài chính.

Bảng 2.1: Bảng tóm tắt các giả thiết nghiên cứu

TT Nhân tố Ảnh hƣởng kỳ vọng

1 Tỷ lệ nợ ngắn hạn (H1) +

2 Tỷ lệ nợ dài hạn (H2) -

3 Tỷ lệ nợ (H3) -

4 Quy mô doanh nghiệp (H4) +

5 Tốc độ tăng trƣởng tài sản (H5) +

6 Tốc độ tăng trƣởng doanh thu (H6) +

7 Hiệu suất sử dụng tài sản (H7) +

Chú thích:

(+): Thể hiện mối tƣơng quan dƣơng; (-): Thể hiện mối tƣơng quan âm; (K): không có ý nghĩa thống kê. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 43 - 47)