Xây dựng và thực thi chiến lƣợc tài trợ hiệu quả

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 82 - 85)

8. Tổng quan những nghiên cứu trƣớc đây

4.2.1.Xây dựng và thực thi chiến lƣợc tài trợ hiệu quả

* Thực hiện chính sách tài trợ linh hoạt nhưng có quy định giới hạn tối đa

Trong bối cảnh thị trƣờng tài chính Việt Nam còn chƣa phát triển và thiếu tính ổn định, chính sách của nhà nƣớc còn trong quá trình hoàn thiện thì chính sách cơ cấu vốn của các công ty cũng rất cần sự linh hoạt và chọn thời điểm, nhằm tận dụng tối đa các cơ hội tài trợ vốn với chi phí thấp. Trong ngắn hạn, tùy theo nhu cầu đầu tƣ và tình hình thị trƣờng tài chính, có thể cho phép tỷ lệ này vƣợt ra ngoài một phạm vi nhất định. Việc duy trì một hệ số nợ quá cao làm cho áp lực thanh toán của doanh nghiệp bất động sản luôn ở mức cao. Theo kết quả ở nghiên cứu này, việc duy trì mức nợ cao làm giảm sút hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp bất động sản.

* Đa dạng hóa các kênh huy động nợ vay, xem xét huy động vốn dưới hình thức phát hành trái phiếu

hàng sẽ đảm bảo tính kịp thời vì thời gian vay vốn diễn ra nhanh gọn, phù hợp với quy mô vốn nhỏ và sử dụng ngắn hạn. Tuy nhiên, để tiếp cận với nguồn vốn này là điều không đơn giản đối với các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, bởi vì: nguồn vốn để cung cấp cho các dự án bất động sản thƣờng là nguồn vốn trung và dài hạn nhƣng vốn trung và dài hạn ở các ngân hàng là rất hạn chế. Mặt khác, mối quan hệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng thƣờng bị chi phối bởi các chính sách tín dụng của Nhà nƣớc về việc cho vay để kinh doanh bất động sản. Vì vậy, việc thiết lập mối quan hệ chiến lƣợc giữa doanh nghiệp với các ngân hàng và các tổ chức tín dụng để duy trì khả năng cung cấp vốn là xu thế chung trong thời kỳ hội nhập. Từ các mối quan hệ này các đối tác sẽ khai thác đƣợc tối đa lợi ích của nhau.

Tuy nhiên, chi phí của nguồn vốn vay tín dụng cao hơn so với kênh vay vốn bằng phát hành trái phiếu. Mặt khác, việc quá trú trọng vào nguồn vốn vay tín dụng ngân hàng sẽ làm cho các công ty không có nhiều cơ hội lựa chọn và bị kiểm soát cũng nhƣ đòi hỏi phải có tài sản đảm bảo thế chấp cho khoản vốn vay. Vì vậy, theo tác giả, các công ty cổ phần niêm yết ở Việt Nam nên đa dạng hóa các nguồn vốn vay nợ, nhƣ sử dụng công cụ trái phiếu, thuê tài chính. Trong bối cảnh các nhà đầu tƣ còn ít quan tâm đến công cụ trái phiếu, để tăng tính hấp dẫn của trái phiếu khi công ty phát hành ra thị trƣờng thì các công ty nên phát hành các loại trái phiếu có những điều kiện đi kèm để thu hút các nhà đầu tƣ, chẳng hạn nhƣ phát hành trái phiếu chuyển đổi, phát hành trái phiếu có quyền mua cổ phiếu, trái phiếu có bảo đảm, hoặc trái phiếu mua bằng ngoại tệ.

* Chào bán cổ phần ra công chúng để huy động vốn

Việc chào bán cổ phần ra công chúng đƣợc thông qua thị trƣờng chứng khoán. Thị trƣờng chứng khoán trong điều kiện của nền kinh tế hiện đại, đƣợc

quan niệm là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán trung và dài hạn. Việc mua bán này đƣợc diễn ra ở thị trƣờng sơ cấp khi ngƣời mua mua đƣợc chứng khoán lần đầu từ những ngƣời phát hành, và ở những thị trƣờng thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã đƣợc phát hành ở thì trƣờng sơ cấp. Nhƣ vậy, xét theo hình thức, thị trƣờng chứng khoán chỉ là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán, chuyển nhƣợng các loại chứng khoán, qua đó thay đổi chủ thể nắm giữ chứng khoán. Thị trƣờng chứng khoán có những chức năng cơ bản sau:

- Huy động vốn đầu tƣ cho nền kinh tế;

- Cung cấp môi trƣờng đầu tƣ cho công chúng; - Tạo tính thanh toán cho các chứng khoán; - Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp;

- Tạo môi trƣờng giúp Chính phủ thực hiện các chính sách vĩ mô

* Kêu gọi hợp tác đầu tư, liên doanh, liên kết

Trong thời kỳ hội nhập, việc hợp tác đầu tƣ, liên doanh liên kết đầu tƣ là một xu thế tất yếu để nâng cao khả năng cạnh tranh, chia sẻ những cơ hội và lợi ích với nhau, cùng hợp tác thành công, đem đến sức mạnh tổng hợp cho các đối tác.

* Định kỳ đánh giá lại chính sách tài trợ vốn để có hướng điều chỉnh kịp thời

Những tính toán về cơ cấu vốn tối ƣu đƣợc dựa trên số liệu trong quá khứ và số liệu tại một thời điểm. Các công ty cổ phần nên định kỳ đánh giá lại chính sách cơ cấu vốn và cơ cấu vốn tối ƣu khi có những thay đổi quan trọng sau:

- Khi có sự thay đổi về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp: Lợi ích lớn nhất của việc sử dụng nợ vay so với vốn cổ phần là khoản lợi thuế đem lại. Do đó, khi có sự thay đổi về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thì các công ty nên có sự đánh giá lại hệ số nợ mục tiêu.

- Khi có sự thay đổi trong chính sách đầu tƣ: Nếu chính sách đầu tƣ của công ty vào một lĩnh vực rủi ro hơn sẽ dẫn đến rủi ro kinh doanh tăng cao và từ đó cần hạn chế sử dụng nợ vay hơn so với trƣớc đây.

- Khi có sự thay đổi trong hiệu quả tài chính: Nếu nhƣ các khoản đầu tƣ có khả năng sinh lời tốt thì việc sử dụng nợ vay sẽ làm gia tăng thêm lợi ích cho cổ đông và ngƣợc lại, nếu khả năng sinh lời thấp thì việc sử dụng nợ vay sẽ không những không tạo ra lợi ích mà còn có thể làm tổn hại lợi ích của cổ đông.

- Khi có sự thay đổi về chính sách tiền tệ và chính sách tín dụng của ngân hàng. Khi các chính sách tiền tệ và chính sách tín dụng có sự điều chỉnh làm cho xu hƣớng lãi suất gia tăng thì chính sách tài trợ vốn nên có xu hƣớng đƣợc điều chỉnh cao hơn và ngƣợc lại.

- Khi có sự điều chỉnh về chính sách cổ tức: Chính sách cổ tức sẽ chi phối đến số lợi nhuận để lại tái đầu tƣ, do đó khi công ty thay đổi chính sách cổ tức sẽ dẫn đến khả năng nguồn tài trợ bên trong sẽ bị thay đổi. Khi đó, công ty sẽ phải tính đến ảnh hƣởng của chính sách cổ tức tới nguồn lợi nhuận giữ lại tái đầu tƣ.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 82 - 85)