Xu hƣớng phát triển du lịch trên thế giới

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển du lịch trên địa bàn quận sơn trà, thành phố đà nẵng (Trang 96 - 99)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUẬN

3.1.1. Xu hƣớng phát triển du lịch trên thế giới

a. Xu hướng phát triển cầu du lịch

-Du lịch ngày càng đƣợc khẳng định là một hiện tƣợng kinh tế - xã hội phổ biến, nhu cầu và khả năng đi du lịch ngày một tăng cả về số lƣợng và chất lƣợng. Vì: đời sông của dân cƣ ngày càng đƣợc tăng lên; các phƣơng tiện giao thông ngày càng hiện đại và tiện lợi; môi trƣờng ngày càng bị ô nhiễm nên nhu cầu về nghỉ ngơi tĩnh dƣỡng ở những nơi gần gũi với thiên nhiên ngày càng cao; điều kiện chính trị xã hội ngày càng ổn định; nhu cầu về giao lƣu kinh tế văn hoá ngày càng mở rộng.

-Sự thay đổi về hƣớng và về luồng khách du lịch quốc tế: Nếu nhƣ trƣớc đây, hƣớng vận động của khách du lịch chủ yếu tập trung vào vùng biển Địa Trung Hải, Biển Đen, HaOai, vùng Caribe, châu Âu... thì hiện nay hƣớng vận động của khách du lịch là ở khắp nơi trên toàn cầu, chuyển dịch sang các vùng mới nhƣ vùng Châu Á Thái Bình Dƣơng.

Trong khu vực Đông Á Thái Bình dƣơng, một số nƣớc có tốc độ tăng trƣởng về lƣợng khách du lịch quốc tế lớn nhất thế giới nhƣ Thái lan, Brunây, Singapore, Malaysia, Indonesia,.

- Sự thay đổi trong cơ cấu chi tiêu của khách du lịch. Trƣớc đây tỷ trọng chi tiêu của khách du lịch cho các dịch vụ cơ bản (ăn, ở, vận chuyển) thƣờng chiếm tỷ trọng lớn, hiện nay tỷ trọng chi tiêu của khách

cho các dịch vụ bổ sung (mua sắm hàng hoá, đồ lƣu niệm, tham quan, giải trí,...) tăng lên. Vì vậy cần nắm vững xu hƣớng này để đƣa ra các chính sách phát triển các sản phẩm du lịch cũng nhƣ phát triển hoạt động kinh doanh du lịch cho đúng hƣớng.

- Sự thay đổi trong hình thức tổ chức chuyến đi của khách du lịch. Khách du lịch mua các sản phẩm du lịch trọn gói có xu hƣớng ngày càng giảm vì họ có thể tự do trong chuyến đi, tự quyết định những vấn đề về ăn, ngủ, thời gian lƣu trú và tiết kiệm các khoản tiền dịch vụ khác cho các tổ chức lữ hành. Các nhà kinh doanh du lịch cần nắm vững xu hƣớng này để có các chính sách đúng đắn cho phát triển và hoàn thiện các sản phảm du lịch và tăng cƣờng hoạt động nghiên cứu và dự đoán thị trƣờng. - Sự hình thành các nhóm khách theo độ tuổi: Nhóm khách du lịch là học sinh sinh viên, nhóm khách du lịch là những ngƣời đang ở độ tuổi lao động tích cực và nhóm khách du lịch là những ngƣời cao tuổi. Tron đó nhóm 1 và nhóm 3 thƣờng quan tâm đến giá cả nhiều hơn.

- Sự gia tăng các điểm đến du lịch trong một chuyến đi du lịch: Khách du lịch ngày càng thích đi những chuyến du lịch đến nhiều nƣớc, thăm nhiều điểm du lịch trong chuyến đi du lịch của mình. Các quốc gia phát triển du lịch và các nhà kinh doanh du lịch cần chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng phục vụ các khách du lịch hiện có và khách tìêm năng, kết hợp các tuyến du lịch phù hợp, hấp dẫn để thu hút khách.

b. Xu hướng cơ bản phát triển cung du lịch

- Đa dạng hoá sản phẩm du lịch. Để nâng cao khả năng cạnh tranh, các quốc gia và các nhà kinh doanh du lịch đƣa ra chính sách đa dạng hoá sản phẩm du lịch, độc đáo hoá sản phẩm du lịch, đa dạng hoá các sản phẩm bổ sung, đƣa các sản phẩm mang bản sắc dân tộc vì vậy thể loại du lịch văn hoá phát triển mạnh.

- Phát triển hệ thống bán sản phẩm du lịch. Các tổ chức lữ hành tiếp tục giữ vị trí quan trọng trong việc tổ chức bán các sản phẩm du lịch, phát triển loại hình bán các chƣơng trình du lịch đến tận nhà hoặc qua mạng internet. Việc kết hợp đón khách từ nƣớc thứ 3 ngày càng đƣợc khẳng định.

- Tăng cƣờng hoạt động truyền thông:Vai trò của hoạt động tuyên truyền quảng cáo trong hoạt động du lịch ngày càng đƣợc nâng cao nhằm tăng khả năng cạnh tranh trong kinh doanh du lịch cho các đơn vị, các quốc gia.

- Đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá trong du lịch:Việc ứng dụng những thành tựu KHKT vào hoạt động du lịch ngày càng tăng, đội ngũ nhân viên phục vụ du lịch ngày càng đào tạo cơ bản, có kiến thức, hiểu biết rộng, chuyên môn vững vàng và ngoại ngữ thông thạo. Trang thiết bị, phƣơng tiện ở các khâu tác nghiệp ngày càng hiện đại, chuyên môn hoá ngành nghề ngày càng đƣợc thực hiện sâu sắc.

- Đẩy mạnh quá trình khu vực hoá và quốc tế hoá: các tuyến du lịch đƣợc gắn kết với nhau giữa các nƣớc, sản phẩm du lịch đƣợc quốc tế hoá cao, các tổ chức du lịch khu vực và toàn cầu đƣợc hình thành giúp đỡ các nƣớc thành viên phát triển hoạt động du lịch của mình, việc chuyển giao công nghệ trong hoạt động du lịch diễn ra sôi động. Việc tiếp thu các công nghệ mới trong hoạt động du lịch luôn luôn đƣợc gắn liền với việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trƣờng trong các địa phƣơng, các quốc gia, các khu vực trên phạm vi toàn thế giới.

- Hạn chế tính thời vụ trong du lịch: thông qua các biện pháp kéo dài thời vụ du lịch, hạn chế các tác động bất lợi của tính thời vụ trong du lịch nhằm nâng cao hiệu quả trong kinh doanh du lịch.

hoạt động du lịch, các quốc gia, các vùng thực hiện việc giảm tới mức tối thiểu các thủ tục về thị thực, hải quan,.. tạo điều kiện thuận lợi cho du khách tham quan, nghỉ ngơi cũng là một xu hƣớng của phát triển du lịch thế giới.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển du lịch trên địa bàn quận sơn trà, thành phố đà nẵng (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)