NỘI DUNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển du lịch trên địa bàn quận sơn trà, thành phố đà nẵng (Trang 27)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.NỘI DUNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH

1.2.1. Gia tăng quy mô du lịch

Gia tăng quy mô du lịch là làm tăng thêm quy mô phục vụ du lịch, là sự mở rộng về mọi mặt của ngành du lịch làm gia tăng giá trị mà ngành du lịch đem lại. Gia tăng quy mô giúp cho ngành du lịch phát triển mạnh hơn, khai thác tốt hơn tiềm năng du lịch, đóng góp nhiều hơn cho nhà nƣớc, tạo việc làm, nâng cao cuộc sống ngƣời dân.

a. Gia tăng giá trị kinh doanh ngành du lịch

Quy mô du lịch đƣợc biểu hiện một cách trực tiếp, bản chất tổng hợp ở tổng giá trị kinh doanh mà ngành du lịch có đƣợc trong một thời gian nhất định.

Nói cách khác, mở rộng quy mô du lịch là làm gia tăng giá trị kinh doanh mà ngành du lịch thu lại sau một thời gian nhất định.

Biểu hiện của việc gia tăng quy mô du lịch là tổng giá trị kinh doanh gia tăng mà ngành du lịch có đƣợc so với năm trƣớc.

b. Gia tăng các nguồn lực phục vụ du lịch

Quy mô du lịch đƣợc biểu hiện gián tiếp, hiện tƣợng từng mặt ở quy mô các nguồn lực phục vụ trong du lịch. Các nguồn lực phục vụ trong du lịch bao gồm: nguồn nhân lực, nguồn lực tài chính và nguồn lực cơ sở vật chất.

Do đó, gia tăng quy mô du lịch đƣợc biểu hiện ở gia tăng các nguồn lực du lịch, có nghĩa là quy mô của từng nguồn lực cụ thể của năm sau

lớn hơn năm trƣớc. Nói cách khác là sự gia tăng của từng nguồn lực cụ thể đang hoạt động trong ngành du lịch.

- ia tăng ngu n nhân lực làm du lịch:

Trong tất cả các hoạt động, con ngƣời là yếu tố quan trọng nhất. Tham gia vào hoạt động du lịch bao gồm nhiều thành phần nhƣ: các cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch, các nhà hoạt động chính sách, hƣớng dẫn viên, thuyết minh viên, nhân viên phục vụ, cộng đồng địa phƣơng, khách du lịch…

Trong ngành du lịch, nguồn nhân lực có vai trò cực kì quan trọng, vì đây là ngành dịch vụ nên nhân lực đƣợc xem là bộ phận quan trọng nhất cũng nhƣ là đầu tiên thể hiện chất lƣợng của điểm, tuyến du lịch đối với du khách. Chất lƣợng nguồn nhân lực luôn là một yếu tố có ý nghĩa quyết định trong việc thu hút du khách, nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh của điểm du lịch.

Gia tăng nguồn nhân lực chính là gia tăng số lƣợng và chất lƣợng lao động làm việc trong các hoạt động du lịch, kể cả trực tiếp hay gián tiếp hỗ trợ du lịch. Số lƣợng và trình độ lao động du lịch thể hiện khả năng phục vụ, đáp ứng nhu cầu du khách trên diện rộng. Gia tăng nguồn nhân lực du lịch giúp gia tăng khả năng phục vụ du lịch, tăng khả năng tiếp xúc, giao lƣu, kết nối đến du khách.

- ia tăng ngu n lực tài chính:

Nguồn lực tài chính của ngành du lịch đƣợc hiểu là nguồn vốn đầu tƣ vào du lịch. Để thu hút du khách đến với các điểm du lịch, cần phải đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, muốn giữ chân du khách cần đầu tƣ tôn tạo các khu du lịch, hoàn chỉnh các điều kiện sinh hoạt, thông tin liên lạc, muốn gia tăng nguồn thu từ khách du lịch phải đầu từ vốn để tạo ra những sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú và hấp dẫn…. Tất cả đều

dựa trên cơ sở ban đầu là vốn.

Cũng nhƣ đối với các ngành kinh tế khác, vốn có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của ngành du lịch. Nhƣ vậy, việc xác định quy mô và định hƣớng đầu tƣ vốn hợp lý sẽ tạo điều kiện cho du lịch phát triển. Sự gia tăng vốn đầu tƣ cho du lịch sẽ cho chúng ta những nhận định cơ bản về quy mô hiện tại và tƣơng lai phát triển của ngành du lịch.

Do đó, gia tăng nguồn lực tài chính của ngành du lịch tức là huy động vốn đầu tƣ phát triển du lịch. Mức tăng trƣởng vốn đầu tƣ cho du lịch với một cơ cấu hợp lý sẽ đem lại sự gia tăng về quy mô, thu hút lƣợng du khách ngày càng tăng lên. Nếu không đƣợc đầu tƣ tƣơng xứng, đồng bộ thì sẽ không đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển cả về mặt kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trƣờng, ảnh hƣởng trực tiếp đến sự phát triển của du lịch.

- ia tăng ngu n lực cơ sở vật chất kỹ thuật:

Nguồn lực cơ sở vật chất của ngành du lịch bao gồm: các điểm du lịch, khu du lịch, mạng lƣới giao thông, phƣơng tiện vận chuyển… và các hạ tầng kỹ thuật khác; là thƣớc đo phản ánh trình độ phát triển du lịch.

Bên cạnh lao động và vốn, cơ sở vật chất là điều kiện cơ bản của bất kì một ngành kinh doanh nào. Cơ sở vật chất kỹ thuật đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch cũng nhƣ quyết định mức độ khai thác tiềm năng du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu của khách du lịch. Chính vì vậy nên sự phát triển của ngành du lịch bao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật.

Sự phát triển cả về quy mô, số lƣợng chủng loại, chất lƣợng của hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, một mặt làm tăng khả năng tải của điểm du

lịch, mặt khác góp phần thu hút, hấp dẫn du khách. Để đảm bảo cho việc tham quan du lịch trên qui mô lớn cần phải xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật tƣơng ứng nhƣ các khách sạn, nhà hàng, cămping, cửa hiệu, trạm cung cấp xăng dầu, trạm y tế, nơi vui chơi thể thao… Khâu trung tâm của cơ sở vật chất kỹ thuật là phƣơng tiện phục vụ cho việc ăn ngủ của khách, tức là nguồn vốn cố định của du lịch. Do đó, gia tăng nguồn lực cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch thể hiện chủ yếu ở gia tăng số lƣợng cơ sở lƣu trú và ăn uống, bên cạnh đó còn là gia tăng tài sản cố định dài hạn và các công trình kiến trúc đầu tƣ phục vụ du lịch.

c. Gia tăng đơn vị kinh doanh du lịch

Quy mô du lịch một địa phƣơng còn thể hiện thông qua quy mô các cơ sở kinh doanh du lịch hiện đang hoạt động trên địa bàn địa phƣơng đó.

Hệ thống các cơ sở kinh doanh du lịch, bao gồm các cơ sở kinh doanh trực tiếp trong ngành du lịch nhƣ các cơ sở lƣu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, các công ty du lịch, văn phòng lữ hành, các cơ sở dịch vụ du lịch…. và cả các cơ sở, đơn vị kinh doanh phục vụ du lịch.

Cơ sở kinh doanh du lịch vừa là khách thể vừa là chủ thể phát triển du lịch. Hình thức kinh doanh, chất lƣợng phục vụ,… của các cơ sở kinh doanh du lịch đều có vai trò ảnh hƣởng quan trọng đến hình ảnh, uy tín du lịch của một địa phƣơng.

Gia tăng quy mô cơ sở kinh doanh du lịch nghĩa là số cơ sở kinh doanh du lịch tăng lên qua một thời gian nhất định, năm sau cao hơn năm trƣớc, biểu hiện cụ thể ở số các cơ sở hoạt động kinh doanh trong du lịch ở từng lĩnh vực nhƣ: lƣu trú, ăn uống, vận tải, vui chơi, giải trí…

* Tiêu chí đánh giá gia tăng quy mô du lịch:

+ Giá trị sản xuất ngành du lịch tăng thêm qua các năm. + Số lƣợng lao động ngành du lịch tăng lên qua các năm. + Số vốn đầu tƣ cho ngành du lịch tăng thêm qua các năm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+Tài sản cố định và dài hạn đầu tƣ cho ngành du lịch tăng thêm qua các năm.

+Số lƣợng cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch tăng qua các năm. + Số lƣợng các cơ sở kinh doanh, phục vụ du lịch tăng qua các năm.

1.2.2. Nâng cao chất lƣợng du lịch

Chất lƣợng dịch vụ là khoảng cách giữa sự mong đợi của khách hàng về những tiện ích mà dịch vụ sẽ mang lại cho họ và nhận thức cảm nhận của họ về kết quả thu đƣợc sau khi đã sử dụng dịch vụ đó. Do dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong sản phẩm du lịch nên việc đánh giá chất lƣợng du lịch rất khó khăn vì thƣờng mang tính chủ quan, không phụ thuộc vào ngƣời kinh doanh mà phụ thuộc chủ yếu vào khách du lịch, thể hiện ở mức độ hài lòng của du khách.

Ngày nay, cùng với sự phát triển nhân loại thì nhu cầu về du lịch của du khách cũng ngày càng tăng và phong phú, để bắt kịp nhu cầu đó thì việc phát triển chất lƣợng du lịch đóng vai trò rất quan trọng. Để nâng cao chất lƣợng du lịch, cần phải thƣờng xuyên tìm hiểu nhu cầu, tâm lý của du khách, nâng cao chất lƣợng phục vụ của các cơ sở kinh doanh du lịch cả về cải tiến mẫu mã dịch vụ lẫn phƣơng thức phục vụ của đội ngũ cán bộ, nhân viên.

Nâng cao chất lƣợng du lịch thực chất là nâng cao mức độ hài lòng của khách du lịch. Tuy nhiên, việc đánh giá mức độ hài lòng của du khách khá khó khăn, vì nó phụ thuộc nhiều vào yếu tố cảm quan, có thể thay đổi tùy theo thời gian, cảm xúc khi tiếp nhận các dịch vụ du lịch. Do đó, có thể hiểu, khi mức độ hài lòng của du khách tăng lên, nhu cầu

sử dụng các dịch vụ du lịch của họ sẽ tăng lên, Bên cạnh đó, đánh giá chất lƣợng du lịch còn thể hiện ở sự tăng trƣởng ổn định về số lƣợt du khách, doanh thu các loại dịch vụ chính của du lịch là lƣu trú và ăn uống tăng lên, mức độ tiêu dùng sản phẩm du lịch của du khách tăng thêm. Vì khi dịch vụ du lịch phong phú đa dạng và có chất lƣợng thì du khách sẽ đông và số ngày lƣu trú sẽ dài để họ có thể hƣởng thụ những dịch vụ này ; số lƣợng dịch vụ phong phú cũng khiến mỗi khách du lịch chi tiêu nhiều hơn và chất lƣợng dịch vụ khiến họ hài lòng sẽ chi tiêu nhiều hơn, doanh thu các cơ sở kinh doanh du lịch vì thế sẽ tăng lên, đặc biệt là dịch vụ lƣu trú và ăn uống. Ngoài ra, việc phân loại xếp hạng các cơ sở kinh doanh du lịch đạt tiêu chuẩn phục vụ du khách cũng thể hiện sự nâng cao chất lƣợng ngành du lịch.

* Tiêu chí đánh giá nâng cao chất lượng du lịch: + Sự gia tăng số lƣợt khách du lịch qua các năm. Mức tăng lƣợt khách quốc tế

Mức tăng lƣợt khách nội địa

+ Số ngày lƣu trú của du khách tăng thêm. Mức tăng số ngày lƣu trú của khách quốc tế Mức tăng số ngày lƣu trú của khách nội địa

+ Doanh thu các cơ sở lƣu trú và ăn uống tăng qua các năm.

+ Số lƣợng các cơ sở kinh doanh du lịch đạt tiêu chuẩn phục vụ du lịch.

1.2.3 Phát triển mới sản phẩm, loại hình du lịch

Sự phát triển nhanh của du lịch toàn cầu và những xu hƣớng du lịch mới xuất hiện trong thời gian gần đây đã và đang thúc đẩy cạnh tranh mạnh mẽ giữa các quốc gia trên thế giới trong việc thu hút khách du lịch. Để nâng cao vị thế cạnh tranh điểm đến trên thị trƣờng du lịch quốc tế,

yếu tố sản phẩm du lịch chiếm vị trí quan trọng. Phát triển mới sản phẩm, loại hình du lịch có thể hiểu là phát triển các sản phẩm, dịch vụ mà trƣớc đây chƣa có, hay nói cách khác là số lƣợng sản phẩm, du lịch cung cấp cho xã hội ngày càng nhiều.

Việc phát triển mới sản phẩm, loại hình du lịch giúp cho du khách tiếp cận đƣợc nhiều loại sản phẩm, nhiều loại hình du lịch, mở rộng đƣợc phạm vi, quy mô, cách thức cung ứng sản phẩm. Phát triển mới, đa dạng sản phẩm, loại hình du lịch cần phải nghiên cứu nhu cầu của khách, nhu cầu của thị trƣờng; tận dụng tiềm lực sản xuất, nâng cao khả năng khai thác tiềm năng du lịch, tạo ra những sản phẩm phụ và tiết kiệm đƣợc chi phí sản xuất, tiêu thụ, góp phần hạn chế đƣợc tính mùa vụ trong du lịch.

Muốn đánh gia mức độ phát triển mới sản phẩm, loại hình du lịch cần phân tích, đánh giá thông qua số lƣợng, mức độ đa dạng của các sản phẩm, loại hình đồng thời thông qua tính hấp dẫn và độ hài lòng của du khách đối với những sản phẩm đó. Phát triển mới sản phẩm, dịch vụ du lịch đƣợc thể hiện thông qua việc tăng thêm các sản phẩm, dịch vụ tuy nhiên phải xét trong một thời gian cụ thể, hay nói cách khác là phải quan tâm đến tốc độ tăng thêm các sản phẩm, dịch vụ mới.

* Tiêu chí đánh giá phát triển mới sản phẩm, loại hình du lịch: + Số lƣợng sản phẩm, dịch vụ du lịch mới tăng thêm hằng năm. + Tốc độ tăng thêm các sản phẩm, dịch vụ du lịch mới

1.2.4. Mở rộng mạng lƣới du lịch

Mở rộng mạng lƣới du lịch tức là gia tăng thành viên của mạng lƣới, củng cố mạng lƣới hiện có, chiếm lĩnh thị trƣờng mới, đạt đƣợc thị phần ngày càng cao, thực chất là mở rộng địa bàn phục vụ du lịch, gia tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm du lịch. Mở rộng mạng lƣới du lịch giúp tạo điều kiện cho các sản phẩm du lịch đƣợc tiêu thụ dễ dàng và rộng rãi

hơn, đẩy mạnh hoạt động của các doanh nghiệp phát triển, thể hiện sự phát triển du lịch của một địa phƣơng.

Sự phát triển đa dạng và phong phú các tuyến, điểm du lịch thể hiện sự gia tăng việc liên kết của ngành du lịch tại địa phƣơng, cũng nhƣ với các điểm du lịch, các cơ sở kinh doanh du lịch tại cái vùng, địa phƣơng, quốc gia khác nhau nhằm khai thác, phát triển tiềm năng du lịch tại địa phƣơng.

Mở rộng mạng lƣới du lịch cần phải nghiên cứu thị trƣờng du khách, phân tích đƣợc những thị trƣờng nào có thể giữ vững trong hiện tại, những thị trƣờng nào có thể hƣớng đến trong tƣơng lai và chủ động chuẩn bị các nguồn lực cần thiết để khi mở rộng mạng lƣới có thể duy trì các điểm mới hoạt động hiệu quả. Bên cạnh đó, ngoài việc chú ý mở rộng các tour, tuyến điểm để thu hút du khách, còn cần các kế hoạch quảng bá cụ thể để đƣa khách tại chỗ đến nơi khách du ngoạn. Mạng lƣới du lịch đƣợc mở rộng, cần quan tâm đến mức độ liên kết giữa các điểm, sự thuận tiện cho du khách khi đến tham quan du lịch. Số lƣợng các điểm, tuyến du lịch tăng thêm cần đảm bảo chất lƣợng, thu hút đƣợc du khách, chứ không phải chỉ là nhiều thêm về số lƣợng.

* Tiêu chí đánh giá mở rộng mạng lưới du lịch:

+ Số lƣợng điểm du lịch tăng lên qua các năm.

+ Số lƣợng các tuyến, tour du lịch tăng thêm qua các năm.

1.2.5. Bảo tồn, tôn tạo tài nguyên du lịch và bảo vệ môi trƣờng

a. Bảo tồn, tôn tạo tài nguyên du lịch

Muốn phát triển du lịch có hiệu quả cần đồng thời bảo tồn, tôn tạo tài nguyên du lịch sẵn có, đây là nguyên tắc quan trọng nhất trong việc phát triển du lịch. Nội dung bảo tồn, tôn tạo tài nguyên du lịch thể hiện ở công tác quản lý, giám sát và những đóng góp tích cực cho việc tôn tạo,

bảo vệ các khu, điểm du lịch. Các khu, điểm du lịch và tài nguyên du lịch là hạt nhân đóng vai trò trung tâm quyết định đến hiệu quả hoạt động du lịch. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Muốn bảo tồn, tôn tạo tài nguyên du lịch cần:

-Duy trì những quá trình sinh thái thiết yếu và hỗ trợ cho việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học; bảo tồn và giảm thiểu thiệt hại đối với khu vực tự nhiên, môi trƣờng sống, bảo tồn gen và loài, đặc biệt là các loài động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng

-Bảo tồn các giá trị thẩm mỹ, giá trị địa chất địa mạo đã đƣợc công

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển du lịch trên địa bàn quận sơn trà, thành phố đà nẵng (Trang 27)