ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUẬN SƠN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển du lịch trên địa bàn quận sơn trà, thành phố đà nẵng (Trang 93 - 96)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUẬN SƠN

TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG THỜI GIAN QUA

2.3.1. Thành công và hạn chế

a. Thành công

- Quy mô du lịch đƣợc mở rộng, đặc biệt là hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch đƣợc đầu tƣ xây dựng cả về mặt số lƣợng và chất lƣợng, bộ mặt mỹ quan đô thị địa phƣơng ngày càng khang trang, hiện đại.

- Chất lƣợng du lịch ngày càng đƣợc nâng cao, chú trọng chiều sâu, mang tính đặc trƣng thu hút đƣợc một lƣợng khách đáng kể.

- Các sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng, phát triển sản phẩm mới đƣợc đầu tƣ, quan tâm về chất lƣợng.

- Công tác bảo tồn tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng càng đƣợc chú trọng. Du lịch hiện chƣa ảnh hƣởng nhiều đến việc xuống cấp, suy thoái tài nguyên tự nhiên.

- Đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân địa phƣơng đƣợc nâng cao hơn, góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Hoạt động du lịch cơ bản đƣợc ngƣời dân đồng thuận tham gia.

b. Hạn ch

- Quy mô du lịch chƣa phát triển tƣơng xứng với tiềm năng của vùng. Đặc biệt, các cơ sở kinh doanh du lịch còn mang tính nhỏ lẻ, số lƣợng đạt tiêu chuẩn chƣa nhiều.

- Chất lƣợng du lịch chƣa thực sự đáp ứng đƣợc nhu cầu của du khách, hình thức tổ chức, triển khai còn sơ sài, chỉ mới thu hút chủ yếu khách đơn lẻ, chƣa có đƣợc sự quan tâm của các hãng du lịch và đoàn khách lớn.

- Các sản phẩm, dịch vụ du lịch còn đơn điệu, chƣa có nét độc đáo, chƣa tạo ra điểm nhấn đối với khách du lịch. Sự kém phong phú của sản phẩm du lịch khiến du khách đến với Sơn Trà với thời gian lƣu trú không lâu.

- Các điểm đến, tuyến du lịch tuy đƣợc triển khai thêm nhƣng vẫn ít và còn trong tình trạng đơn điệu, chƣa đạt tiêu chuẩn, chƣa thực sự đƣợc quan tâm về chất lƣợng.

- Công tác bảo tồn, tôn tạo tài nguyên chƣa đƣợc triển khai thƣờng xuyên, công tác tuyên truyền diễn giải môi trƣờng còn hạn chế, một số điểm du lịch có tình trạng xuống cấp.

2.3.2. Nguyên nhân của các hạn chế

- Chƣa có cơ chế chính sách quản lý, quy hoạch phát triển du lịch hợp lý, kịp thời. Những loại hình du lịch tại quận Sơn Trà đa phần còn

khá mới mẻ cả về quy hoạch lẫn chính sách đầu tƣ. Bên cạnh đó, loại hình du lịch tại Sơn Trà đòi hỏi vấn đề quy hoạch và khai thác cần đƣợc chú trọng thực chất, làm không khéo sẽ gây mất đi cảnh quan thiên nhiên vốn có.

- Do khai thác du lịch chậm, xuất phát điểm của du lịch địa phƣơng thấp. Đặc biệt việc phân quyền khai thác, triển khai các sản phẩm du lịch chƣa thực sự hiệu quả, vẫn còn quá chú trọng đến vấn đề quản lý nhà nƣớc mà dần đánh mất đi năng lực cạnh tranh của các đơn vị. Bên cạnh đó, khi quyền lợi và trách nhiệm giữa các bên bị chồng chéo, dẫn đến tình trạng phát triển chỉ về mặt lƣợng, hình thức.

- Nguồn nhân lực du lịch còn yếu và thiếu. Công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn lao độn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Lực lƣợng lao động tại địa phƣơng chủ yếu là tự phát, trình độ chuyên môn chƣa cao, đặc biệt là suy nghĩ còn chƣa thực sự tiến bộ, nhận thức về du lịch chỉ mới ở góc độ một ngành kinh tế, đặt vấn đề lợi nhuận lên hàng đầu.

- Mức độ tham gia vào du lịch của cộng đồng địa phƣơng còn hời hợt. Ngƣời dân chủ yếu tham gia vào các hoạt động sẵn có với tƣ cách hỗ trợ, không hề có vai trò quyết định trong những hoạt động này. Chƣa hề có công tác thăm dò lấy ý kiến ngƣời dân địa phƣơng về những ảnh hƣởng, tác động của du lịch đến đời sống của họ để từ đó có cái nhìn sâu rộng hơn, có giải pháp khắc phục điều chỉnh, tránh đƣợc suy nghĩ chủ quan duy ý chí của các nhà làm du lịch.

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUẬN SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển du lịch trên địa bàn quận sơn trà, thành phố đà nẵng (Trang 93 - 96)