NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển du lịch trên địa bàn quận sơn trà, thành phố đà nẵng (Trang 37 - 41)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3. NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH

1.3.1. Nhóm nhân tố tự nhiên

Thiên nhiên là môi trƣờng sống của con ngƣời và của mọi sinh vật trên trái đất, thiên nhiên bao gồm các yếu tố và các thành phần tự nhiên,

các hiện tƣợng tự nhiên, các quá trình biến đổi của chúng tạo nên các điều kiện tự nhiên thƣờng xuyên tác động đến sự sống, hoạt động của con ngƣời. Các thành phần tự nhiên tạo nên tài nguyên du lịch bao gồm:

- Vị trí địa lý: thể hiện lợi thế so sánh về địa lý kinh tế, chính trị, xã hội,… ảnh hƣởng đến điều kiện phát triển du lịch.

- Địa hình: tạo ra các cảnh quan thiên nhiên, các dạng địa hình chứa đựng các tài nguyên du lịch thiên nhiên, chế định cảnh đẹp và sự đa dạng của phong cảnh nơi đó.

- Khí hậu: gồm tài nguyên khí hậu thích hợp với sức khoẻ con ngƣời, tài nguyên khí hậu phục vụ cho việc chữa bệnh, an dƣỡng, du lịch, thể thao, giải trí...

-Thuỷ văn: gồm mặt nƣớc và các bãi nông ven bờ, các điểm nƣớc khoáng.

- Sinh vật: gồm các vƣờn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, các cơ sở hệ sinh thái đặc thù.

1.3.2. Nhóm nhân tố xã hội

- Tài nguyên du lịch nhân văn: là đối tƣợng và hiện tƣợng văn hóa, lịch sử do con ngƣời sáng tạo ra trong đời sống, gồm các di sản vật thể và phi vật thể, nhƣ: hệ thống các di tích lịch sử, di sản văn hóa, phong tục tập quán, đặc điểm văn hóa, sản xuất… là một trong những yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch.

- Môi trƣờng chính trị, xã hội: Các nhân tố chính trị là điều kiện đặc biệt quan trọng có tác dụng hoặc thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của du lịch trong nƣớc và quốc tế. Môi trƣờng chính trị, xã hội ổn định an toàn sẽ tạo môi trƣờng thuận lợi và cảm giác an toàn cho du khách, bao gồm cả việc kiểm soát các vấn đề tệ nạn xã hội, dịch bệnh… và ngay cả một số khách đến với mục đích xấu.

- Cộng đồng dân cƣ và lao động: Dân cƣ là lực lƣợng sản xuất quan trọng của xã hội. Nguồn lao động đảm bảo chất lƣợng của địa phƣơng, thể hiện ở trình độ kiến thức, kĩ năng và thái độ của ngƣời lao động, là yếu tố quan trọng ảnh hƣớng đên tƣơng lai phát triển ngành du lịch. Cộng đồng dân cƣ có vai trò to lớn trong bảo tồn tài nguyên, môi trƣờng và văn hóa địa phƣơng; dân cƣ có trình độ văn hóa nhất định thì mới hiểu biết để bảo tồn và phát triển các giá trị du lịch, hạn chế các tệ nạn xã hội.

- Cơ chế, chính sách quản lý, phát triển du lịch cũng là nhân tố ảnh hƣởng không nhỏ đến sự phát triển của ngành du lịch thể hiện ở việc thu hút đầu tƣ cũng nhƣ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch phát triển. Muốn tránh đƣợc những tổn thất nghiêm trọng cho bất kì nguồn tài nguyên nào làm chỗ dựa cho phát triển du lịch thì phải quản lý, quy hoạch một cách chu đáo những địa điểm và loại hình phát triển, quản lý môi trƣờng và những hoạt động ảnh hƣởng đến du lịch.

1.3.3. Nhóm nhân tố kinh tế

- Trình độ phát triển kinh tế:

Sự phát triển của nền sản xuất xã hội có tầm quan trọng hàng đầu làm xuất hiện nhu cầu du lịch và biến nhu cầu của con ngƣời thành hiện thực. Trình độ phát triển kinh tế đóng vai trò quan trọng trong việc trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, cung cấp các hàng hóa, dịch vụ, bảo đảm cho du lịch phát triển.

Thu nhập bình quân là chỉ số tác động trực tiếp đến lƣợng cầu trong du lịch, khi thu nhập bình quân tăng thì lƣợng cầu du lịch cũng tăng theo.

các loại hàng hóa cung ứng; do đó, sự phát triển các ngành công nghiệp nhẹ, nông nghiệp, công nghiệp chế biến… có ảnh hƣởng trực tiếp đến sự phát triển ngành du lịch.

- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội: là điều kiện quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch.

* Cơ sở hạ tầng xã hội: đƣợc xem là những yếu tố đảm bảo điều kiện chung cho việc phát triển du lịch. Cơ sở hạ tầng là tiền đề, là đòn bẩy của mọi hoạt động kinh tế, trong đó có du lịch.

* Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: đƣợc hiểu là toàn bộ các phƣơng tiện vật chất kỹ thuật do các tổ chức du lịch tạo ra để khai thác tiềm năng du lịch, tạo ra sản phẩm dịch vụ, hàng hóa cung cấp và thỏa mãn nhu cầu của du khách, bao gồm hệ thống khách sạn, nhà hàng, các khu vui chơi giải trí, phƣơng tiện vận chuyển,… Trình độ phát triển của cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là điều kiện, đồng thời cũng là sự thể hiện trình độ phát triển du lịch của một đất nƣớc.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUẬN SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển du lịch trên địa bàn quận sơn trà, thành phố đà nẵng (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)