Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển du lịch trên địa bàn quận sơn trà, thành phố đà nẵng (Trang 41 - 46)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Sơn Trà nằm về phía Đông thành phố Đà Nẵng, trải dài theo hạ lƣu phía hữu ngạn sông Hàn, có toạ độ địa lý từ 16004’51” đến 16009’13” vĩ độ Bắc, 108015’34” đến108018’42” kinh độ Đông. Là quận có ba mặt giáp sông, biển. Phía Bắc và Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp Vũng Thùng (vịnh Đà Nẵng) và sông Hàn, phía Nam giáp quận Ngũ Hành Sơn.

Với vị trí thuận lợi nhƣ vậy, Sơn Trà có điều kiện phát triển du lịch hiệu quả, giao lƣu kinh tế và phát triển văn hoá theo hƣớng mở.

b. Khí hậu, thủy văn

Khí hậu thủy văn của quận Sơn Trà mang những đặc điểm vùng gió mùa Duyên hải miền Trung và đặc trƣng của thành phố Đà Nẵng.

Nhiệt độ trung bình hàng năm là 25,60C trung bình năm cao nhất là 29,80C và trung bình năm thấp nhất là 22,50C. Độ ẩm không khí trung bình là 82%, trung bình cao nhất là 86% và trung bình thấp nhất là 64% và thấp tuyệt đối là 18%.

Lƣợng mƣa trung bình hàng năm là 2.066 mm. Mùa mƣa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12, thời gian này tổng lƣợng mƣa chiếm 76% lƣợng mƣa cả năm. Mùa khô thƣờng kéo dài từ tháng 4 đến tháng 8.

Với những đặc điểm khí hậu gió mùa nhƣ vậy, có thể thấy Sơn Trà là một vùng có khí hậu khá ôn hòa, dễ chịu, không khắc nghiệt, giúp cho

du khách lựa chọn nơi đây là một trong những điểm dừng chân, đặc biệt với mùa khô kéo dài 4 tháng rất thích hợp để Sơn Trà tập trung phát triển du lịch biển nghỉ dƣỡng.

Bên cạnh đó, Sơn Trà là địa bàn chịu tác động trực tiếp khi có các cơn bão đổ bộ vào Đà Nẵng (năm nhiều nhất có tới 5 cơn bão). Bão thƣờng xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 11, thêm vào đó là các hiện tƣợng thời tiết đặc biệt khác. Vì vậy, Sơn Trà cũng có những hạn chế cơ bản ảnh hƣởng đến việc thu hút du khách, chƣa thể khắc phục đƣợc tính mùa vụ của du lịch nơi đây.

c. Địa hình

Địa hình quận Sơn Trà thuộc loại địa hình đồng bằng ven biển có tác động của hiện tƣợng bồi tích cát biển, trừ hòn Sơn Trà cao 696m nằm ở phía Bắc, còn lại có độ cao trung bình từ 1,5 đến 2m so với mực nƣớc biển. Có thể chia làm ba loại địa hình:

- Loại địa hình cao, tƣơng đối bằng phẳng, dốc dần từ đƣờng Ngô Quyền và chân bán đảo Sơn Trà (cốt trung bình 6m) ra biển (cốt trung bình 3m). Loại này chiếm diện tích chủ yếu (90%) kéo dài suốt dọc khu đất quy hoạch.

- Loại địa hình thấp, là các bãi cát ven sông Hàn và vịnh Đà Nẵng. Cao độ trung bình 0,5-1m, có chu kì ngập lụt khoảng 1 đến 2%. Loại này chiếm diện tích khoảng 7-8%.

- Loại địa hình gò đồi do cát bồi tích lâu đời. Loại này diện tích rất ít (khoảng 1-2%), tập trung phía Tây đƣờng Ngô Quyền, cốt trung bình từ 9-12m).

Đặc điểm địa hình Sơn Trà với độ cao trung bình, các loại địa hình không chênh lệch lớn, giúp thuận lợi cho du khách khi tham quan du lịch, địa hình nói chung tƣơng đối bằng phẳng tạo cảm giác an toàn cho

d. Tài nguyên thiên nhiên

- Tài nguyên đất

Theo kết quả thống kê đất đai đến ngày 01/01/2014, tổng diện tích quận Sơn Trà là 6339,17 ha, đƣợc bố trí sử dụng nhƣ sau:

Bảng 2.1.Diện tích đất tự nhiên

Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích đất 6339,17 100

Nhóm đất nông nghiệp 2559,80 40,38

Nhóm đất phi nông nghiệp 2275,54 35,90

Nhóm đất chƣa sử dụng 1503,83 23,72

Ghi chú: tổng diện tích đất tự nhiên không tính đất mặt nƣớc ven biển.

(Ngu n: Niên giám thống kê quận Sơn Trà)

Qua bảng 2.1 có thể thấy diện tích đất chƣa sử dụng lớn chiếm 23,72% diện tích toàn địa bàn, là một trong những điều kiện đầu tƣ phát triển du lịch của vùng.

- Tài nguyên rừng: Bán đảo Sơn Trà đƣợc bao phủ bởi kiểu rừng kín thƣờng xanh vào mùa mƣa nhiệt đới. Tổng diện tích tự nhiên là 4.439 ha, trong đó diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 4.180 ha, trong đó đất có rừng là 3.431 ha (rừng tự nhiên 2.806 ha, rừng trồng 625 ha), đất chƣa có rừng 748 ha.

Tài nguyên rừng giúp ngăn ngừa các thiên tai, lũ lụt, đảm bảo sự an toàn và an tâm của của du khách đến với du lịch Sơn Trà. Bên cạnh đó, tài nguyên rừng còn là điều kiện giúp Sơn Trà phát triển loại hình du lịch sinh thái.

- Tài nguyên biển: Sơn Trà có bờ biển dài khoảng 10 km, có vùng lãnh hải thềm lục địa độ sâu 200m trải ra 125 km, tạo thành vành đai nƣớc nông rộng lớn, thích hợp cho phát triển kinh tế tổng hợp biển và giao lƣu với nƣớc ngoài. Bờ biển Sơn Trà có nhiều bãi tắm đẹp kết hợp

với những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú và giá trị đƣợc nâng lên nhiều lần bởi các bãi tắm và các cảnh quan này không xa trung tâm thành phố, có ý nghĩa lớn cho phát triển du lịch và nghỉ dƣỡng.

Qua điều tra sơ bộ, vùng biển Sơn Trà có trữ lƣợng hải sản lớn, nguồn lợi thuỷ sản dồi dào, phong phú, bao gồm nhiều loài cá nổi, cá đáy có giá trị kinh tế cao nhƣ: chim, thu, ngừ, nục, trích, hồng, phèn, mú, bạc má, bánh đƣờng,... và nhiều loại hải sản quí hiếm nhƣ: tôm, cua, hải sâm,.. tạo nên nét hấp dẫn đặc trung về ẩm thực của vùng; đặc biệt là những dải san hô tuyệt đẹp, hiện đang đƣợc khai thác phục vụ sản phẩm du lịch lặn biển ngắm san hô của địa phƣơng.

- Tài nguyên động vật:

Đã thống kê danh mục động vật bao gồm 287 loài, 93 họ, 38 bộ, có 29 loài thuộc nguồn gen quý hiếm. Trong đó lớp thú 36 loài, 18 họ, 8 bộ; lớp chim có 106 loài, 34 họ; lớp bò sát có 23 loài, 12 họ, 2 bộ; lớp ếch nhái có 9 loài, 4 họ, 1 bộ; lớp côn trùng 113 loài, 26 họ, 12 bộ.

So với tổng số loài động vật ở Việt Nam, động vật có xƣơng sống ở cạn của Sơn Trà có 174 loài, chiếm 12,5%; số bộ có 26 bộ chiếm 70,27% tổng số bộ của Việt Nam, 68 họ chiếm 45,64% trong tổng số họ của việt Nam. Chỉ là một quận của một thành phố, nhƣng Sơn Trà lại có số lƣợng loài, bộ, họ chiểm tỉ trọng khá lớn so với toàn đất nƣớc, đây là đặc điểm thuận lợi giúp Sơn Trà phát triển loại hình du lịch sinh thái hơn bất cứ đâu.

Bên cạnh đó, đặc điểm khu hệ động vật Sơn Trà là khu hệ bán đảo cô lập, số lƣợng các cá thể của một số loài lớn hơn đất liền, tính ƣu thế sinh thái ở đây chủ yếu là những động vật nhỏ, leo tr o; điều này giúp cho việc du khách tham quan tìm hiểu hệ sinh thái ở đây khả thuận lợi, dễ dàng. Giá trị bảo tồn gen động vật ở Sơn Trà có 20 loài quý hiếm.

Trong đó loài Voọc chà vá đƣợc coi là biểu tƣợng bảo tồn của Sơn Trà. Thời gian gần đây, chính loài động vật này là một trong những nguyên nhân chính thu hút bạn b quốc tế đến với Sơn Trà, không chỉ là du khách mà còn cả các nhà khoa học, động vật học, nhiếp ảnh gia đến để quan sát, nghiên cứu.

- Tài nguyên thực vật:

Bán đảo Sơn Trà cũng có sự đa dạng về cấu trúc thành phần loài: tổng số loài thực vật bậc cao là 985 loài, chiếm 9,37% loài thực vật cao cấp cảu Việt Nam, thuộc 483 chi và 143 họ. Tổng số loài quý hiếm là 22 loài.

Hệ thực vật ở bán đảo Sơn Trà đa dạng về loài, trong đó ngành hạt kín giữ vai trò quan trọng vì chúng có số lƣợng họ, chi, loài nhiều nhất; lớp 2 lá mầm giữ vai trò ƣu thế hơn so với lớp một lá mầm.

Tuy trong một diện tích nhỏ chỉ chiếm 0,014% diện tích của cả nƣớc nhƣng số họ thực vật chiếm 37,83% tổng số họ thực vật của Việt Nam, số chi chiếm 19,13% tổng số chi của Việt Nam, số loài chiếm 9,37% số loài của của Việt Nam.

Thảm thực vật tự nhiên của Sơn Trà có 3 kiểu: quần hệ rừng kín thƣờng xanh mùa mƣa nhiệt đới; quần hệ rừng phục hồi sau khai thác; quần hệ cây bụi và trảng cỏ.

Với sự đa dạng về tài nguyên động vật và thực vật nhƣ trên cùng với tỷ trọng lớn, mật độ cao, là nguồn lực tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển du lịch tại Sơn Trà, đặc biệt là du lịch sinh thái.

e. Tài nguyên du lịch tự nhiên

Quận Sơn Trà cả 3 mặt giáp biển và sông, có nhiều bãi tắm đẹp tạo dọc bờ biển, kết hợp với những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú và giá trị đƣợc nâng lên nhiều lần bởi các bãi tắm và các cảnh quan này không xa trung tâm thành phố, cách nội thành Đà Nẵng chƣa đầy 2km, có ý nghĩa

rất lớn cho sự phát triển du lịch và nghỉ dƣỡng. Cũng nhƣ đã tạo cho Sơn Trà lợi thế so sánh rất lớn về phát triển kinh tế biển cũng nhƣ phát triển các loại hình du lịch biển trong chiến lƣợc phát triển kinh tế biển và tổng thể phát triển du lịch của của thành phố Đà nẵng, vùng miền Trung và của cả nƣớc.

Một số tài nguyên du lịch tự nhiên đáng kể đến:

Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà: Sơn Trà có nhiều cảnh đẹp, với hàng chục bãi biển nằm dọc theo chân núi xanh, sạch, đẹp, bãi nào cũng có dòng suối nƣớc ngọt, mát, trong lành từ trong núi chảy ra biển, rất thuận tiện cho việc tắm biển, bơi lội, du thuyền, lặn, dã ngoại … thích nghi với du khách, có thể kể từ Tây sang Đông lần lƣợt nhƣ sau:

Bãi Tiên Sa, Bãi Bụt, Bãi Trẹ, Bãi Rạn, Bãi Nam, Bãi Bắc, Ngoài ra, danh thắng Sơn Trà còn có những địa danh khác nhƣ: Suối Đá, Giếng Tiên, Hòn Ông Mụ, Mũi Súng, Hang Dơi, Gành Dang, Hòn Sụp.

Bờ biển phía Bắc có gió và sóng mạnh, thích hợp với du lịch mạo hiểm, phía Nam bán đảo, biển êm dịu, an toàn.

Bãi tắm Mỹ Khê, phƣờng Phƣớc Mỹ nổi tiếng từ lâu đời. Bãi biển thoáng rộng, độ dốc lài dần đều, có những cồn cát trắng mịn chạy dọc suốt bờ biển đến hút tầm mắt, nƣớc biển trong xanh.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển du lịch trên địa bàn quận sơn trà, thành phố đà nẵng (Trang 41 - 46)