Đặc điểm xã hội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển du lịch trên địa bàn quận sơn trà, thành phố đà nẵng (Trang 46 - 51)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA

2.1.2. Đặc điểm xã hội

a. Tài nguyên du lịch nhân văn - Các địa điểm:

Dọc triền núi và các bãi biển dọc chân núi Sơn Trà và tại các phƣờng có khá nhiều lăng miếu, trong số đó có những lăng miếu có niên đại từ 200 đến 400 năm. Nổi bật trong số đó có lăng Bà Thân, đền thờ Thoại Ngọc Hầu, lăng mộ Thái phó Quận công Trần Quang Diệu, miếu ông Chài; miếu ông Cao; miếu thờ nữ thần Bà Dàng; thờ thần Bạch Mã

(thờ thần núi); lăng tiến sĩ thờ Hoàn giáp Nguyễn Phục; miếu thờ thần biển Đại Càn Thánh nƣơng. Đa số các bãi biển dọc theo chân núi Sơn Trà đều có miếu thờ cá Ông (cá voi) do ngƣ dân trong vùng xây dựng.

Danh thắng Sơn Trà có hai ngọn Hải đăng, một ngọn nằm trên mỏm núi phía Tây, nhằm làm hiệu cho tàu b lui tới vùng vịnh và hải cảng quốc tế Tiên Sa; hải đăng nằm trên mỏm núi phía Đông, nhằm làm hiệu cho tàu viễn dƣơng và tàu đến vùng biển Đà Nẵng. Tại trên các đỉnh núi Sơn Trà có đài khí tƣợng, dân địa phƣơng thƣờng quen gọi là đỉnh bồ, đài Ra đa và đài phát sóng truyền hình.

Nhằm bảo vệ vững chắc cho vịnh Hàn (Vũng Trà Sơn) và nội thị Đà Nẵng vào thời nhà Nguyễn, từ đời vua Minh Mạng cho đến đời vua Tự Đức đã xây dựng dọc theo triền núi phía Tây bán đảo Sơn Trà thành Hóa Hiệu, đồn Nhì, đồn Ba, đài chỉ huy và đài quan sát.

Bên cạnh đó, còn phải kể đến các địa điểm nhƣ: Đỉnh Bàn Cờ, Bảo tàng Đồng Đình, Chùa Linh Ứng - Bãi Bụt, Công viên Biển Đông, Cảng Tiên Sa

Tại các phƣờng đều có các đình làng cổ nhƣ: Đình làng Mân Quang, Nam Thọ (phƣờng Thọ Quang); Đình làng Mỹ Khê, Phƣớc Trƣờng (phƣờng Phƣớc Mỹ); Đình làng Tân Thái, Cổ Mân (phƣờng Mân Thái); Đình làng An Hải (phƣờng An Hải Tây); Đình làng Nại Hiên Đông (phƣờng Nại Hiên Đông).

- àng nghề truyền thống + Nghề đánh bắt + Nghề làm mắm + Nghề trồng hoa - hội + Lễ hội Đình làng An Hải

+ Lễ hội Nghinh ông

Các địa điểm kể trên đã xuất hiện từ lâu đời, trải qua thời gian đã trở thành nét cổ kính nơi đây và nay trở thành nơi thu hút du khách đến tham quan khá lớn, cùng với các lễ hội và làng nghề truyền thống của ngƣời dân đã tạo điều kiện để Sơn Trà phát triển loại hình du lịch tham quan tìm hiểu văn hóa lịch sử.

b. ôi trường chính trị hội

Quận Sơn Trà nằm ở phía Đông Thành phố Đà Nẵng, Bán đảo Sơn Trà có vị trí hết sức quan trọng về kinh tế, quốc phòng - an ninh, có bờ biển dài 30km và khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà. Trên địa bàn quận hơn 10 năm qua luôn đƣợc đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân. Xây dựng quận thành khu vực phòng thủ liên hoàn, vững chắc theo NQ số 03/NQ-QU của Quận ủy. Phối hợp với các ngành xây dựng kế hoạch phát triển ngành hải sản gắn với quốc phòng an ninh, kinh tế với quốc phòng thông qua đề án xây dựng lực lƣợng DQTV biển gắn với phƣơng tiện đánh bắt trên biển.

Môi trƣờng chính trị xã hội tại đây luôn đƣợc giữ ổn định, điều đó khiến du khách an tâm khi chọn đây là điểm du lịch, nghỉ dƣỡng của mình; sự an toàn là yếu tố hàng đầu thu hút du khách đến và quay trở lại.

Bên cạnh đó, thành phố tiếp tục có các cơ chế, chính sách thuận lợi nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tƣ phát triển các loại hình dịch vụ vui chơi, giải trí, trung tâm mua sắm, ẩm thực ven biển, đặc biệt là dịch vụ giải trí về đêm để thu hút khách du lịch

Việc quy hoạch phát triển địa phƣơng theo đúng tinh thần chỉ đạo của Ban Thƣờng vụ Thành ủy Đà Nẵng, xác định quận Sơn Trà là một trong những địa bàn trọng điểm phát triển du lịch - dịch vụ và kinh tế

biển của thành phố. Xây dựng quận Sơn Trà sớm trở thành đô thị lớn, hiện đại phía Đông thành phố. Thực hiện sự chỉ đạo của UBND thành phố về bảo đảm an ninh trật tự, môi trƣờng du lịch trên địa bàn, Ban Quản lý Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng cũng đã phối hợp với UBND quận Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, lực lƣợng TNXK, công an và các ngành chức năng liên quan tiến hành ra quân lập lại trật tự, vệ sinh và cảnh quan môi trƣờng các bãi biển Phạm Văn Đồng, Mỹ Khê, T18.

Với các cơ chế chính sách và môi trƣờng chính trị xã hội nhƣ vậy, có thể thấy, Sơn Trà có đầy đủ điều kiện cơ sở để đẩy mạnh phát triển du lịch, xác định đây là hƣớng mũi nhọn kinh tế của địa phƣơng.

c. Cộng đồng dân cư và lao động

Năm 1997 dân số trung bình toàn quận là 97.204 ngƣời, đến năm 2014 dân số trung bình quận là 148.712 ngƣời. Quy mô dân số toàn quận có xu thế tăng nhanh và dân cƣ phân bố không đều. Điều đó đƣợc minh họa qua bảng sau:

Bảng 2.2. Dân số trung bình và mật độ dân số quận Sơn Trà phân theo phường năm 2014 Diện tích (km2) Dân số trung bình (1000 ngƣời) Mật độ dân số (ngƣời/km2 ) Tổng số 63,39 148.712 2.346 Phƣờng Thọ Quang 50,54 30.107 596

Phƣờng Nại Hiên Đông 4,32 22.328 5.172

Phƣờng Mân Thái 1,16 16.698 14.416

Phƣờng An Hải Bắc 3,16 30.377 9.622

Phƣờng Phƣớc Mỹ 1,87 17.729 9.463

Phƣờng An Hải Tây 1,53 13.138 8.595

Phƣờng An Hải Đông 0,82 18.335 22.469

Từ bảng 2.2 cho thấy dân số tập trung cao ở các phƣờng Thọ Quang, An Hải Bắc và Nại Hiên Đông, trong khi ở các phƣờng còn lại thấp hơn, có phƣờng An Hải Tây chỉ có 13.138.000 ngƣời, chƣa bằng một nửa dân số phƣờng Thọ Quang và Nại Hiên Đông. Tuy nhiên, mật độ dân số phƣờng An Hải Đông lại cao nhất là 22.469 ngƣời/km2. Điều này có thể khiến cho sự phát triển các ngành kinh tế, trong đó có du lịch không đƣợc đồng đều.

Nguồn lực lao động tại địa phƣơng khá dồi dào, điều đó thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.3. Cân đối lao động xã hội trên địa bàn quận giai đoạn 2010 – 2014 (ĐVT người)

Năm 2010 2011 2012 2013 2014

Tổng số 132.469 136.266 139.654 143.852 148.712

Nguồn lao động

84.112 88.996 91.734 94.491 97.684

Dân số trong độ tuổi có khả năng lao động

81.462 87.192 89.890 92.592 95.721

Dân số ngoài độ tuổi có khả năng lao động 2.649 1.803 1.843 1.899 1.963 Lực lƣợng lao động 60.362 62.078 63.267 65.169 67.171 Đang làm việc 57.053 58.674 59.831 62.126 64.225 Đang thất nghiệp 3.309 3.404 3.436 3.043 2.946

(Ngu n Niên giám thống kê quận Sơn Trà)

Từ bảng 2.3 cho thấy, dân số trong lao động trong độ tuổi chiếm tỷ trọng lớn và tăng dần qua các năm, từ 81.462 ngƣời năm 2010 tăng lên 95.721 ngƣời năm 2014 với tốc độ tặng bình quân là 4,13%/năm. Trong

đó, số lao động đa phần đã có việc làm phần nào giúp cho tình hình trật tự an toàn xã hội đƣợc đảm bảo, tuy nhiên, số lao động chƣa có việc làm vẫn còn tƣơng đối, đây lại là điều kiện giúp ngành du lịch thu hút thêm lao động, đồng thời phát triển du lịch nhỏ lẻ, theo hộ các thể.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển du lịch trên địa bàn quận sơn trà, thành phố đà nẵng (Trang 46 - 51)