GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUẬN SƠN TRÀ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển du lịch trên địa bàn quận sơn trà, thành phố đà nẵng (Trang 103)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUẬN SƠN TRÀ

3.2.1. Giải pháp gia tăng quy mô du lịch

- Tôn trọng nguyên tắc và cơ chế vận hành của thị trƣờng, giảm sự quản lý duy ý chí của cơ quan quản lý nhà nƣớc vào các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cần có cơ chế, chính sách quản lý du lịch rõ ràng, cụ thể, khuyến khích khai thác tài nguyên du lịch hợp lý, vừa phát triển du lịch vừa bảo đảm sự bền vững của thiên nhiên, môi trƣờng. Phát huy tính năng động, tự chủ sáng tạo trong kinh doanh du lịch.

ngân sách nhà nƣớc với việc khai thác, sử dụng nguồn vốn nƣớc ngoài và huy động nguồn lực trong dân theo phƣơng châm xã hội hoá phát triển du lịch. Trong đó, đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng dẫn đến và tại các điểm du lịch bằng ngân sách của Trung Ƣơng hoặc địa phƣơng, huy động vốn đầu tƣ nƣớc ngoài hoặc từ các nguồn khác vào phát triển và đa dạng hoá các sản phẩm du lịch đặc biệt là hoạt động vui chơi giải trí nhằm tăng số ngày lƣu trú của khách.

- Tập trung khai thác và huy động nguồn vốn trong nƣớc (kể cả vốn của các doanh nghiệp, vốn tín dụng,...) và vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI), nguồn vốn viện trợ không chính thức (ODA) và các nguồn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ (NGO) để kêu gọi các dự án du lịch lớn, có tiềm lực đầu tƣ vào các điểm du lịch địa phƣơng. Riêng với nguồn vốn trong nƣớc, cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhân dân mạnh dạn đầu tƣ vốn cho sản xuất kinh doanh, chú trọng lĩnh vực du lịch, bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ công bằng cho các thành phần kinh tế. Bên cạnh nguồn vốn vay tín dụng ƣu đãi theo các chƣơng trình, các doanh nghiệp có thể huy động vốn thông qua các ngân hàng, vốn tín dụng nhân dân, quỹ bảo lãnh tín dụng, quỹ đầu tƣ phát triển của thành phố...

- Tăng cƣờng đầu tƣ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị một cách đồng bộ theo hƣớng văn minh hiện đại. Tập trung đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút các nguồn vốn đầu tƣ, nhất là đầu tƣ cho phát triển các ngành dịch vụ. Tiếp tục đầu tƣ nâng cấp hoàn thiện các tuyến đƣờng chính. Đầu tƣ nâng cấp, mở rộng để hoàn chỉnh mạng giao thông nội thị ở các khu vực còn lại. Trong đó quan trọng hàng đầu là xây dựng hệ thống xử lý nƣớc thải bảo đảm tiêu chuẩn về môi trƣờng.

nhiều hơn đến các doanh nghiệp tƣ nhân vừa và nhỏ, kinh tế cá thể hộ gia đình tham gia hoạt động kinh doanh du lịch; tạo môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng để các thành phần kinh tế phát triển nhanh và có hiệu quả, tăng sức cạnh tranh. Tạo điều kiện cho các cơ sở kinh doanh du lịch tiếp xúc với các nguồn lực của xã hội, đặc biệt là vốn, mặt bằng và thông tin du lịch.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực thông qua các chƣơng trình đào tạo ngắn hạn; gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của cán bộ công nhân viên để tạo sự liên kết chặt chẽ trong hoạt động quản lý, kinh doanh của doanh nghiệp, với phƣơng châm làm ăn lâu dài. Trong giai đoạn 2016 - 2020 tiếp tục đầu tƣ đào tạo, dạy nghề chuyên môn, nghiệp vụ cho lao động phục vụ ở những ngành dịch vụ chất lƣợng cao, tiếp cận với công nghệ hiện đại, đặc biệt là đào tạo trình độ ngoại ngữ. Khuyến khích nhiều hình thức dạy nghề với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế.

- Từng bƣớc xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý du lịch đủ năng lực điều hành các hoạt động kinh doanh du lịch. Có chính sách thu hút nhân tài, đãi ngộ thỏa đáng để đƣa đƣợc nguồn nhân lực tài năng về phục vụ du lịch Sơn Trà. Cần tăng cƣờng hợp tác với các tổ chức quốc tế, các vùng lãnh thổ trong việc đào tào nhân lực du lịch.

- Tuyên truyền hình ảnh và du lịch Sơn Trà với cộng đồng du lịch trong và ngoài nƣớc bằng nhiều hình thức: trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng; phát hành sách, tờ gấp, tờ rơi… Đẩy mạnh việc sớm tiếp cận thông tin của khách du lịch thông qua việc đa dạng hóa cách quảng cáo và phải tiến hành việc quảng bá thƣờng xuyên. Tích cực và chủ động tham giá các hội chợ du lịch, các hội nghị, hội thảo và diễn đàn về du lịch ở các thị trƣờng trọng điểm.

- Thƣờng xuyên tổ chức nhiều dạng tour khảo sát cho hoạt động lữ hành phù hợp. Duy trì tổ chức các show diễn nghệ thuật truyền thống; nghiên cứu tổ chức các hoạt động sự kiện, chƣơng trình biểu diễn nghệ thuật đặc sắc và tạp kỹ vào ban đêm tại công viên Biển Đông nhằm hình thành điểm đến tham quan và giải trí cho du khách; quy hoạch và khuyến khích đầu tƣ các loại hình dịch vụ, tạo thành khu vực sầm uất phục vụ nhu cầu du khách, nhất là đối với khách quốc tế.

3.2.2. Giải pháp nâng cao chất lƣợng du lịch

- Cần có cơ chế, chính sách quản lý du lịch rõ ràng, cụ thể, khuyến khích khai thác tài nguyên du lịch hợp lý, hình thành các vùng, các điểm du lịch hấp dẫn đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của du khách. Đầu tƣ phát triển một số dự án du lịch sinh thái trên bán đảo Sơn Trà. Đẩy nhanh tiến độ các dự án du lịch đã khởi công và đăng ký.

- Tạo môi trƣờng kinh doanh lành mạnh và hành lang pháp lý chặt chẽ cho mọi hoạt động của các doanh nghiệp, bảo đảm bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh du lịch.

- Xây dựng ý tƣởng, phê duyệt và thực hiện cải tiến chất lƣợng điểm, khu du lịch nhanh chóng, hợp lý. Đầu tƣ đồng bộ, hệ thống các cơ sở kinh doanh du lịch, tạo mối liên kết giữa các đơn vị, hợp tác cùng phát triển, tránh rời rạc, tạo hình ảnh du lịch nhỏ lẻ, không chuyên nghiệp.

- Nâng cao chất lƣợng sản phẩm du lịch Sơn Trà phù hợp với đặc điểm nhu cầu thị trƣờng khách quốc tế và nội địa, gắn sản phẩm với thị trƣờng đặc biệt là những thị trƣờng có khả năng chi trả cao, lƣu trú dài ngày và nguồn khách lớn, trong đó đặc biệt chú trọng đến các sản phẩm du lịch biển; du lịch sinh thái, nghỉ dƣỡng; du lịch văn hóa; du lịch công vụ và các loại hình dịch vụ vui chơi giải trí. Tóm lại, cần tập trung triển khai nhanh các dự án du lịch trên địa bàn quận nhằm hình thành đồng bộ

một hệ thống các khu du lịch, cơ sở lƣu trú chất lƣợng cao, cung cấp nhiều loại hình dịch vụ du lịch đa dạng, đạt tiêu chuẩn quốc tế tại các khu du lịch nghỉ dƣỡng, vui chơi giải trí cao cấp Sơn Trà.

- Hỗ trợ nâng cấp chất lƣợng, hƣớng tới tiêu chuẩn cơ bản và thống nhất các nhà cung cấp dịch vụ, điểm tham quan, dừng chân, đội ngũ hƣớng dẫn viên…thông qua việc nâng cao nhận thức, kết nối mạng lƣới đối tác. Khuyến khích xây dựng các khu dịch vụ cao cấp, các nhà hàng, khu vui chơi giải trí, trung tâm mua sắm và các dịch vụ hỗ trợ du lịch khác có chất lƣợng đạt tiêu chuẩn để đáp ứng nhu cầu của du khách. Đầu tƣ phát triển nhanh các cơ sở dịch vụ hỗ trợ du lịch; phát triển các quầy hàng để vừa thỏa mãn nhu cầu du khách, vừa gia tăng mức chi tiêu của khách.

- Phát triển chất lƣợng các sản phẩm du lịch thiết yếu, đảm bảo tiện nghi cho du khách nhƣ dịch vụ lƣu trú, ăn uống, phƣơng tiện đi lại. Trƣớc mắt cần đầu tƣ nâng cấp hệ thống các khách sạn, nhà hàng và cơ sở kinh doanh ăn uống, đảm bảo đủ tiêu chuẩn phục vụ du lịch, phát triển các dịch vụ phục vụ hội nghị, hội thảo, các đoàn khách quy mô lớn, triển khai thêm các phƣơng tiện chuyên chở khách du lịch trong vùng đô thị quận và nối với các điểm du lịch lân cận bên ngoài.

- Cần có kế hoạch đào tạo đội ngũ hƣớng dẫn viên, thuyết minh viên, nâng cao kĩ năng thuyết trình, diễn giải thu hút khách. Trình độ nghiệp vụ các cán bộ, hƣớng dẫn viên thể hiện bộ mặt của khu du lịch, là bƣớc đầu tiên đánh giá chất lƣợng dịch vụ du lịch.

- Cần làm tốt hơn nữa công tác giữ gìn an ninh trật tự địa phƣơng, nhằm tạo môi trƣờng du lịch thân thiện, an toàn cho du khách đến với Sơn Trà, kiên quyết dẹp bỏ nạn ép giá và ch o kéo du khách.

3.2.3. Giải pháp phát triển mới sản phẩm, loại hình du lịch

chủ thể đƣợc trực tiếp hoặc hợp tác khai thác tài nguyên du lịch hiệu quả, chủ động thiết kế các sản phẩm, loại hình du lịch mới, dựa trên khía cạnh độc đáo và đặc trƣng của quận Sơn Trà.

- Thƣờng xuyên tổ chức nhiều dạng tour khảo sát cho hoạt động lữ hành phù hợp, thiết kế sản phẩm mới phù hợp với phân vùng phát triển du lịch và đặc điểm cụ thể của từng điểm. Trên cơ sở đó, trong thời gian tới, cần hƣớng tới các sản phẩm có đặc điểm sau:

+Sản phẩm vui chơi giải trí đi k m tại điểm du lịch sẵn có, gắn liền với văn hóa địa phƣơng.

+Cần chú trọng tính mùa vụ của sản phẩm, do một số hoạt động sẽ bị hạn chế do tính chất mùa vụ của khí hậu và hệ động thực vật.

+Cần lƣờng trƣớc các rủi ro để lên phƣơng án bảo vệ du khách và nhân viên du lịch an toàn.

- Xây dựng hệ thống quản lý, lập sơ đồ hình thành các tuyến, sản phẩm du lịch mới. Hình thành các tuyến đi rừng mới, đƣa du khách đến gần hơn với thiên nhiên. Bên cạnh đó, rà soát thêm các địa bàn khu dân cƣ ngoài vùng Thọ Quang, Mân Thái, xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp với từng địa phƣơng, giúp ngành phát triển đồng đều giữa các vùng.

- Đẩy mạnh hƣớng phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Sơn Trà, du lịch công vụ dọc tuyến biển. Tại Sơn Trà nên xây dựng các sản phẩm mới liên kết với ngƣ dân, điều này vừa có thể giải quyết đƣợc lao động nhàn rỗi tại địa phƣơng vừa có thể tạo nét đặc trƣng riêng của du lịch Sơn Trà.

- Phát triển những sản phẩm du lịch mới nhƣng đặc thù, đủ sức hấp dẫn đối với du khách trên cơ sở tài nguyên du lịch, phát huy những nét độc đáo, riêng có của Sơn Trà; đồng thời chú ý khắc phục tính “thời vụ” của du lịch. Cụ thể:

+ Du lịch biển: tập trung nghiên cứu phát triển cả du lịch sinh thái ven biển và dƣới biển, phát triển các hoạt động thể thao trên mặt biển, thể thao dƣới nƣớc, khám phá đáy biển….

+ Du lịch sinh thái: phát triển du lịch sinh thái tại các khu du lịch vòng ngoài bán đảo Sơn Trà, kết hợp cung cấp dịch vụ mang hƣơng vị núi rừng, trang trại, nhà vƣờn…

+ Du lịch vui chơi, giải trí: phát triển các khu vui chơi giải trí cao cấp, trung tâm thƣơng mại tổng hợp…

+ Du lịch tham quan tìm hiểu văn hóa, lịch sử: cần tập trung phát triển dịch vụ du lịch homestay, camping,… kết hợp tham gia các lễ hội nhƣ Cầu ngƣ, Nghinh ông.

- Cần xây dựng sản phẩm du lịch đặc trƣng, có chất lƣợng cao; thúc đẩy hoàn thành các dự án về du lịch đã đƣợc phê duyệt. Theo đó, triển khai phát triển du lịch đƣờng sông để phát huy lợi thế về tự nhiên và thu hút du khách; xây dựng bến tàu du lịch đƣờng sông, hình thành đội tàu du lịch có chất lƣợng cao kết hợp với đầu tƣ các điểm dừng chân phục vụ khách, tạo điều kiện phát triển du lịch đƣờng sông.

3.2.4. Giải pháp mở rộng mạng lƣới du lịch

- Phân định và giao quyền cụ thể cho các đơn vị thực hiện quy hoạch phát triển mạng lƣới du lịch. Công tác quy hoạch phát triển mạng lƣới cần tránh chồng chéo trách nhiệm và quyền lợi giữa các bên. Đặc biệt quy hoạch Sơn Trà cần chú ý đến bảo tồn hệ sinh thái.

- Tăng cƣờng liên kết với các sản phẩm du lịch đặc trung, lâu đời, gắn kết các điểm du lịch nhỏ lẻ, hình thành nên mạng lƣới. Phải nắm bắt tâm lý du khách khi họ du lịch đến 1 địa điểm thì cái mà họ cần là 1 dịch vụ trọn gói chứ ko phải nhỏ lẻ. Việc xây dựng nên mạng lƣới du lịch rộng khắp và liên kết chặt chẽ tạo điều kiện cho du khách tiếp cận du

lịch địa phƣơng, đồng thời thể hiện 1 nền du lịch hiện đại, đồng bộ

- Củng cố hệ thống điểm tham quan, tuyến du lịch đã có, đồng thời mở rộng theo các hƣớng mới cả về chất và lƣợng. Khi mở ra các hƣớng mới cần chú ý đến đặc điểm phân vùng, phân khu du lịch, đa phần mạng lƣới du lịch sẽ phát triển theo từng cụm, nên xây dựng mạng lƣới dày đặc hơn là rộng nhƣng lại thƣa thớt.

- Tích cực tạo sự liên kết giữa chính quyền địa phƣơng, các công ty du lịch, lữ hành và cộng đồng dân cƣ trong việc xây dung mạng lƣới du lịch chặt chẽ, phát triển. Phát triển du lịch cần xác định nằm trong mối quan hệ chặt chẽ với các khu vực, địa phƣơng khác. Đối với các đơn vị hoạt động cùng ngành nên thành lập các hiệp hội để hỗ trợ nhau về thông tin thị trƣờng, hỗ trợ nguồn khách.

- Nghiên cứu, khảo sát mở rộng các dịch vụ du lịch bổ trợ trên cơ sở tập trung vào các điểm du lịch trọng điểm. Trên bán đảo Sơn Trà, lấy 1 khu du lịch làm trọng điểm, nối kết các điểm du lịch nhỏ lẻ xung quanh hình thành 1 mạng lƣới, tránh việc hình thành mạng lƣới không có lõi, không có điểm nhấn, sẽ thất bại trong việc thu hút khách ở tất cả các điểm.

- Tăng cƣờng liên kết, quan hệ hợp tác du lịch với các quận trên địa bàn thành phố, với các tỉnh thành phố khác trong cả nƣớc và ngoài nƣớc để mở rộng các tuyến, tour du lịch; trƣớc mắt chú trọng phát triển các tuyến, tour du lịch liên kết vùng Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam, các tuyến tour khai thác thị trƣờng khách du lịch phía Bắc có nhu cầu du lịch biển,…

3.2.5. Giải pháp bảo tồn, tôn tạo tài nguyên du lịch và bảo vệ môi trƣờng môi trƣờng

chuyên gia về sinh thái, bảo tồn, các nhà hoạch định du lịch, các cấp lãnh đạo địa phƣơng. Nếu thiếu một trong các bên sẽ dẫn đến tình trạng quy hoạch du lịch lệch, đặc biệt là ở lĩnh vực bảo tồn, tôn tạo tài nguyên du lịch, do đặt nặng yếu tố lợi ích kinh tế. Môi trƣờng, hệ sinh thái sẽ bị hủy diệt sau một thời gian, động vật quý hiếm bị săn bắt và tận diệt. Do đó cần tăng cƣờng sự hợp tác giữa các tổ chức, cơ quan ban ngành để cùng nhau bảo tồn hệ sinh thái và tài nguyên thiên nhiên.

- Đối với du lịch biển, việc giữ gìn môi trƣờng biển không chỉ ở các bãi tắm mà cả ngoài khơi, nghiêm cấm các hoạt động đánh bắt cá bằng chất nổ và xung điện vì sẽ phá huỷ môi trƣờng biển nghiêm trọng.

- Nâng cao nhận thức của ngƣời dân và du khách trong việc bảo tồn tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng bằng việc xây dựng nội quy điểm, khu du lịch, cung cấp đầy đủ thông tin về điểm đến, về môi trƣờng… Giải pháp thiết yếu là tuyên truyền , giáo dục cho mọi ngƣời về bảo tồn

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển du lịch trên địa bàn quận sơn trà, thành phố đà nẵng (Trang 103)