Mở rộng thị trường, liên kết trong sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện kon plông, tỉnh kon tum (Trang 26 - 27)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.5. Mở rộng thị trường, liên kết trong sản xuất nông nghiệp

a. Liên kết sản xuất

Hiện nay, mô hình liên kết trong công nghiệp chế biến đang được chú trọng triển khai ở nước ta là mô hình liên kết 4 nhà: nhà nông, nhà khoa học, doanh nghiệp, nhà nước. Thực chất mô hình này dựa trên lý thuyết về chuỗi giá trị, cụ thể là tạo nên mối liên kết dọc giữa người sản xuất ra nông sản với doanh nghiệp (chế biến nông sản và tiêu thụ) với tinh thần hợp tác cùng có lợi, bên cạnh đó có sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật của các nhà khoa học, sự hỗ trợ của nhà nước cho các bên liên kết bằng các chính sách về vốn, thông tin, hạ tầng, …

Để đánh giá việc tạo ra các chuỗi liên kết, thông thường dựa trên các yếu tố: có thể chế liên kết (hợp đồng, quy định, thỏa thuận…) và mức độ liên liên kết của các mắt xích trong chuỗi giá trị. Tuy nhiên, để phù hợp với thực tế địa phương đề tài này sử dụng hệ số giữa số cơ sở sản xuất nông nghiệp có tham gia liên kết và tổng số cơ sở sản xuất nông nghiệp.

Công thức: HL=DL/TD Trong đó:

HL: Hệ số liên kết ở thời kỳ nghiên cứu.

DL: Số cơ sở có tham gia liên kết ở thời kỳ nghiên cứu. TD: Tổng số cơ sở ở thời kỳ nghiên cứu.

Ý nghĩa: HL càng cao thì sự liên kết càng tốt và ngược lại.

b. Mở rộng thị trường tiêu thụ

được bán ra thị trường hay nói cách khác là tăng số lượng khách hàng mua sản phẩm và tăng số lượng sản phẩm bán ra cho mỗi khách hàng, số lượng khách hàng đó lấy từ thị phần của đối thủ, của những khách hàng chưa thỏa mãn nhu cầu vì chưa có khả năng thanh toán.

Mở rộng thị trường theo chiều rộng (sản phẩm, dịch vụ cũ, thị trường mới): Nhà sản xuất xâm nhập vào thị trường mới bằng cách cạnh tranh với đối thủ cùng ngành để thu hút khách hàng về mình hoặc doanh nghiệp tiến vào thị trường mới ở khu vực địa lý khác nhau. Các biện pháp để mở rộng theo hướng này là các hoạt động tiếp thị, bán hàng, quảng cáo.

Mở rộng thị trường theo chiều sâu (sản phẩm, dịch vụ mới, thị trường cũ): doanh nghiệp bằng sản phẩm và dịch vụ mới sẽ khai thác sâu hơn vào thị trường hiện có và những những phân đoạn khách hàng chưa được thỏa mãn nhu cầu của mình. Để mở rộng thị trường theo hướng này doanh nghiệp tiến hành đa dạng hóa sản phẩm, cải tiến hệ thống phân phối, thực hiện các chính sách về sản phẩm, giá, dịch vụ sau bán hàng để tăng số lượng sản phẩm bán được.

Để đánh giá việc mở rộng thị trường nông sản có nhiều tiêu chí, tuy nhiên đề tài này sử dụng hệ số giữa giá trị xuất khẩu so với tổng giá trị sản xuất.

Công thức: X=XK/GO Trong đó:

X: Hệ số mở rộng thị trường ở thời kỳ nghiên cứu. XK: Giá trị xuất khẩu nông sản ở thời kỳ nghiên cứu. GO: Giá trị sản xuất nông nghiệp ở thời kỳ nghiên cứu

Ý nghĩa: X càng cao thì mở rộng thị trường càng tốt và ngược lại.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện kon plông, tỉnh kon tum (Trang 26 - 27)