Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện kon plông, tỉnh kon tum (Trang 61 - 73)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp

a. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp phân theo thành phần kinh tế

Cơ cấu sản xuất nông nghiệp phân theo thành phần kinh tế của huyện Kon Plông giai đoạn 2011 - 2015 được thể hiện qua bảng 2.12

Bảng 2.12. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo thành phần kinh tế Năm Giá trị sản xuất (tỷ đồng, giá thực tế) Trong đó, các khu vực: Nhà nước Ngoài nhà nước Có vốn đầu tư nước ngoài 2011 118,90 - 118,90 - 2012 163,30 - 163,30 - 2013 214,20 - 214,20 - 2014 236,50 - 236,50 - 2015 297,30 - 297,30 -

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Kon Plông)

Theo niên giám thống kê của huyện, 100% giá trị sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn 2011 - 2015 là từ khu vực tư nhân.

Thực tế hiện nay, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chỉ có công ty TNHH Kon Tum Bellest mới đăng ký đầu tư và khởi công dự án, với số vốn 3,2 triệu USD chưa vào giai đoạn sản xuất. Khu vực nhà nước: Trên địa bàn có 01 đơn vị là Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Kon Plông, tuy nhiên chỉ chủ yếu là quản lý bảo vệ rừng, chưa phát huy được vai trò trong lĩnh vực lâm nghiệp. Nhìn chung khu vực tư chiếm đa số, nhưng chủ yếu là nông hộ sản xuất nhỏ lẻ.

b. Cơ cấu sản xuất nội bộ ngành

Nội bộ ngành sản xuất nông nghiệp huyện Kon Plông trong giai đoạn 2011 đến 2015 vẫn đang phụ thuộc vào nông nghiệp là chủ yếu (đến 2015 vẫn chiếm tới 93,6%). Mặc dù đất lâm nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng diện tích tự nhiên, nhưng không phát huy được, đặc biệt giai đoạn này còn có xu hướng giảm. Cụ thể về cơ cấu sản xuất nội bộ ngành nông nghiệp được thể hiện ở bảng 2.13

Bảng 2.13. Cơ cấu sản xuất nội bộ ngành nông nghiệp 2011 - 2015 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 Nông nghiệp (%) 91,6 92,8 94,6 94,1 93,6 Lâm nghiệp (%) 8,0 6,4 4,6 4,9 4,7 Thủy sản (%) 0,3 0,8 0,8 0,9 1,6 Tổng 100 100 100 100 100

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn)

Ta thấy: Cơ cấu sản xuất nội bộ ngành nông nghiệp có sự chuyển dịch chậm, nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu ngành. Thời gian tới cần phải có giải pháp thúc đẩy sản xuất đối với lâm nghiệp để phát huy tối đa tiềm năng của lĩnh vực này.

2.2.3. Tổ chức sản xuất nông nghiệp

a. Thực trạng tổ chức sản xuất nông nghiệp

Giai đoạn 2011- 2015, tổ chức sản xuất trên địa bàn huyện Kon Plông tồn tại phổ biến là loại hình sản xuất hộ cá thể, hình thức doanh nghiệp và các hình thức khác còn ít, cụ thể: Đối với hợp tác xã, hiện trên địa bàn có 6 hợp tác xã, trong đó Hợp tác xã rau hoa thanh niên Măng Đen có cơ sở sản xuất với quy mô nhà màng khoảng 2ha, Hợp tác xã Lan rừng Măng Đen với quy mô nhà màng 2.000 m2 và Hợp tác xã Nấm Măng Đen là có sản xuất còn lại các hợp tác xã khác chỉ hoạt động cầm chừng; Đối với doanh nghiệp, các đơn vị đang hoạt động, có sản phẩm gồm: CTCPHoàng Ngư (cá Tầm, cá Hồi); Công ty TNHH Thiện Mỹ (rau, hoa quả); Một số doanh nghiệp có quy mô vốn và diện tích lớn mới đăng ký như đã đề cập phần trên, hiện đang ở giai đoạn kiến thiết cơ bản; Các hình thức trang trại, tổ hợp tác hiện nay chưa phát triển, mặc dù theo đánh giá của chính quyền địa phương, hình thức tổ hợp tác trong đời sống thực tế là nhiều, ví dụ như: nhóm hộ giúp nhau trong trồng trọt

được thể hiện bằng văn bản với những quy định chặt chẽ, những công việc hợp tác chưa có sự đóng góp về vật chất, đất đai, cũng như phân chia lợi nhuận…

Các loại hình tổ chức sản xuất trên địa bàn huyện Kon Plông giai đoạn 2011 - 2015 được thể hiện ở bảng 2.14

Bảng 2.14. Thực trạng tổ chức sản xuất giai đoạn 2011 - 2015

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 Doanh nghiệp 3 9 9 8 9 Trang Trại 0 0 0 0 0 Tổ hợp tác 0 0 0 0 0 Hợp tác xã 0 5 5 5 6 Hộ cá thể 4.464 4.564 4.699 4.921 5.063 Tổng cộng 4.467 4.578 4.713 4.934 5.078

(Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê 2015 và báo cáo của phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Ta thấy: hình thức sản xuất hộ cá thể chiếm số lượng tuyệt đối so với các hình thức khác, với 5.063 cơ sở, các hình thức khác có không đáng kể.

b. Cơ cấu và sự biến động các hình thức tổ chức sản xuất

Bảng 2.15. Biến động cơ cấu hình thức tổ chức sản xuất

Chỉ tiêu 2011 2013 2015 ∆ 2013 so 2011 ∆ 2015 so 2011 Tổng cộng 100 100 100 Doanh nghiệp (%) 0,07 0,19 0,18 0,12 0,11 Hợp tác xã (%) - 0,11 0,12 0,11 0,12 Hộ cá thể (%) 99,93 99,70 99,70 (0,23) (0,23)

Qua bảng 2.15 ta thấy: Biến động về cơ cấu của các hình thức tổ chức sản xuất trong giai đoạn này không đáng kể, thể hiện rõ nhất ở hình thức hộ cá thể chỉ giảm 0,23% năm 2015 so với 2011 và vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất.

2.2.4. Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực

a. Thực trạng huy động và sử dụng các nguồn lực

- Về đất đai:

+ Đối với đất sản xuất nông nghiệp:

Tổng diện tích đất nông nghiệp huyện Kon Plông là 10.541,16 ha. Cụ thể thực trạng sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2015 phân theo đối tượng sử dụng được thể hiện cụ thể qua bảng 2.16

Bảng 2.16. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp 2011 - 2015 (ha)

Chỉ tiêu 2011 2015 2015 so với 2011

∆ +/- ∆ % - Đất nông nghiệp bình quân 1 DN 16 60 44 275 - Đất nông nghiệp bình quân 1 hộ 2,1 1,9 (0,2) (9,52)

- Đất nông nghiệp bình quân 1 HTX 1 1 - -

(Nguồn: Tính toán từ Báo cáo của Phòng Nông nghiệp & PTNT)

Qua bảng trên ta thấy: Bình quân sử dụng đất nông nghiệp đối với đối tượng doanh nghiệp tăng, đây là tín hiệu tốt vì các dự án quy mô lớn bắt đầu hình thành; trong khi đối với đối tượng hộ gia đình giảm vì phát sinh tăng hộ.

+ Đối với đất lâm nghiệp:

Hiện nay đất lâm nghiệp chủ yếu giao cho Ban quản lý rừng phòng hộ Thạch Nham - không có chức năng sản xuất kinh doanh (29.627 ha) và Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Kon Plông quản lý (56.080 ha) với tổng diện tích 86.166 ha/114.333 ha, còn lại một phần là giao cho các xã và hộ gia đình quản lý (7.980ha), cụ thể phân theo các đối tượng sản xuất ở bảng 2.17

Bảng 2.17. Thực trạng sử dụng đất lâm nghiệp 2011 - 2015 (ha)

Chỉ tiêu 2011 2015 2015 so với 2011

∆ +/- ∆ % - Đất lâm nghiệp bình quân 1 DN 64.080 56.080 7.541 13,3 - Đất lâm nghiệp bình quân 1 hộ 8 12,9 4,9 61,2

- Đất lâm nghiệp bình quân 1 HTX 0 0 - -

(Nguồn: Tính toán từ Báo cáo của Phòng Nông nghiệp & PTNT)

Qua bảng 2.17 ta thấy: Diện tích đất lâm nghiệp bình quân được cơ quan có thẩm quyền giao cho các chủ rừng ít có sự biến động, trong đó đối tượng là doanh nghiệp chỉ có Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Kon Plông được giao đất lâm nghiệp, thời gian qua diện tích giảm vì cấp có thẩm quyền thu hồi, chuyển mục đích sử dụng, giao cho dân và các dự án để sản xuất; riêng đối tượng là Hợp tác xã chưa phát sinh trường hợp nào được giao sử dụng đất lâm nghiệp. Điều này cho thấy việc giao đất lâm nghiệp cho các đối tượng chủ yếu để quản lý bảo vệ, còn sản xuất kinh doanh chưa phát triển.

+ Đối với đất nuôi trồng thủy sản:

Hầu hết diện tích nuôi trồng thủy sản do các chủ thể sản xuất trên địa bàn huyện có quy mô nhỏ, phân theo từng đối tượng cụ thể ở bảng 2.18

Bảng 2.18. Thực trạng sử dụng đất nuôi trồng thủy sản 2011 - 2015

Chỉ tiêu 2011 2015

2015 so với 2011 ∆ +/- ∆ % - Bình quân 1 Doanh nghiệp (m2) 2.000 1.000 (1000) (50)

- Bình quân 1 hộ (m2) 40 50 10 25%

- Bình quân 1 HTX (m2) 100 0 (100) -

(Nguồn: Tính toán từ Báo cáo của Phòng Nông nghiệp & PTNT)

quản lý có tăng nhưng quy mô nhỏ; đối với đối tượng doanh nghiệp và hợp tác xã có diện tích nuôi trồng giảm, nguyên nhân do việc nuôi cá nước lạnh

(cá Tầm, cá Hồi) gặp khó khăn đầu ra nên thời gian qua đã thu hẹp sản xuất.

+ Vấn đề tiếp cận nguồn lực đất đai: Hiện nay chính quyền địa phương đang đẩy mạnh thu hút đầu tư đối với diện tích 1.392 ha được quy hoạch để phát triển cây trồng xứ lạnh. Việc tiếp cận nguồn lực đất đai chủ yếu phụ thuộc vào năng lực tài chính và phương án sản xuất kinh doanh của nhà đầu tư để được giao đất theo quy định của Luật đầu tư và các qui định pháp luật có liên quan.

- Về lao động:

Tổng số lao động toàn huyện đến cuối 2015 là 12.996 người (chiếm tỷ lệ

49,7% so với dân số), tăng 14,2% so với 2011 (11.384 người), trong đó lĩnh

vực nông nghiệp chiếm 90,7% lực lượng lao động; nếu chia bình quân theo đối tượng sử dụng lao động thì thực trạng được thể hiện cụ thể ở bảng 2.19

Bảng 2.19. Thực trạng sử dụng lao động 2011 - 2015 Chỉ tiêu 2011 2015 2015 so với 2011 ∆ +/- ∆ % - LĐ bình quân 1 DN (người) 8 12 4 15,4 - LĐ bình quân 1 hộ (người) 2 2 0 - - LĐ bình quân 1 HTX (người) 7 8 1 14,3

(Nguồn: Tính toán từ Báo cáo của Phòng Lao động-TB&XH; Niên giám thống kê huyện Kon Plông 2015)

Qua bảng 2.19 ta thấy: Lao động bình quân khu vực doanh nghiệp và hợp tác xã đang sử dụng giai đoạn 2011 - 2015 có xu hướng tăng tương ứng với tỷ lệ lần lượt là 15,4 và 14,3%; Còn đối với khu vực hộ gia đình tuy chiếm tỷ lệ sử dụng đa số, nhưng số lao động bình quân không thay đổi.

Điều này cho thấy sự dịch chuyển của lao động theo xu hướng tốt, các doanh nghiệp đi vào sản xuất đã thu hút lao động ngày một nhiều hơn.

Về chất lượng và nguồn cung ứng lao động: Theo đánh giá của phòng Lao động - Thương binh và xã Hội, đến hết 2015 lao động trên địa bàn huyện đa số là lao động phổ thông, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp, mới đạt 22,7% (trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt 10,32%). Nguồn cung lao động cho phát triển nông nghiệp thời gian qua chủ yếu là lao động tại chỗ; nguồn cung từ bên ngoài vào chủ yếu tham gia vào các dự án với số lượng chưa nhiều. Vấn đề này là thách thức không nhỏ đối với phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện trong tương lai.

- Về vốn phát triển sản xuất:

Theo báo cáo của UBND huyện đến hết 2015, trong số 5.063 nông hộ thì có đến 3.452 hộ vay vốn từ Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội trên địa bàn với tổng dư nợ là 31 tỷ đồng, mục đích vay chủ yếu để đầu tư mua giống, vật tư để sản xuất theo hình thức tín chấp qua các tổ chức chính trị xã hội

(Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân); tính bình quân thì dư nợ mỗi

hộ chỉ ở mức 8,98 triệu đồng; điều này cho thấy mức độ đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp của khu vực này là thấp. Đối với khu vực Hợp tác xã, hiện nay duy trì sản xuất chủ yếu ở Hợp tác xã rau hoa Thanh niên - Măng Đen

(tổng mức đầu tư 5 tỷ đồng) và Hợp tác xã Lan Rừng (tổng mức đầu tư 7 tỷ

đồng) từ nguồn vốn của các xã viên và huy động ngoài địa bàn huyện. Đối với các doanh nghiệp, hiện nay chủ yếu đang hoàn thiện thủ tục đầu tư và bước đầu cải tạo đất, trồng thử nghiệm nên chủ yếu đầu tư từ nguồn vốn chủ sở hữu.

Về tiếp cận các nguồn vốn: Trên địa bàn huyện hiện có chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT, Ngân hàng Chính sách xã hội phục vụ cho vay vốn để phát triển sản xuất, các ngân hàng luôn sẵn sàng cho các đối tượng có nhu cầu vay để phát triển sản xuất; tuy nhiên hiện nay nhu cầu vay vốn của các đối tượng

vay để phát triển sản xuất nông nghiệp tại địa bàn chưa nhiều. Một trong những hạn chế của đối với các đối tượng muốn vay đó là tài sản thế chấp có giá trị thấp, dự án đầu tư chưa có hiệu quả kinh tế cao…

b. Hiệu quả sử dụng các nguồn lực sản xuất

+ Hiệu quả sử dụng đất: - Đất trồng trọt: Bảng 2.20. Giá trị sản phẩm trên 01 ha trồng trọt ĐVT triệu đồng Địa bàn 2011 2012 2013 2014 2015 Xã Đăk Nên 20,92 19,43 15,29 15,92 18,4 Xã Đăk Ring 23,30 21,52 16,63 17,31 22,9 Xã Măng Bút 20,32 18,10 17,22 18,13 18,9 Xã Đăk Tăng 22,17 18,55 17,64 18,58 20,1 Xã Ngọc Tem 23,29 21,44 15,96 16,76 22,0 Xã Pờ Ê 23,17 22,41 20,91 20,70 20,4 Xã Măng Cành 23,30 21,24 22,40 25,65 24,1 Xã Đăk Long 22,75 21,63 20,26 21,60 25,6 Xã Hiếu 23,99 22,08 20,68 21,09 22,7 BQ toàn huyện 22,58 20,71 18,55 19,53 21,69

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện 2015)

Qua bảng 2.20 ta thấy: giá trị thu được trên 01 ha trong thời gian qua là không ổn định, giá trị còn thấp (so với bình quân chung của cả nước năm

2014, giá trị sản xuất chỉ bằng 24%), thậm chí giá trị năm 2015 thu được còn

thấp hơn so với 2011. Kết quả ở trên phản ánh một thực trạng là trình độ thâm canh còn thấp, các chương trình đầu tư cho phát triển nông nghiệp (về thủy lợi, khuyến nông, …) không phát huy hiệu quả, chính quyền địa phương cần phải xem lại cách vận hành bộ máy và cơ chế đầu tư, hỗ trợ.

- Đối với đất nuôi thủy sản:

Bảng 2.21. Giá trị sản phẩm trên 01 ha nuôi thủy sản (triệu đồng)

Địa bàn 2011 2012 2013 2014 2015 Xã Đăk Nên 81,7 203,2 132,7 173,3 252,0 Xã Đăk Ring 70,0 201,2 150,2 240,0 117,0 Xã Măng Bút 58,3 187,5 109,2 160,0 85,0 Xã Đăk Tăng 43,8 96,7 122,7 144,0 165,0 Xã Ngọc Tem 81,8 182,2 109,2 114,3 446,0 Xã Pờ Ê 49,0 143,1 163,1 173,3 95,3 Xã Măng Cành 47,7 106,7 146,7 198,3 502,4 Xã Đăk Long 22,5 47,8 43,0 132,7 231,7 Xã Hiếu 172,5 398,3 333,2 1.142,2 956,4 BQ toàn huyện 69,7 174,1 145,6 275,3 316,8

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện 2015)

Qua bảng 2.21 ta thấy: Giá trị thu được trên 01 ha nuôi trồng thủy sản giai đoạn này tăng liên tục, với tốc độ bình quân 35% một năm. Cao nhất là khu vực xã Hiếu vì nơi đây có trại nuôi ương giống cá Tầm, cá Hồi và nuôi lấy trứng cá Tầm với giá trị cao. Tuy nhiên diện tích nuôi trồng thủy sản trên toàn huyện hiện nay không nhiều, chỉ có 14 ha cho sản phẩm, với giá trị sản xuất chưa đến 5 tỷ đồng. Trong khi đó, từ 2014 đến nay, đầu ra cho sản phẩm cá Tầm giống; cá Tầm và cá Hồi lấy thịt đang gặp khó khăn.

+ Hiệu quả sử dụng lao động:

Giá trị sản phẩm hay thu nhập được trên một lao động trong một năm còn được gọi là năng suất lao động, cụ thể năng suất lao động sản xuất nông nghiệp huyện Kon Plông giai đoạn 2011 - 2015 được thể hiện qua bảng 2.22

Bảng 2.22. Năng suất lao động khu vực nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2015

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015

Giá trị sản xuất (triệu đồng) 118.900 163.300 214.200 236.500 297.300

Lao động (người) 10.723 11.049 11.166 11.247 11.594

Năng suất (tr.đ/người/năm) 11,1 14,8 19,2 21,0 25,6

(Nguồn: Tính toán từ các báo cáo của UBND huyện và niên giám thống kê)

Qua bảng 2.22 ta thấy: Năng suất lao động của sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện trong giai đoạn này tăng nhanh từ 11,1 triệu đồng năm 2011 lên 25,6 triệu đồng năm 2015, với tốc độ tăng năng suất lao động bình quân một năm là 18,5%.

+ Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư:

Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cho nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2015 được thể hiện qua chỉ số ICOR, cụ thể ở bảng 2.21

Bảng 2.23. Hiệu quả sử dụng VĐT cho nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2015

Năm Giá trị sản xuất (T- triệu đồng) Vốn đầu tư (V- tr.đồng) Tỷ lệ vốn so với GO (%) ∆T ICOR (=V/∆T) 2011 118.900 14.000 11,8 - - 2012 163.300 16.160 9,9 44.400 0,4 2013 214.200 23.700 11,1 50.900 0,5

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện kon plông, tỉnh kon tum (Trang 61 - 73)