Nhóm giải pháp nhằm mở rộng thị trường và đẩy mạnh liên kết

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện kon plông, tỉnh kon tum (Trang 94 - 95)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.5.Nhóm giải pháp nhằm mở rộng thị trường và đẩy mạnh liên kết

Cần thuê ngay tổ chức có uy tín và năng lực để thực hiện việc nghiên cứu thị trường trong vùng, trong nước và cả ở thị trường quốc tế đối với các sản phẩm nông nghiệp. Từ nhu cầu của thị trường quốc tế và trong nước kết hợp với đặc điểm tự nhiên, lợi thế so sánh của địa phương mới định hướng được huyện Kon Plông sẽ sản xuất cái gì, quy mô ra sao.

Trên cơ sở những sản phẩm hiện có của nông nghiệp Kon Plông, cần thúc đẩy để phát triển công việc sơ chế và công nghiệp chế biến. Để triển khai công tác sơ chế việc trước mắt cần hướng dẫn cho người dân tận dụng nguyên vật liệu có thể dùng tại chỗ, đồng thời cũng phải phù hợp với tập quán sống và canh tác, ví dụ như lò sấy nông sản đắp bằng đất,…; Để phát triển công nghiệp chế biến cần vận động, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn.

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng thủ tục kiểm, cấp chứng nhận đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu, xuất xứ các sản phẩm đặc trưng của Măng Đen (chính

quyền làm, sau đó chuyển cho các doanh nghiệp khai thác miễn phí) từ đó

làm cơ sở để sản xuất sản phẩm, quảng bá rộng rãi thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, trưng bày giới thiệu sản phẩm tại các nhà hàng khách sạn

ở huyện, tỉnh, ngoài tỉnh; tham gia hội chợ thương mại, du lịch trong nước hoặc quốc tế (nếu có điều kiện phù hợp)

Chính quyền cần đứng ra tổ chức kết nối giữa các doanh nghiệp, nông dân, tạo điều kiện để các đối tác có khả năng sản xuất nguyên liệu - chế biến - tiêu thụ; đồng thời thúc đẩy việc liên kết giữa nhà nông - nhà khoa học - nhà doanh nghiệp, trong đó huyện cần khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn liên kết với trung tâm khuyến nông của huyện hoặc trung tâm ứng dụng công nghệ của tỉnh đặt tại huyện, còn chính quyền tập trung hỗ trợ và hướng dẫn các cơ sở sản xuất tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng và quản lý chất lượng nông sản hàng hóa, hướng dẫn các doanh nghiệp đăng ký và bảo vệ thương hiệu hàng hóa…

Hiện nay, hầu hết các sản phẩm của huyện chưa đủ điều kiện xuất khẩu, do đó khuyến khích tư thương đi thu gom, phân loại và đưa đi tiêu thụ hàng hóa của nhân dân sản xuất ra. Để tập cho người dân quen việc mua bán thông qua hình thức họp chợ, cần tiếp tục duy trì hoạt động của chợ phiên kết hợp với những đợt đưa hàng về nông thôn của ngành công thương; tuy nhiên chính quyền các xã cần vận động tuyên truyền để người dân đưa những sản phẩm mình sản xuất được để đem ra bán hoặc trao đổi hàng. Để đẩy mạnh việc bán hàng trong dân thông qua các phiên chợ, trước đó cần có người đứng ra để tổng hợp những mặt hàng trong dân có để báo cho ngành công thương huyện biết để thông tin cho những đơn vị, cá nhân có nhu cầu để họ trao đổi, hoặc ngành công thương của huyện có thể đứng ra làm trung gian hỗ trợ ở khâu thông tin và vận chuyển để tập dần việc mua bán trong nhân dân, và hỗ trợ dần để hình thành các hợp tác xã, nhóm hợp tác, doanh nghiệp nhỏ trong tương lai năm, mười năm tới.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện kon plông, tỉnh kon tum (Trang 94 - 95)