Nhóm giải pháp hoàn thiện tổ chức sản xuất trong NN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện kon plông, tỉnh kon tum (Trang 87 - 89)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.3. Nhóm giải pháp hoàn thiện tổ chức sản xuất trong NN

Nhằm hướng tới phát triển nông nghiệp mạnh hơn trong tương lai, việc tăng năng suất, sản lượng là rất cần thiết, để thúc đẩy nhanh quá trình này, ngoài các giải pháp trên cần có hình thức tổ chức sản xuất tiến bộ.

Đối với huyện Kon Plông trong giai đoạn hiện nay, việc cần quan tâm hàng đầu đó là thu hút các doanh nghiệp với dự án đầu tư có quy mô lớn, trình độ khoa học công nghệ cao, vì lợi thế cơ bản hiện nay của huyện so với

các địa phương khác trên toàn quốc là có quỹ đất rộng, với chi phí giải phóng mặt bằng thấp. Chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư của Chính phủ đã có, điều đang cần thiết hiện nay là đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến để thu hút được các doanh nghiệp có năng lực thật sự, có thị trường đầu ra ổn định theo chuỗi giá trị.

Ngoài phát triển lực lượng doanh nghiệp, thì kinh tế tập thể (với loại

hình hợp tác xã, tổ hợp tác) cũng rất cần được phát triển. Do trình độ của

người dân của huyện còn thấp, tập quán sản xuất nhỏ lẻ để phát triển được loại hình tổ hợp tác đúng nghĩa theo quy định của nhà nước chứ không phải đơn thuần như kiểu vần công, đổi công hiện tại, chính quyền huyện, xã cần đẩy mạnh tuyên truyền, đứng ra hướng dẫn quy trình, thủ tục, thậm chí thí điểm thành lập một vài mô hình ở cơ sở, sau đó điều chỉnh, hoàn thiện thêm, hoặc nhân rộng nếu thành công.

Một trong những loại hình sản xuất được ưu đãi, hỗ trợ ở mức cao nhất từ các chính sách của nhà nước đó là Hợp tác xã. Để phát triển loại hình này các ngành, các cấp từ chính quyền, đoàn thể huyện cần phải tiếp tục tuyên truyền, hỗ trợ xây dựng một số mô hình ngoài mô hình thành công bước đầu hiện nay như hợp tác xã rau hoa thanh niên Măng Đen để người dân thấy được lợi ích và tham gia. Cần xây dựng hợp tác xã theo hướng kinh doanh tổng hợp trong nông nghiệp, từ sản xuất, thu mua, sơ chế/chế biến, tiêu thụ và cả cung cấp vật tư và dịch vụ nông nghiệp.

Hình thức tổ chức sản xuất trang trại cũng rất quan trọng, vì loại hình tổ chức sản xuất của huyện đa số là hộ cá thể, bên cạnh hình thức kinh tế hộ cần khuyến khích hình thức kinh tế trang trại trên cơ sở có biện pháp tập trung hợp lý đất nông nghiệp, hỗ trợ vốn sản xuất. Hình thành trại sẽ là hạt nhân về áp dụng các tiến bộ kỹ thuật sản xuất, quản lý, tiêu thụ sản phẩm, là nơi dạy nghề cho nông dân, đồng thời tạo ra sản lượng hàng hóa. Phát triển nhiều

trang trại sẽ còn làm nền tảng tốt cho chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, … Hình thức tổ chức sản xuất này trước mắt nên áp dụng trong các lĩnh vực chăn nuôi, vườn - rừng, cây công nghiệp, rau hoa.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện kon plông, tỉnh kon tum (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)