Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện kon plông, tỉnh kon tum (Trang 28 - 30)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.3. Điều kiện kinh tế xã hội

a. Quy mô, tăng trưởng và cơ cấu kinh tế

Bất kì nền kinh tế nào cũng có tính chu kì, ở mỗi giai đoạn nhất định, tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế luôn có những thay đổi sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu sản xuất của các ngành, trong đó có nông nghiệp.

b. Thị trường

Thị trường các yếu tố đầu vào: Thị trường vốn, thị trường thiết bị và vật tư nông nghiệp, quyền sử dụng đất, khoa học và công nghệ. Khi nền kinh tế nông nghiệp hàng hóa phát triển đòi hỏi phải phát triển các thị trường yếu tố đầu vào.

Thị trường tiêu thụ nông sản: Thường phụ thuộc vào mối quan hệ cung cầu về nông sản. Cung cầu nông sản có vai trò thúc đẩy sản xuất và góp phần chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp.

c. Cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn

Cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn là nhân tố ngoại sinh của phát triển nông nghiệp nhưng có vai trò thúc đẩy, nâng cao khả năng cạnh tranh và lợi thế so sánh của nông sản được sản xuất và tiêu thụ. Hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp chủ yếu là: Giao thông, điện, thủy lợi.

d. Nguồn nhân lực

Theo Liên Hợp Quốc: “Nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và của đất nước”.

Kinh tế phát triển cho rằng: nguồn nhân lực là một bộ phận dân số trong độ tuổi quy định có khả năng tham gia lao động. nguồn nhân lực được biểu hiện trên hai mặt: về số lượng đó là tổng số những người trong độ tuổi lao động làm việc theo quy định của Nhà nước và thời gian lao động có thể huy động được từ họ; về chất lượng, đó là sức khoẻ và trình độ chuyên môn, kiến thức và trình độ lành nghề của người lao động. Nguồn lao động là tổng số những người trong độ tuổi lao động quy định đang tham gia lao động hoặc đang tích cực tìm kiếm việc làm. Nguồn lao động cũng được hiểu trên hai mặt: số lượng và chất lượng.

Nói chung, nguồn nhân lực luôn có ý nghĩa rất quan trọng trong nông nghiệp, nó là yếu tố cơ bản cho quá trình phát triển, là nguồn lực mang tính bền vững, còn nếu xét về yếu tố thị trường thì đây cũng chính là người tiêu dùng.

e. Vốn đầu tư

Đối với sản xuất nông nghiệp, vốn có vai trò quan trọng trong quá trình tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng; góp phần gia tăng năng lực sản xuất và

nâng cao khả năng cạnh tranh nhờ đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị sản xuất. Đối với cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển nông nghiệp, vốn góp phần đầu tư mới, duy trì và mở rộng theo hướng ngày càng hoàn thiện, đồng bộ, hiện đại…

g. Ứng dụng tiến bộ Khoa học - công nghệ

Ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ là rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, nó liên quan đến sự phát triển của tất cả các yếu tố, bộ phận của ngành nông nghiệp, gồm 5 nội dung cơ bản là: thủy lợi hóa, cơ giới hóa, điện khí hóa, hóa học hóa, sinh học hóa [12, 142-158].

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện kon plông, tỉnh kon tum (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)