CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PTNN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện kon plông, tỉnh kon tum (Trang 27)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PTNN

1.3.1. Môi trường thể chế

Trong nền kinh tế thị trường, mỗi chính sách mà Nhà nước sử dụng đều nhằm tác động ít nhất vào phía cung hoặc cầu của thị trường. Do đó khi ban

hành và thực hiện chính sách cần xác định rõ tác động của chính sách đó và có thực hiện cơ chế phối hợp giữa các chính sách. Chính sách có thể tác động đẩy nhanh quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn, nhưng cũng có thể làm trì hoãn quá trình ấy nếu không phù hợp.

1.3.2. Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu

Đối với sản xuất nông nghiệp, mức độ ảnh hưởng của khí hậu mang tính quyết định, các thông số của khí hậu phải được phân tích, đánh giá về mức độ ảnh hưởng đến từng loại cây trồng, vật nuôi cụ thể.

b. Tài nguyên thiên nhiên

+ Tài nguyên đất: Đánh giá mức độ thuận lợi, khó khăn của từng loại đất đai gắn với từng loại cây trồng cụ thể.

+ Tài nguyên nước: Nguồn nước cung cấp cho nông nghiệp bao gồm cả nước mặt và nước ngầm, hoặc khả năng đưa nước từ nơi khác đến vùng sản xuất mà ta xem xét.

+ Tài nguyên rừng: Đánh giá diện tích, độ che phủ và các đặc điểm nổi trội từ tài nguyên rừng có thể phát triển sản xuất.

1.3.3. Điều kiện kinh tế - xã hội

a. Quy mô, tăng trưởng và cơ cấu kinh tế

Bất kì nền kinh tế nào cũng có tính chu kì, ở mỗi giai đoạn nhất định, tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế luôn có những thay đổi sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu sản xuất của các ngành, trong đó có nông nghiệp.

b. Thị trường

Thị trường các yếu tố đầu vào: Thị trường vốn, thị trường thiết bị và vật tư nông nghiệp, quyền sử dụng đất, khoa học và công nghệ. Khi nền kinh tế nông nghiệp hàng hóa phát triển đòi hỏi phải phát triển các thị trường yếu tố đầu vào.

Thị trường tiêu thụ nông sản: Thường phụ thuộc vào mối quan hệ cung cầu về nông sản. Cung cầu nông sản có vai trò thúc đẩy sản xuất và góp phần chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp.

c. Cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn

Cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn là nhân tố ngoại sinh của phát triển nông nghiệp nhưng có vai trò thúc đẩy, nâng cao khả năng cạnh tranh và lợi thế so sánh của nông sản được sản xuất và tiêu thụ. Hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp chủ yếu là: Giao thông, điện, thủy lợi.

d. Nguồn nhân lực

Theo Liên Hợp Quốc: “Nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và của đất nước”.

Kinh tế phát triển cho rằng: nguồn nhân lực là một bộ phận dân số trong độ tuổi quy định có khả năng tham gia lao động. nguồn nhân lực được biểu hiện trên hai mặt: về số lượng đó là tổng số những người trong độ tuổi lao động làm việc theo quy định của Nhà nước và thời gian lao động có thể huy động được từ họ; về chất lượng, đó là sức khoẻ và trình độ chuyên môn, kiến thức và trình độ lành nghề của người lao động. Nguồn lao động là tổng số những người trong độ tuổi lao động quy định đang tham gia lao động hoặc đang tích cực tìm kiếm việc làm. Nguồn lao động cũng được hiểu trên hai mặt: số lượng và chất lượng.

Nói chung, nguồn nhân lực luôn có ý nghĩa rất quan trọng trong nông nghiệp, nó là yếu tố cơ bản cho quá trình phát triển, là nguồn lực mang tính bền vững, còn nếu xét về yếu tố thị trường thì đây cũng chính là người tiêu dùng.

e. Vốn đầu tư

Đối với sản xuất nông nghiệp, vốn có vai trò quan trọng trong quá trình tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng; góp phần gia tăng năng lực sản xuất và

nâng cao khả năng cạnh tranh nhờ đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị sản xuất. Đối với cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển nông nghiệp, vốn góp phần đầu tư mới, duy trì và mở rộng theo hướng ngày càng hoàn thiện, đồng bộ, hiện đại…

g. Ứng dụng tiến bộ Khoa học - công nghệ

Ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ là rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, nó liên quan đến sự phát triển của tất cả các yếu tố, bộ phận của ngành nông nghiệp, gồm 5 nội dung cơ bản là: thủy lợi hóa, cơ giới hóa, điện khí hóa, hóa học hóa, sinh học hóa [12, 142-158].

1.4. KINH NGHIỆM PTNN CỦA TRONG NƯỚC VÀ THẾ GIỚI 1.4.1. Kinh nghiệm trong nước 1.4.1. Kinh nghiệm trong nước

a. Kinh nghiệm từ Lâm Đồng với mô hình liên kết, đầu tư xây dựng SXNN ứng dụng công nghệ cao, xây dựng thương hiệu, chủ động giống.

+ Liên kết để sản xuất, tiêu thụ:

Liên minh sản xuất hoa cắt cành Dalat Hasfarm được thành lập năm 2004, thời điểm đó chỉ có 20 nông hộ tham gia. Sau đó, được sự hỗ trợ của Dự án cạnh tranh nông nghiệp, do Ngân hàng Thế giới và Cơ quan Phát triển quốc tế Ca-na-đa tài trợ, đã thu hút nhiều nông hộ tham gia liên minh. Dự án đã kết thúc, nhưng thành quả của liên minh đang được 170 hộ nông dân, cùng với Công ty Dalat Hasfarm duy trì, phát triển. Thành lập năm 1994, những trang trại trồng hoa của Dalat Hasfarm chính là "mô hình điểm" cho nông dân Đà Lạt tiếp cận kỹ thuật sản xuất hoa mới. Từ dự án cạnh tranh nông nghiệp, cùng với nhu cầu mở rộng và tư duy "mở" bí mật công nghệ trồng hoa của Dalat Hasfarm, để mang lại lợi nhuận cho cả "hai nhà", đóng góp vào chương trình nông nghiệp công nghệ cao của địa phương, Dalat Hasfarm đã "bắt tay" với nhà nông Đà Lạt. "Từ khâu làm đất, xuống giống... đến trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản hoa tươi của các hộ liên minh đều được kỹ sư của Dalat

Hasfarm trực tiếp hướng dẫn theo quy chuẩn của công ty đưa ra, bảo đảm chất lượng xuất khẩu. Giá cả được thống nhất hằng năm, cao hơn mức giá thị trường và ổn định quanh năm.

Năm 2003, nhận thấy việc sản xuất nhỏ lẻ, manh mún gặp nhiều rủi ro, bảy nông dân Đà Lạt đã hợp sức, thành lập HTX Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Anh Đào, với vốn ban đầu 100 triệu đồng, cùng 12 ha đất sản xuất. Nhờ kịp thời đổi mới tư duy sản xuất, kinh doanh, giờ đây HTX đã liên kết với hàng chục hộ nông dân, mở rộng diện tích sản xuất rau tiêu chuẩn VietGAP lên hơn 270 ha. Ngoài 22 xã viên, HTX còn mở rộng liên kết sản xuất rau VietGAP với hơn 20 hộ nông dân, trên diện tích 20 ha. Tất cả đều sản xuất theo quy trình của HTX đưa ra, cùng với sự hỗ trợ kỹ thuật canh tác, giống, vật tư. Sau khi liên kết, không chỉ toàn bộ sản phẩm đều được HTX bao tiêu, mà giá cả rất ổn định, được thu mua tận chân ruộng. nông dân liên kết đã không còn thấp thỏm với điệp khúc "được mùa, rớt giá" nữa, cuộc sống đã trở nên khấm khá. Nhờ liên kết sản xuất, mỗi năm, HTX Anh Đào cung cấp cho hệ thống siêu thị, nhà hàng và xuất khẩu hơn 42 nghìn tấn rau, với 70 chủng loại. Doanh thu năm 2014 đạt 160 tỷ đồng, lợi nhuận 22%. Và hơn hết, sản phẩm rau thương hiệu Anh Dao Co-op được người tiêu dùng đón nhận.

Hai trường hợp trên là số ít trong quá trình liên kết của Lâm Đồng, hiện nay toàn tỉnh có hai liên hiệp hợp tác xã, 86 hợp tác xã nông nghiệp, gần bảy nghìn xã viên; hơn 240 tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp, hơn 5.800 tổ viên; 532 trang trại, với tổng số lao động thường xuyên gần 10 nghìn người; có bốn doanh nghiệp được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là "Doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao", trong số 16 doanh nghiệp cả nước.

+ Phát triển nông nghiệp công nghệ cao:

Chủ động hợp tác quốc tế, tạo môi trường thông thoáng, minh bạch nhằm thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, trong ba năm gần đây, tỉnh

Lâm Đồng đã thu hút 67 doanh nghiệp đầu tư vào NNCNC, với tổng vốn đầu tư 4.640 tỷ đồng, chiếm 35% nguồn lực thực hiện chương trình NNCNC. Cùng với các dự án FDI đã đầu tư, mới đây, tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đầu tư Dự án sản xuất giống rau chất lượng cao lớn nhất Đông - Nam Á của Tập đoàn tài chính Bejo - Hà Lan, có giá trị đầu tư 9,5 triệu ơ-rô; dự án nghiên cứu và nhân giống hoa cao cấp lớn nhất Việt Nam của Dalat Hasfarm, với tổng kinh phí 1,5 triệu USD; phối hợp với tỉnh Đông Flanders (Bỉ) triển khai dự án xây dựng khu trung tâm công nghệ cao canh tác rau, hoa, cây cảnh trong nhà kính... trong tổng nguồn vốn hơn 13 nghìn tỷ đồng, được huy động thực hiện chương trình nông nghiệp công nghệ cao, giai đoạn 2011- 2014, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước chỉ chiếm 2,54%, còn lại nguồn vốn chủ yếu từ doanh nghiệp (35,26%) và của người dân (56,53%).

Qua hơn 10 năm thực hiện, đến 2014 diện tích nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao toàn tỉnh đạt gần 40 nghìn ha, chiếm 16% diện tích đất nông nghiệp. Tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đạt 30% giá trị ngành nông nghiệp của tỉnh, doanh thu bình quân 1.450 triệu đồng/ha/năm. Riêng diện tích sản xuất nông nghiệp công nghệ cao cho doanh thu bình quân đạt gấp hơn hai lần, trong đó, nhiều diện tích cây trồng ứng dụng công nghệ cao đạt từ 500 triệu đồng đến ba tỷ đồng/ha/năm.

+ Xây dựng thương hiệu:

Một trong những nội dung phát triển nông nghiệp công nghệ cao là xây dựng thương hiệu. Hiện có 16 nhãn hiệu, chủ yếu là nông sản đã được đăng ký bảo hộ. Trong đó, thương hiệu Rau Đà Lạt, Hoa Đà Lạt, Trà B’Lao, Cà phê Di Linh… bước đầu phát huy hiệu quả và xây dựng được uy tín trên thị trường. Các sản phẩm NNCNC Lâm Đồng gắn các chứng nhận chỉ dẫn địa lý, được phân phối trong hệ thống các siêu thị có uy tín trong nước như: Coop Mart, BigC, Metro, đồng thời bước ra thị trường xuất khẩu rộng lớn.

+ Chủ động nguồn giống đạt chất lượng:

Hiện nay Lâm đồng có nhiều doanh nghiệp đầu tư sản xuất con giống, cá nước lạnh thương phẩm trên diện tích 50 ha tại Lâm Đồng, với sản lượng đạt 500 tấn/năm; 50 cơ sở nuôi cấy mô thực vật, sản xuất hơn 30 triệu cây giống gốc, hơn 200 vườn ươm sản xuất khoảng hai tỷ cây giống thương phẩm để phục vụ sản xuất; 36 doanh nghiệp, tổ chức (phối hợp với 15.300 hộ gia đình) và 83 cơ sở, hộ nông dân được cấp chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng GlobalGAP, VietGAP, Organic, 4C… sản xuất cây giống rất nhanh với quy mô lớn một cách dễ dàng, không những nông dân tiết kiệm được chi phí, chủ động về sản xuất cây giống, sản xuất cây giống đảm bảo chất lượng cao... mà còn giúp nâng cao trình độ sản xuất trong nông nghiệp ở các vùng chuyên canh của Lâm Đồng.

b. Kinh nghiệm từ An Giang với mô hình du lịch nông nghiệp

Thuộc đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh An Giang có nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Những năm qua, nhờ tận dụng thế mạnh này, An Giang đã rất thành công trong việc triển khai mô hình du lịch nông nghiệp, đem lại hiệu quả thiết thực cho người dân địa phương.

Năm 2007, Hội Nông dân Hà Lan (Agriterra) đã thông qua Trung ương Hội Nông dân Việt Nam triển khai dự án Du lịch nông nghiệp tại An Giang. Sau khi giai đoạn 1 (2007 - 2009) kết thúc, dự án được đánh giá rất khả thi và Agriterra tiếp tục đầu tư triển khai giai đoạn 2 (2011-2014) với việc khuyến khích thêm nhiều hộ dân tham gia; mở các lớp đào tạo tiếng anh giao tiếp ngắn hạn, bồi dưỡng kĩ năng phục vụ du khách cho nông dân; tổ chức cho nông dân đi tham quan thực tế mô hình du lịch nông nghiệp; đầu tư xây dựng mới phòng ngủ, nhà vệ sinh, nâng cấp thuyền máy, trang bị áo phao, xe đạp đôi, cải tạo ao thả cá… An Giang có 15 xã, phường, thị trấn tham gia dự án, trong đó 100 hộ dân được hưởng lợi trực tiếp, các hộ còn lại hưởng lợi gián

tiếp. Từ khi dự án được triển khai, nhiều nghề liên quan (tổ chức tour, hướng dẫn viên, sắp xếp chỗ ăn nghỉ, sản xuất các sản phẩm thủ công truyền

thống…) cũng phát triển rầm rộ hơn, khiến thu nhập của người dân địa

phương ngày càng tăng. Theo ước tính, trước đây, thu nhập trung bình một hộ dân chỉ khoảng 2 triệu đồng/tháng thì nay đã tăng lên 5 - 6 triệu đồng/tháng, có hộ dân thu 10-20 triệu đồng/tháng.

Nhằm thúc đẩy du lịch nông nghiệp An Giang phát triển bền vững, tháng 2/2012, An Giang đã thành lập Trung tâm Du lịch nông dân tỉnh nhằm đại diện về mặt pháp lý cho nông dân; liên kết nông dân để quảng bá du lịch nông nghiệp, tổ chức các tour du lịch nông nghiệp cho du khách. Hiện tại, trung tâm đã hình thành các sản phẩm du lịch hấp dẫn như: tour tham quan rừng Trà Sư, núi Thất Sơn, vườn cây ăn trái, nhà cổ, khu lưu niệm Bác Tôn, chợ nổi, làng cá bè Long Xuyên; tổ chức chài lưới bắt cá, tắm bùn phù sa trên sông; dịch vụ homestay…

c. Kinh nghiệm từ Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) với mô hình khu nông nghiệp công nghệ cao

Sau thành công của Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao 88,17ha đầu tiên ở huyện Củ Chi (xã Phạm Văn Cội), với tổng kinh phí đầu tư 152 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách, TP.HCM đang mở rộng mô hình Khu Nông nghiệp Công nghệ cao với 4 Khu mới có diện tích 514 ha (2 khu ở Củ

Chi, một ở huyện Cần Giờ và một tại huyện Bình Chánh), tập trung chủ yếu

vào công đoạn sau thu hoạch, ngành chăn nuôi và thủy sản.

Theo Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao (AHTP), thay vì đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách, các khu mở rộng nhắm đến việc huy động vốn từ nhiều thành phần kinh tế theo hình thức công - tư (PPP). Với xu hướng đầu tư vào nông nghiệp như thời gian gần đây, AHTP cũng không quá khó trong vấn đề kêu gọi doanh nghiệp tham gia. Chẳng hạn, ở Cần Giờ (khu

90ha, chuyên ngành thủy sản và các chế phẩm sinh học sử dụng trong nuôi trồng thủy sản), dù chưa hoàn chỉnh hạ tầng, nhưng hiện nay Công ty TNHH Việt - Úc (sản xuất tôm giống) đã đăng ký sử dụng 20ha, Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (Satra) cũng đề xuất thuê đất đầu tư tại đây (doanh

nghiệp sẽ chủ động đầu tư hạ tầng). Với khu sau thu hoạch 23ha ở Củ Chi,

các nhà đầu tư Hàn Quốc, Nhật Bản cũng nhiều lần đến làm việc với AHTP đặt vấn đề hợp tác đầu tư, phát triển. Họ sẵn sàng bỏ vốn, cùng với TP.HCM đầu tư hạ tầng hoàn chỉnh cho các KNNCNC để đón dòng đầu tư của doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất nông sản, giống cây trồng.

Việc thu hút doanh nghiệp vào các KNNCNC, Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao TP.HCM hiện nay dễ dàng hơn so với thời điểm mới đi vào hoạt động năm 2010, vì với mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp công nghệ cao, Thành phố có chính sách hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp trong ngành, đặc biệt là với doanh nghiệp ứng dụng công nghệ, kỹ thuật cao trong quá trình hoạt động.

Theo đó, với giá thuê đất chỉ 1.140 đồng/m2/năm, giảm 50% phí hạ tầng... tính ra, mỗi năm, doanh nghiệp chỉ đóng trên dưới 12 triệu đồng/ha. Trong khi, với việc vào khu NNCNC, thương hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp nhận được sự tin cậy của khách hàng do được sản xuất từ các khu NNCNC của Thành phố.

Từ sự thành công của mô hình KNNCNC tại TP.HCM cùng xu hướng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện kon plông, tỉnh kon tum (Trang 27)