NHỮNG THÀNH CÔNG, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện kon plông, tỉnh kon tum (Trang 73)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3. NHỮNG THÀNH CÔNG, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN

2.3.1. Những thành công đạt được

- Nền kinh tế của huyện chuyển dịch đúng hướng, tốc độ tăng trưởng hàng năm đều đạt ở mức tương đối cao.

- Sản xuất nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ yếu, với tổng giá trị sản xuất năm 2015 đạt 297,3 tỷ đồng (giá hiện hành), chiếm 29% giá trị sản xuất toàn huyện, có vai trò quan trọng, một mặt đáp ứng được đa số nhu cầu lương thực tạo chỗ của người dân địa phương, mặt khác cung ứng hàng hóa cho các huyện, thành phố trong tỉnh và ngoài tỉnh; đồng thời còn tạo nền tảng để thúc đẩy các ngành khác phát triển.

- Cơ cấu cây trồng, vật nuôi cơ bản phù hợp với đặc điểm sinh lý, sinh thái và tập quán canh tác của người dân.

- Kết cấu hạ tầng nông thôn, nhất là đường giao thông ngày càng được đầu tư nhiều và cứng hóa để phục vụ tốt hơn cho sản xuất và sinh hoạt; đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao một bước.

- Huyện đã có một số chính sách tích cực trong việc thúc đẩy sản xuất cà phê chè, đại gia súc, bảo tồn và phát huy giá trị cây Sim rừng ... nhằm phát triển kinh tế - xã hội nói chung, cũng như nông nghiệp nói riêng.

- Công tác khuyến nông, bảo vệ động - thực vật được quan tâm, tạo nền tảng để nông nghiệp phát triển.

- Bước đầu khai thác sử dụng có hiệu quả nguồn lực cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là vốn đầu tư, với hệ số ICOR thấp.

- Chính quyền địa phương đã quan tâm đến công tác quy hoạch và có định hướng rõ ràng trong việc phát triển các sản phẩm phù hợp với lợi thế, đặc điểm tự nhiên - xã hội của địa phương như: Quy hoạch vùng nuôi cá nước lạnh thương phẩm (cá Tầm, cá Hồi), quy hoạch vùng sản xuất cây trồng xứ lạnh, …

- Thu hút được một số nhà đầu tư vào sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp như: Hợp tác xã Thanh niên, Công ty TNHH Thiện Mỹ, Hợp tác xã nấm Măng Đen, Công ty TNHH Thanh Bình, ... đã sản xuất được một số sản phẩm ứng dụng công nghệ cao như nuôi cá tầm, cá hồi, hoa ly ly, đồng tiền, các loại hoa lan, dâu tây, bí nhật, rượu vang sim ... đã góp phần tạo nên sản phẩm mới cho du lịch Kon Plông là du lịch nông nghiệp; ngoài những sản phẩm du dịch như du lịch sinh thái, du lịch tâm linh... đã trở nên nổi tiếng trong và ngoài nước.

2.3.2. Hạn chế

+ Giá trị sản lượng còn thấp, tốc độ tăng trưởng sản xuất nông nghiệp chưa cao, chưa tạo ra nền tảng sản xuất bền vững, còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết, khí hậu.

+ Cơ cấu kinh tế nội bộ ngành nông nghiệp đã có sự chuyển dịch nhưng tốc độ chuyển dịch còn chậm, giá trị sản xuất của ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng lớn và tỷ trọng thuỷ sản còn rất thấp trong trong giá trị sản xuất của toàn ngành.

+ Cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn mặc dù được quan tâm đầu tư, nhưng vẫn còn yếu kém, như tỷ lệ km kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa đạt thấp, một số thôn chưa có điện; hồ chứa và hệ thống tưới vùng quy hoạch rau hoa xứ lạnh chưa được đầu tư đồng bộ.

giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn là rất khó khăn. + Trình độ của cán bộ Khuyến nông ở cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu. + Một bộ phận dân cư đặc biệt là vùng sâu vùng xa còn nghèo, trình độ dân trí, khả năng tiếp nhận kỹ thuật tiên tiến, vốn tích luỹ để tái sản xuất mở rộng còn thấp.

+ Kinh tế trang trại, hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp nông nghiệp chưa phát triển. Hình thức sản xuất nông nghiệp với hình thức hộ cá thể chiếm chủ yếu. Năng lực sản xuất của các hộ cá thể còn thấp, canh tác phân tán, nhỏ lẻ, trình độ thâm canh thấp, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất còn rất ít, nhất là việc áp dụng cơ giới hóa, điện khí hóa chưa nhiều.

+ Thị trường các yếu tố đầu vào và nhất là đầu ra của nông sản chưa phát triển, sản phẩm sản xuất ra chưa gắn với công nghiệp chế biến, giá trị thu được của nông dân không cao do phải qua nhiều khâu trung gian.

+ Chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư có năng lực mạnh để phát huy tiềm năng của huyện về khí hậu ôn đới, chưa tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao.

+ Là địa phương có nhiều rừng, nhưng sản xuất lâm nghiệp còn kém phát triển, các hoạt động kinh tế từ rừng chưa đáng kể. Vẫn còn xảy ra tình trạng xâm hại rừng trái pháp luật (khai thác gỗ). Công tác khuyến lâm còn hạn chế, chưa chuyển giao được những mô hình sản xuất hiệu quả trong thực tế.

+ Việc liên kết trong sản xuất còn rất hạn chế, lỏng lẻo, chưa có sự tham gia của các tác nhân như ngân hàng, nhà khoa học.

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Nguyên nhân thứ nhất, huyện Kon Plông là huyện miền núi, xuất phát điểm của kinh tế nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng còn thấp, trình độ sản xuất nông nghiệp phần lớn trên địa bàn là sản xuất nhỏ, thô sơ, cơ sở

hạ tầng nông nghiệp, nông thôn chưa hoàn thiện.

Nguyên nhân thứ hai, các nội dung của phát triển nông nghiệp còn chưa hoàn thiện: Kinh tế hộ còn nhiều hạn chế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp chưa thực sự hợp lý, chuyển dịch chậm, quy mô các nguồn lực còn thiếu (nhất là vốn), dân cư phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số, có trình độ canh tác chưa cao; tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp.

Nguyên nhân thứ ba, công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của các cấp còn chưa mang lại hiệu quả mong nuốn. Công tác lập và tổ chức thực hiện các chính sách, kế hoạch còn chưa phát huy hết tiềm năng của huyện, nguồn vốn xã hội thấp.

CHƯƠNG 3

CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN KON PLÔNG TRONG TƯƠNG LAI

3.1. CƠ SỞ TIỀN ĐỀ CHO VIỆC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

3.1.1. Dự báo sự biến động của môi trường PTNN huyện Kon Plông

a. Tác động của biến đổi về điều kiện tự nhiên

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sự gia tăng nhiệt độ khí quyển làm cho khí hậu các vùng ở nước ta nóng lên, kết hợp với sự suy giảm lượng mưa làm cho nhiều khu vực khô hạn hơn. Hàng năm, nhiệt độ có khả năng tăng khoảng 0,3 - 0,5 0C và mực nước biển tăng thêm 9cm; dự báo sẽ tăng từ 1,1 - 1,8 0C và 45 cm vào năm 2100. Kon Plông là huyện miền núi của tỉnh Kon Tum chịu ảnh hưởng trực tiếp của hậu quả biến đổi khí hậu đó là:

+ Nguồn nước mặt khan hiếm trong mùa khô gây hạn hán, và trong mùa mưa thường có lũ quét, sạt lở đất. Nguồn nước ngầm bị suy giảm dẫn đến cạn kiệt do khai thác quá mức và thiếu nguồn bổ sung.

+ Bão lụt gia tăng và khó dự báo sẽ ảnh hưởng đến các kế hoạch phát triển kinh tế lâu dài, ứng phó với thiên tai sẽ khó khăn hơn, thiệt hại khó lường.

+ Các hệ sinh thái sẽ chịu tác động suy thoái, biến động.

+ Đa dạng sinh học thay đổi do các loài kém chịu hạn hán, ngập lụt có xu hướng suy thoái, các loài có khả năng chống chịu hạn hán, lũ lụt sẽ có những biến đổi khó lường hơn nhiều so với hiện tại.

+ Ngành nông nghiệp sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp của biến đổi khí hậu: các đối tượng nuôi trồng, diện tích canh tác, quy trình, thời gian, dịch bệnh...sẽ thay đổi không ngừng.

b. Tác động của biến đổi về mặt xã hội

tuân theo quy luật giá trị, quy luật cung - cầu, quy luật thị trường. Đây là phương thức cần thiết và là động lực mạnh mẽ để phát triển lực lượng sản xuất, giải phóng sức sản xuất, đẩy mạnh phân công lao động. Vị thế và vai trò của người lao động, các chủ hộ lao động, của doanh nghiệp và doanh nhân được khẳng định, với tư cách chủ thể, họ có phải chủ động trong sản xuất - kinh doanh, nắm bắt kịp thời các tín hiệu của thị trường để phục vụ; đồng thời đi liền với tự chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh, và trước pháp luật.

Cơ cấu kinh tế thay đổi được gọi là "chuyển dịch". Trong cơ cấu đó, nông nghiệp giảm đáng kể tỷ trọng, công nghiệp hướng nhiều vào các ngành công nghiệp hiện đại, công nghệ cao, lao động trí óc, chất xám gia tăng tỷ lệ, hàm lượng của nó trong các sản phẩm, hàng hoá sản xuất ra. Thương mại, dịch vụ ngày càng được chú trọng. Đã diễn ra sự biến đổi cơ cấu tổng thể nền kinh tế và cơ cấu trong nội bộ một ngành kinh tế, cơ cấu vùng, miền, địa phương, phù hợp với khả năng, thế mạnh từng nơi, từng loại hình. Cơ cấu lao động, bố trí nguồn lực lao động cũng thay đổi trên cơ sở phân công lao động xã hội mới.

c. Những thay đổi trong môi trường thể chế liên quan đến phát triển nông nghiệp ở Việt Nam nói chung và địa phương nói riêng.

Để phát triển kinh tế - xã hội nói chung, cũng như phát triển nông nghiệp, nông thôn nói riêng, Chính phủ đã có nhiều chương trình và chính sách, gần đây nhất là các chính sách, chương trình:

+ Nghị Quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo.

+ Các Chương trình mục tiêu quốc gia được ban hành tại Quyết định số 2406/QĐ-TTG 2406/QĐ-TTg, ngày 18 tháng 12 năm 2011, trong danh mục này có tất cả 16 chương trình, trong đó một số chương trình ảnh hưởng trực

tiếp đến nông nghiệp, nông thôn như:

Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020, tại Quyết định số 800/2010/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững, với các dự án thành phần có ảnh hưởng trực tiếp đến nông nghiệp, nông thôn: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu; các thôn đặc biệt khó khăn; Nhân rộng mô hình giảm nghèo.

Chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm và dạy nghề, với các các dự án thành phần có ảnh hưởng trực tiếp đến nông nghiệp, nông thôn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn; Vay vốn tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm; Hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, với các dự án thành phần có ảnh hưởng trực tiếp đến nông nghiệp, nông thôn: Cấp nước sinh hoạt nông thôn, môi trường nông thôn; Vệ sinh nông thôn.

Tuy nhiên, từ 2016 trở đi chỉ triển khai thực hiện 2 chương trình mục tiêu quốc gia là Giảm nghèo bền vững và Xây dựng nông thôn mới, theo nội dung kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp về việc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 - 2020. Đây cũng là nhiệm vụ quan trọng và tập trung hơn cho các địa phương.

+ Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn của Chính phủ được ban hành tại Nghị định 210/2013/NĐ-CP, thay thế Nghị định 61/2010/NĐ-CP của Chính phủ. Đây là chính sách với nhiều ưu đãi, hỗ trợ đầu tư như: miễn, giảm tiền thuê đất, mặt nước; ưu đãi về thuế; hỗ trợ về quảng bá, thị trường, đổi mới công nghệ, … là điều kiện tốt cho việc thu hút các thành phần kinh tế vào sản xuất kinh doanh tại địa bàn huyện.

+ Chính sách dịch vụ môi trường rừng: Theo Nghị định 99/2010/NĐ- CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ, quy định mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng theo số tuyệt đối, cố định đối với cơ sở sản xuất thủy điện 20 đồng/kwh, cơ sở sản xuất và cung cấp nước sạch 40 đồng/m3. Dự kiến tới đây, Chính phủ sẽ điều chỉnh mức chi trả để đảm bảo thu nhập và tạo động lực khuyến khích người dân tham gia bảo vệ, phát triển rừng.

+ Chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020 được Chính phủ ban hành tại Nghị định số 75/2015/NĐ - CP ngày 09/9/2015, trong đó: mức cho cho vay trồng rừng sản xuất tối đa là 15 triệu đồng/ha tối đa 20 năm; cho vay phát triển chăn nuôi, mức cho vay tối đa 50 triệu đồng/hộ gia đình, tối đa 10 năm đối với hộ có nhận khoán bảo vệ rừng mà không phải thế chấp; nâng mức hỗ trợ khoán bảo vệ rừng lên 400 nghìn đồng/ha/năm (cũ là 200 nghìn đồng). Chính sách này sẽ mang lại cơ hội thiết thực, góp phần đáng kể vào việc phát triển kinh tế hộ gia đình nói chung và hộ đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng, nâng cao chất lượng cuộc sống, làm chuyển biến nhận thức, cách thức làm ăn cho hộ trên địa bàn.

d. Tác động của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TTP) và các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam tham gia.

Thời gian tới, khi có hiệu lực các quy định sẽ ảnh hưởng mạnh đến nông nghiệp, nhất là Việt Nam sẽ đối diện với sự cạnh tranh mạnh mẽ, nhiều nhóm hàng phải giảm thuế nhập khẩu xuống 0% trong một thời gian ngắn. Cụ thể, xuất khẩu gạo nguyên hạt vào Việt Nam sẽ được miễn thuế nhập khẩu ngay khi TPP được ký kết; riêng với lúa mạch, lúa mì và các sản phẩm từ gạo, thời hạn tối thiểu sẽ là 4 năm; Thịt bò, thực phẩm chế biến và sữa là những ngành Việt Nam đang áp dụng thuế nhập khẩu khá cao, từ 20 đến 55% sẽ khiến thuế nhập khẩu về 0% ngay lập tức, hoặc theo lộ trình với thời hạn tối

đa 11 năm; Các sản phẩm từ trái cây, bông và khoai tây sẽ giảm thuế trong thời gian tối đa là 8 năm; Hai mặt hàng chủ chốt của ngành chăn nuôi Việt Nam là thịt lợn (thuế 30%) và thịt gà (thuế 40%) sẽ chính thức đối mặt với cạnh tranh toàn phần sau 5-13 năm, khi thuế và hạn ngạch nhập khẩu được dỡ bỏ… Như vậy các sản phẩm của nông nghiệp của chúng ta sẽ phải cạnh tranh khốc liệt với các sản phẩm của các nước, để cạnh tranh được thì việc tái cơ cấu nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm là rất cần thiết.

Bên cạnh những thách thức, thì Việt Nam cũng đứng trước cơ hội như: giúp Việt Nam tăng sản xuất và mở rộng thị trường nông sản ra nước ngoài. Nhận định này được đưa ra dựa trên các các yếu tố Việt Nam là nước có thế mạnh trong nông nghiệp, với điều kiện thiên nhiên thuận lợi, sản xuất nông nghiệp được quanh năm. Vì vậy, khi TPP được ký kết có thể thúc đẩy đầu tư của các nước trong khối vào Việt Nam, tạo cơ hội khai thác các lợi thế tiềm năng về nông nghiệp. Bên cạnh đó, khi tham gia TPP, thuế suất giảm về 0% sẽ đem lại cơ hội cạnh tranh bình đẳng hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam, tác động tích cực đến thu nhập của người dân, cải thiện sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu, nâng cao kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Và đặc biệt, do sản

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện kon plông, tỉnh kon tum (Trang 73)