6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.1. Phát triển về quy mô:
a. Phát triển về mặt số lượng
+ Nông nghiệp
- Trồng trọt:
Tổng diện tích gieo trồng toàn huyện đến năm 2015 là 11.488 ha, tăng rất ít so với 2011, chỉ với 1,8%. Điều này cho thấy trong thời gian dài, ngành trồng trọt huyện Kon Plông chậm phát triển theo chiều rộng.
Trong những loại cây trồng chủ yếu của huyện như lúa, ngô, sắn, keo, bời lời được người dân phát triển sản xuất theo quy mô hộ gia đình. Những năm gần đây, các loại rau, hoa, dược liệu được quan tâm và bắt đầu triển khai, Tuy nhiên đang ở bước đầu xây dựng cơ bản và trồng thử nghiệm. Tình hình
sản xuất được thể hiện ở bảng 2.6
Bảng 2.6. Diện tích gieo trồng giai đoạn 2011 - 2015 huyện Kon Plông
ĐVT: ha TT Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 I Cây hàng năm 7.258,5 7.149,7 7.137,6 6.627,2 7.088,3 Trong đó: 1 Cây lúa 3.582,5 3.634,5 3.652,2 3.366,1 3.613,6 2 Cây ngô 1.255 1.207,2 1.123,5 1.065,7 1.272,6 3 Cây sắn 2.319 2.055,0 2.014,5 1.931,5 1.894,9 4 Rau, hoa xứ lạnh 4,0 2,0 34,0 50,0
II Cây lâu năm 799,6 873,5 768,4 727,1 805,6
Trong đó:
1 Cà phê chè 317,6 366,0 439,5 395,4 469,9
2 Cây ăn quả 143 148,4 149,9 154,2 161,2
3 Cây cau 329 334,0 165,0 167,0 167,0
III Cây lâm nghiệp 3.225,0 3.559,8 3.545,3 3.452,2 3.593,6
Trong đó:
1 Cây bời lời 368 744,0 1.189,9 1.493,9 1.637,3
2 Cây keo 2.558 2.468,0 1.993,3 1.617,3 1.612,3
Tổng DT gieo trồng 11.283 11.583 11.451 10.807 11.488
(Nguồn: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn )
Từ bảng 2.6 ta thấy:
Đối với cây hàng năm, tổng diện tích gieo trồng có chiều hướng giảm dần từ 7.258,5 ha năm 2011 còn 7088,3 ha năm 2015, việc giảm diện tích chủ yếu do giảm diện tích trồng sắn, đây là tín hiệu theo chiều hướng tiến bộ, vì cây sắn có giá trị kinh tế thấp và giảm độ phì của đất, trong khi diện tích rau hoa tăng; Tuy nhiên trình độ thâm canh của đa phần người dân còn hạn chế,
phụ thuộc nhiều vào tự nhiên; đối với cây lúa, chủ yếu vẫn sản xuất 01 vụ. Đối với cây lâu năm, diện tích cây cau giảm, cà phê chè tăng. Từ năm 2014, để phát huy lợi thế khí hậu ôn đới của các xã vùng Đông Trường Sơn, Ủy ban Nhân dân tỉnh đã triển khai đề án cà phê xứ lạnh để hỗ trợ phát triển diện tích cà phê chè, nội dung cơ bản của đề án là hỗ trợ giống và vật tư thiết yếu trong thời kỳ kiến thiết cơ bản (một phần người dân đối ứng), hỗ trợ kỹ thuật để tập huấn cho đối tượng hộ nghèo. Song song với đề án của tỉnh, huyện cũng đã có chính sách hỗ trợ cho những hộ không thuộc diện hộ nghèo để phát triển diện tích cà phê, đó là chỉ hỗ trợ giống có chất lượng và hướng dẫn kỹ thuật, còn người dân phải tự bỏ vốn để đầu tư phân bón, ... do đó gần đây diện tích cà phê chè tăng nhanh.
Tương tự đối với cây lâm nghiệp, người dân phát triển diện tích bời lời nhanh ở những xã có khí hậu nóng, trong khi diện tích keo có chiều hướng giảm, nguyên nhân là người dân bắt đầu sản xuất theo tín hiệu thị trường. Tuy nhiên, đến hiện tại trên địa bàn huyện chưa hình thành vùng chuyên canh trực tiếp phục vụ cho công nghiệp chế biến.
Dựa trên thế mạnh của địa phương về khí hậu, sản xuất rau hoa xứ lạnh thời gian gần đây cũng có những biến chuyển tích cực, từ diện tích đất được quy hoạch phát triển cây trồng ôn đới trên địa bàn xã Măng Cành, Đăk Long gần 1.400ha, Chính quyền địa phương đã giới thiệu cho các nhà đầu tư lập thủ tục đầu tư dự án trên 600ha; Đặc biệt, trong năm 2015, tỉnh, huyện thu hút nhiều dự án đăng ký vốn đầu tư lớn vào Kon Plông như: Dự án quản lý bảo vệ rừng, kinh doanh du lịch và nhân giống, phát triển cây dược liệu kết hợp với chăn nuôi dê sữa công nghệ cao của CTCP Dược liệu và thực phẩm Măng Đen (vốn đăng ký 5.000 tỷ đồng); Dự án đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp của Tập đoàn VinGroup (vốn đăng ký 1.000 tỷ đồng)… đã mở ra một hướng đi mới cho nông nghiệp Kon Plông.
Về sản lượng của các loại cây trồng: Trong những loại cây trồng, lúa, ngô, sắn là những cây “truyền thống” của huyện, những loại cây khác có sản lượng chưa nhiều, cụ thể ở bảng 2.7
Bảng 2.7. Sản lượng, năng suất một số cây trồng chủ yếu
Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 2014 2015
Cây Lúa
Sản lượng Tấn 9.349 10.140 10.279 10.000 11.044
Năng suất Tạ/ha 26,1 27,9 28,1 29,7 30,6 Cây
Ngô
Sản lượng Tấn 4.298 4.053 3.916 3.637 4.478
Năng suất Tạ/ha 34,25 33,6 34,9 34,1 35,2 Cây
Sắn
Sản lượng Tấn 22.134 19.618 18.803 18.212 18.170
Năng suất Tạ/ha 95,45 95,5 93,3 94,3 95,9
(Nguồn: Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn )
Qua bảng 2.7 ta thấy: Năng suất và sản lượng của cây ngô, lúa năm 2015 so với 2011 có xu hướng tăng, nhưng tốc độ chậm. Cụ thể: Sản lượng lúa có tốc độ bình quân khoảng 3,5%/năm; sản lượng ngô có tốc độ tăng chưa đến 1%/năm. Nhìn chung, năng suất và sản lượng một số cây trồng chính vẫn còn ở mức thấp so với bình quân chung của tỉnh và cả nước, riêng năng suất lúa mới chỉ đạt khoảng 50% so với bình quân cả nước.
- Chăn nuôi:
Thời gian qua, chính quyền các cấp của địa phương đã tích cực hỗ trợ, vận động nhân dân làm chuồng trại cho đàn gia súc, chăn nuôi có chăn dắt, thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh. Để tăng quy mô đàn gia súc kết hợp với việc giảm nghèo trên địa bàn, huyện đã có chính sách cân đối các nguồn vốn để hỗ trợ một phần tiền để mỗi hộ nghèo (chưa có trâu hoặc bò) mua một con bò cái sinh sản (huyện hỗ trợ không quá 10 triệu đồng, phần còn
đến hết 2015 bình quân 01 hộ gia đình có 02 con gia súc (trâu hoặc bò). Tuy nhiên chăn nuôi còn ở quy mô hộ gia đình nhỏ lẻ, chưa hình thành được các trang trại, cơ sở chăn nuôi quy mô lớn; một bộ phận nhân dân vẫn còn thả rông trâu bò trong rừng. Phần lớn trâu bò ở địa phương bán cho các tiểu thương bên ngoài thu gom hoặc tiêu dùng tại chỗ. Tổng đàn gia súc trên địa bàn huyện năm 2015 tăng 1,5 lần so với 2011, cụ thể ở bảng 2.8:
Bảng 2.8. Chăn nuôi gia súc giai đoạn 2011 - 2015
TT Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 1 Trâu 5.927 6.142 6.826 7.382 7.773 2 Bò 3.745 4.465 4.686 5.057 5.330 3 Lợn 8.275 11.190 11.816 12.706 14.313 4 Dê 600 682 632 693 646 Tổng (con) 18.547 22.479 23.960 25.838 28.062
(Nguồn: Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn )
Qua bảng 2.8 ta thấy: Đàn lợn tăng nhanh nhất với tốc độ 1,7 lần với chủ yếu là giống địa phương, kế đến là đàn bò tăng 1,4 lần, đàn dê có số lượng không đáng kể.
+ Lâm nghiệp
Giai đoạn 2011 - 2015, diện tích rừng trên địa bàn huyện không thay đổi nhiều. Đến hết 2015 tổng diện tích có rừng là 114.332,7 ha, trong đó rừng sản xuất là 73.128,2 ha, rừng phòng hộ là 39.334,2 ha. Hiện nay trên địa bàn đang đóng cửa rừng theo quy định của Chính phủ, thực hiện chủ yếu công tác quản lý bảo vệ, việc khai thác không đáng kể (chỉ tận thu một số diện tích ảnh
hưởng bởi thủy điện nhỏ).
Về giao đất, giao rừng, khoán quản lý bảo vệ: Tổng diện tích đã giao rừng cho dân lâu dài là 8.129 ha (theo Quyết định 178 CP), hợp đồng giao cho dân quản lý bảo vệ là 49.648 ha. Tổng diện tích được chi trả tiền dịch vụ
môi trường rừng trên toàn huyện là khoảng 43.000 ha, với tổng số tiền cả giai đoạn là khoảng 40 tỷ đồng, số kinh phí này góp phần giải quyết khó khăn trong việc quản lý bảo vệ rừng của các chủ rừng và góp phần nâng cao thu nhập cho người dân thông qua việc nhận khoán quản lý bảo vệ.
Trong cả giai đoạn, toàn huyện trồng mới được khoảng 1.250 ha rừng từ các chương trình, dự án (chưa tính cây lâm nghiệp do dân tự trồng); trong đó: CTCP Tập đoàn Tân Mai thuê để đầu tư trồng rừng nguyên liệu giấy 383
ha (keo lai), Dự án phát triển lâm nghiệp cải thiện đời sống vùng Tây Nguyên
(FLITCH) trồng được 675,82 ha (chủ yếu là cây bời lời), Công ty TNHH
MTV Lâm nghiệp Kon Plông trồng rừng mới tập trung 193,7 ha.
Năm 2012, UBND huyện đã triển khai thí điểm mô hình bảo tồn cây Sim rừng thông qua việc phát dọn thực bì để chăm sóc 08 ha sim rừng tự nhiên. Doanh nghiệp đã tổ chức thu mua sim cho nhân dân trên địa bàn và sản xuất với công nghệ đạt chất lượng châu Âu, hàng năm bình quân đạt 1.000 lít rượu mang thương hiệu “vang sim Măng Đen”, cung cấp cho khách hàng trong và ngoài tỉnh, góp phần phát triển thương hiệu du lịch Măng Đen.
Thời gian quan, trên địa bàn huyện còn có một số dự án như: dự án Quỹ các bon cộng đồng (CCP) nhằm giảm phát thải khí nhà kính từ phá rừng và suy thoái rừng (REDD+), thời gian thực hiện từ tháng 1/2012- 7/2014. Qua thực hiện dự án, diện tích rừng giao khoán đều được quản lý tốt, các loài động vật đặc hữu đã được khoanh vùng và bảo vệ. Người dân được giao quản lý rừng đã khai thác một số lâm sản phụ dưới tán rừng (được chính quyền địa
phương cho phép) và thực hiện một số mô hình trồng trọt, chăn nuôi cải thiện
kinh tế; Dự án Phát triển lâm nghiệp (Flitch) thực hiện tại các xã: Măng Cành, Đăk Long, Ngọc Tem; Dự án chủ yếu hỗ trợ dân trồng rừng sản xuất (chủ yếu
là cây bời lời) và thực hiện các điểm mô hình cải thiện sinh kế như cải tạo
Diện tích rừng toàn huyện chủ yếu giao cho công ty TNHH MTV lâm nghiệp Kon Plông và Ban quản lý rừng phòng hộ Thạch Nham quản lý. Tuy nhiên, các hoạt động kinh tế từ rừng chưa đáng kể (nhất là diện tích rừng sản xuất), chưa tận dụng hết tiềm năng để có thể sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ cho phù hợp (ví dụ trồng các loại dược liệu dưới tán rừng, du lịch khám phá
thiên nhiên, hệ sinh thái rừng, …). Trong khi đó, việc xâm hại đến rừng như
khai thác, vận chuyển và mua bán trái pháp luật các động, thực vật rừng càng ngày phức tạp, là thách thức lớn đối với địa phương hiện nay.
+ Thủy sản
Thời gian qua UBND huyện đã lập quy hoạch vùng nuôi cá nước lạnh với 89 điểm nuôi trồng, diện tích 94,7 ha; trên cơ sở quy hoạch đã chủ trương thành lập 04 hợp tác xã, kêu gọi các tổ chức lập dự án nuôi cá nước lạnh thương phẩm. Qua triển khai bước đầu cho thấy cá Tầm, cá Hồi trên địa bàn là phù hợp, phát triển nhanh. Mặc dù do đầu ra cho sản phẩm gặp nhiều khó khăn, nhưng Công ty TNHH Hoàng Ngư Măng Đen, CTCP cá tầm số 1 Kon Tum,… vẫn đang tiếp tục duy trì phát triển cá hồi, cá tầm. Đặc biệt, CTCP cá tầm số 1 Kon Tum vẫn đang phối hợp với đối tác từ Nga xây dựng Trung tâm ương, ấp giống cá tầm và sản xuất trứng caviar.
Trên địa bàn huyện có một số thủy điện nhỏ và vừa, Chính quyền địa phương đã triển khai thả cá giống để tạo nguồn lợi thủy sản và từ năm 2015 tổ chức mô hình trình diễn nuôi cá lồng, bè tại lòng hồ thủy điện Đăk Đring, xã Đăk Nên. Tuy nhiên việc để tạo thành kỹ năng cho người dân, cũng như tiêu thụ sản phẩm đầu ra phải cần có thời gian để khẳng định hiệu quả của mô hình này.
Diện tích nuôi trồng thuỷ sản toàn huyện đến năm 2015 đạt 26,6 ha, tăng không đáng kể so với đầu kỳ, cụ thể ở bảng 2.9
Bảng 2.9. Tình hình nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2011 - 2015
Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 2014 2015
- Tổng diện tích nuôi trồng Ha 17,5 20,8 24,5 25,5 26,6 Tổng sản lượng Tấn 59,5 77,0 104,4 73,6 117,6 - Cá nước ngọt thông thường Ha 17 19,3 22,0 23,5 25,1 Sản lượng Tấn 59,5 67,0 84,4 58,5 69,9 - Cá nước lạnh Ha 0,5 1,5 2,5 2,0 1,5 Sản lượng Tấn 10,0 15,6 6,2 10,2 - Nuôi cá lồng Lồng 05 04 Sản lượng Tấn 2,4 - - Đánh bắt tự nhiên Tấn 9 10,2 4,4 6,5 37,5
(Nguồn: Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn )
b. Quy mô về giá trị sản xuất
Bảng 2.10. Giá trị sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2015
ĐVT: Tỷ đồng, giá thực tế
Năm Giá trị sản xuất - GO
Trong đó Tốc độ tăng GO-%
Nông nghiệp Lâm nghiệp Thủy sản Liên hoàn Định gốc 2011 118,90 108,96 9,53 0,41 2012 163,30 151,59 10,38 1,34 37,3 2013 214,20 202,54 9,90 1,75 31,2 2014 236,50 222,63 11,65 2,22 10,4 2015 297,30 278,34 14,10 4,86 25,7 150
(Nguồn: Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn )
Qua bảng 2.10 ta thấy: Giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện Kon Plông giai đoạn 2011- 2015 có xu hướng tăng, với tốc độ tương đối cao, mức
độ tăng ở 2015 bằng 1,5 lần so với 2011, với giá trị từ 108,96 tỷ đồng tăng lên 278,34 tỷ đồng, trong đó khu vực nông nghiệp (theo nghĩa hẹp) vẫn chiếm vai trò chủ đạo với khoảng 93% giá trị, giá trị sản xuất hai khu vực còn lại chiếm tỷ lệ rất thấp.
c. Đóng góp của ngành nông nghiệp
Thời gian qua ngành nông nghiệp huyện Kon Plông với sự nỗ lực, phấn đấu đã đạt được kết quả rất đáng ghi nhận, đặc biệt là giải quyết tốt vấn đề an ninh lương thực, góp phần ổn định chính trị, kinh tế - xã hội, với tốc độ tăng năng suất lao động bình quân trong giai đoạn vừa qua là trên 18%/năm. Nhưng là ngành sản xuất có yếu tố đầu vào là đất đai và lao động chiếm tỷ trọng trên 90% toàn huyện, nhưng mức độ đóng góp còn chưa tương xứng.
Bảng 2.11. Hệ số đóng góp của nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2015 ĐVT: Triệu đồng - giá hiện hành
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015
GTSX toàn huyện 392 563,9 727,7 893,9 1.037,4
GTSX ngành Nông nghiệp 118,9 163,3 214,2 236,5 297,3 Hệ số đóng góp (K) 0,30 0,29 0,29 0,26 0,29
(Nguồn: Tính toán từ các báo cáo của UBND huyện và niên giám thống kê)
Qua bảng 2.11 ta thấy: mức độ đóng góp của ngành nông nghiệp trong tổng giá trị sản lượng qua các năm của huyện Kon Plông còn hạn chế, chỉ ở mức khoảng 30%.