Kinh nghiệm nước ngoài

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện kon plông, tỉnh kon tum (Trang 36 - 42)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.4.2. Kinh nghiệm nước ngoài

a. Thái Lan với kinh nghiệm về chính sách phát triển nông nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm và mở cửa thị trường

+ Chính sách phát triển nông nghiệp: Nhằm mục đích nâng cao chất lượng và sản lượng của 12 mặt hàng nông sản, trong đó có các mặt hàng: gạo, dứa, tôm sú, gà và cà phê. Chính phủ Thái Lan cho rằng, càng có nhiều nguyên liệu cho chế biến thì ngành Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm mới phát triển và càng thu được nhiều ngoại tệ cho đất nước. Nhiều sáng kiến làm gia tăng giá trị cho nông sản được khuyến khích trong chương trình “One Tambon, One Product - OTOP” (mỗi làng, một sản phẩm) và chương trình quỹ làng (Village Fund Program).

+ Nâng cao chất lượng sản phẩm: Chính phủ Thái Lan thường xuyên thực hiện chương trình quảng bá vệ sinh an toàn thực phẩm. Thái Lan định hướng mạnh mẽ vào việc tăng chất lượng nông sản phẩm bằng cách áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng "Hệ thống quản lý môi trường" (EMS) cho các sản phẩm chế biến. Điều này giúp sản phẩm của Thái Lan đạt tiêu chuẩn quốc tế như ISO/14000 và vượt qua các rào cản về kỹ thuật để vào thị trường quốc tế. Nhờ nổi tiếng về chất lượng, nông sản chế biến của Thái Lan đang cạnh tranh tốt trên thị trường khu vực và thế giới. Bên cạnh đó, Chính phủ thường xuyên hỗ trợ cho doanh nghiệp cải thiện chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

+ Mở cửa thị trường: Chính phủ Thái Lan đã xúc tiến đầu tư, thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài vào liên doanh với các nhà sản xuất trong nước để phát triển ngành Công nghiệp chế biến thực phẩm, thông qua việc mở cửa cho các quốc gia dù lớn hay nhỏ vào đầu tư kinh doanh.

+ Về tiếp cận thị trường xuất khẩu, Chính phủ Thái Lan là người đại diện thương lượng với Chính phủ các nước để các doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu thực phẩm chế biến. Bên cạnh đó, Chính phủ Thái Lan có chính sách trợ cấp ban đầu cho các nhà máy chế biến và đầu tư trực tiếp vào cơ sở hạ tầng như: Cảng kho lạnh, sàn đấu giá và đầu tư vào nghiên cứu và phát triển; Xúc tiến công nghiệp và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, Chính phủ Thái Lan tập trung khai thác thị trường các nước đạo Hồi với chủ trương xây dựng tỉnh Pattani (giáp biên giới Malaysia) thành trung tâm sản xuất thực phẩm cho đạo Hồi của thế giới. Thái Lan đã đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng, khuyến khích đầu tư bằng thuế tín dụng ưu đãi, giúp các nhà đầu tư nghiên cứu thị trường Ai Cập và Nam Phi, thống nhất với Indonesia và Malaysia về nhãn hiệu, qui tắc quản lý chất lượng thức ăn Hồi giáo của các nước ASEAN.

và kinh tế xã hội của thủ đô Băng Cốc cho phép hình thành các vùng sản xuất vệ tinh chuyên môn hoá xen kẽ với các khu công nghiệp và dân cư, cách thủ đô từ 40 km đến 100 km. Các nông sản sạch và có giá trị kinh tế cao được chú trọng phát triển. Tại những vùng nông nghiệp gần Băng Cốc, nông dân phát triển sản xuất rau quả an toàn trên liếp. Tại các vùng cách thủ đô hàng trăm kilômét, các mô hình nông nghiệp tổng hợp được xây dựng, trang trại chăn nuôi kết hợp với trồng cây ăn quả, phát triển cây lương thực với nuôi trồng thuỷ sản nhằm giải quyết vấn đề môi trường và an toàn thực phẩm.

b. Israel Kinh với kinh nghiệm phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Israel nổi tiếng là quốc gia có khí hậu và điều kiện địa hình phức tạp, có nơi cận nhiệt đới nơi lại khô cằn, có khu vực thấp hơn mực nước biển 400m lại có những vùng là đụn cát, gò đất phù sa…. Thành tựu lớn nhất của nông nghiệp Israel là khả năng sản xuất nhiều sản phẩm nhất với lượng tiêu tốn ít nhất (về tài nguyên thiên nhiên, đất đai, nước). Các sản phẩm được tạo ra với chất lượng cao trong khi tốn ít nguồn nhân lực. Chỉ gần 3% dân số làm nông nghiệp vẫn cung cấp đủ thực phẩm cho nhu cầu trong nước và thậm chí xuất khẩu; tuy nằm trong khu vực ít mưa, Israel không phải đối mặt với tình trạng thiếu nước. Người Israel có thể tự tạo ra nước sạch bằng cách khử nước mặn và tái sử dụng tới 80% lượng nước đã dùng cho nông nghiệp. Để đạt được những thành công đó, Israel đã có những chiến lược, chính sách phát triển nông nghiệp quan trọng như:

- Chủ trương phát triển các cơ quan nghiên cứu chuyên sâu, các cơ quan nghiên cứu và phát triển (R&D) phục vụ nông nghiệp. Hiện nay, tại Israel có khoảng 10 cơ quan nghiên cứu nông nghiệp lớn, tiêu biểu là Tổ chức Nghiên cứu nông nghiệp (ARO - Agricultural Research Organization), Cơ quan Nghiên cứu nông nghiệp (hay còn gọi là Trung tâm Volcani) đều thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; khoa Nông nghiệp thuộc Trường Đại

học Hebrew… Ngoài ra công tác R&D còn được phát triển đến tận nông dân như là công việc thường xuyên.

- Chính phủ đẩy mạnh đầu tư và thu hút đầu tư cho khoa học công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp thông qua các quỹ đầu tư mạo hiểm. Quỹ này có nguồn vốn chủ yếu từ chính phủ và một phần huy động, chủ yếu hỗ trợ cho những dự án có ý tưởng mới, táo bạo để phát triển công nghệ sinh học, công nghệ vi sinh … Năm 2011, tổng số kinh phí đầu tư cho hoạt động nghiên cứu được triển khai từ ngân sách ở Israel chiếm khoảng 4,4 % GDP, tương đương khoảng 10,8 tỷ USD, đây là con số rất đáng kể /GDP so với các nước trên thế giới.

+ Chính sách tăng cường phối hợp giữa 5 nhà: Nhà nước - Nhà khoa học - Nhà doanh nghiệp - Nhà tư vấn - Nhà nông.

Ngoài vai trò rất quan trọng của Nhà nước, nhà khoa học, có thể thấy ở Israel xuất hiện thêm đối tượng thứ 5, đó là nhà tư vấn. Đây là đối tượng có vai trò rất quan trọng trong việc thương mại hóa các sản phẩm nông nghiệp cho Israel, đưa các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu mạnh ra thị trường thế giới. Nhà tư vấn là những người hoạt động mạnh trong mạng lưới các công ty tư vấn dịch vụ. Các dịch vụ tư vấn rất đa dạng từ việc gieo trồng cái gì, nuôi con gì, đối tượng nào thực hiện việc này, bán cho ai, bán trên thị trường nào, bán thế nào… Họ còn có nhiệm vụ nghiên cứu nhu cầu thị trường, giá cả thương phẩm…, nếu thị trường không thuận lợi cho sản phẩm vào thời điểm đầu tư thì chuyển sang loại nông phẩm khác phù hợp với thị trường để đem lại lợi nhuận cao hơn.

Ngoài ra, đối tượng nhà doanh nghiệp cũng được đề cao. Bản thân các chủ công ty này hiểu rằng quá trình đầu tư đó tất yếu vẫn có thể xảy ra rủi ro song với bản tính kiên quyết, họ vẫn quyết tâm thực hiện. Đó cũng chính là một trong những lý do mà nông nghiệp Israel thu được nhiều thành công đến vậy.

Israel được cấu thành dựa trên sự hợp tác của các cơ sở nông nghiệp được phát triển từ đầu thế kỷ 20. Khoảng 80% hoạt động nông nghiệp được sở hữu và điều hành bởi các cộng đồng hợp tác là Kibbutz và các Moshav.

Kibbutz - là đơn vị nông nghiệp quy mô lớn nhất. Kibbutz là một loại hình công xã khá đặc biệt trong xã hội Israel, còn được gọi là Công xã Do Thái tập thể. Kibbutz được xây dựng nhằm mục đích kết hợp ba yếu tố gồm đảm bảo an ninh, chính trị vùng biên giới, bảo vệ lãnh thổ và phát triển kinh tế.

Moshav- (còn gọi là Moshavim), đây là loại hình hợp tác xã, dựa trên sở hữu cá nhân của các hộ gia đình, trong mỗi moshav, có khoảng từ 50 - 120 hộ gia đình tập hợp lại thành một nhóm cùng hợp tác sản xuất. Mặc dù sở hữu cá nhân song Moshav cũng bao gồm việc chia sẻ các nguồn lực đầu vào giữa các thành viên trong hợp tác, bao gồm diện tích đất nông nghiệp, quota nước sạch… Các hộ gia đình trong Moshav đều được cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho cuộc sống.

Việc hợp tác có một số hiệu quả là: (1) Nông nghiệp phát triển trong điều kiện tự nhiên không thuận lợi mà phải đáp ứng nhu cầu cho dân số khá đông; từ nhu cầu cấp thiết đó, nông dân trong các kibbutz đã có sự liên kết rất cao với các nhà khoa học, để phát triển công nghệ phục vụ nông nghiệp; sản xuất nông phẩm đủ tiêu dùng trong nước; liên kết với các doanh nghiệp để bán sản phẩm ra thị trường thế giới. (2) Do mô hình sản xuất là tập trung chứ không tách rời từng hộ cá thể nên việc thực hiện các dự án mới sẽ đồng thuận, nhanh chóng, hiệu quả hơn. (3) Các đơn vị sản xuất nông nghiệp tập trung sẽ là điều kiện tốt để đất canh tác được tập trung lại, đủ khả năng áp dụng những máy móc hiện đại canh tác trên những cánh đồng có quy mô lớn, vừa giảm sức lao động vừa thu được năng suất cao.

Từ những kinh nghiệm của một số nước trên thế giới, bài học rút ra là: Khai thác có hiệu quả và sử dụng hợp lý những tài nguyên thiên nhiên;

nâng cao chất lượng sản phẩm bằng cách áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ cao, đầu tư thỏa đáng, có chiều sâu cho sản xuất nông nghiệp, nhất là khâu nghiên cứu và phát triển. Phát triển nông nghiệp phải gắn liền với việc giải quyết các vấn đề về xã hội (cơ sở hạ tầng, thu nhập …); gìn giữ môi trường sinh thái (bảo vệ rừng, nguồn nước, hạn chế ô nhiễm) và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế (thương hiệu, chất lượng sản phẩm, kết hợp với du

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN KON PLÔNG

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện kon plông, tỉnh kon tum (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)