Đặc điểm môi trường thể chế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện kon plông, tỉnh kon tum (Trang 42 - 53)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.1. Đặc điểm môi trường thể chế

Hiện nay UBND huyện Kon Plông đã xây dựng và được phê duyệt được các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch vùng du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen và đô thị Kon Plông, quy hoạch phát triển rau hoa xứ lạnh, nuôi cá nước lạnh.

Cùng với quy hoạch, các chính sách của nhà nước như: Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo; Các Chương trình mục tiêu Quốc gia (xây dựng Nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, giáo dục và đào tạo, việc làm và dạy nghề…) đã hỗ trợ, thúc đẩy người dân về nhiều mặt để ngày càng tiến bộ hơn, nhất là về sản xuất nông nghiệp đã đảm bảo được an ninh lương thực, hiện đang tiến đến sản xuất hàng hóa mạnh hơn. Bên cạnh đó, còn có Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp nông thôn … đây là nhân tố quan trọng, thúc đẩy để phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn, thời gian qua nhờ có các chính sách này, huyện đã thu hút được một số nhà đầu tư sản xuất nông nghiệp vào địa bàn. Chi tiết một số chính sách thu hút đầu tư vào nông nghiệp nông thôn được thể hiện trong Ma trận khuyến khích đầu tư cho nông nghiệp ở Phụ lục 1 kèm theo.

2.1.2. Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu

+ Địa lý: Kon Plông là huyện miền núi vùng cao nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Kon Tum, bao gồm 9 xã, Plông nằm trong tọa độ địa lý từ 14019’55’’

đến 14046’10’’ vĩ độ Bắc, 108003’45’’ đến 108022’40’’ kinh độ Đông, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Nam giáp tỉnh Gia Lai, phía Tây giáp huyện Tu Mơ Rông, phía Tây Nam giáp huyện Kon Rẫy. Kon Plông nói chung và Măng Đen nói riêng có vị trí quan trọng về giao lưu kinh tế đặc biệt là vị trí trung chuyển ngắn nhất nằm trên quốc lộ 24 nối liền tỉnh Kon Tum, vùng Tây Nguyên với các tỉnh Duyên Hải Trung bộ, Đông Nam Bộ với hành lang kinh tế đông Tây (Việt Nam, Nam Lào, Đông

Bắc Thái Lan, đến kết nối từ thành phố Cảng Mawlamine của Myanma).

+ Địa hình : Địa hình Kon Plông chia thành 3 dạng chủ yếu sau:

Địa hình núi cao: Chiếm phần lớn diện tích của huyện có độ cao trung bình > 1000m, độ dốc > 20%. Tài nguyên rừng của huyện tập trung chủ yếu ở đây, vì vậy mục tiêu hàng đầu là phải bảo vệ được tài nguyên rừng.

Địa hình cao nguyên, đỉnh bằng sườn dốc: chiếm diện tích khoảng 3.000 - 5.000 ha, phân bố chủ yếu trên địa bàn xã Măng Cành, Đắk Long, Xã Hiếu. Đây là vùng đất đỏ Bazan có thể phát triển các loại cây công nghiệp như chè, cà phê catimo, các loại cây ăn quả khác...

Địa hình thung lũng: Được phân bố rãi rác theo các nhánh sông Đắk Ring, Đắk Rơ Man, Đak Sơ Nghé, suối Nước Lò… Trong địa hình thung lũng này được chia làm 3 dạng địa hình cực nhỏ gồm: các vùng trũng theo các suối, các hợp thuỷ, các bậc thềm cao trên phù sa cổ và các vùng đồi gò. Địa hình này tuy diện tích không lớn nhưng có điều kiện thuận lợi để phát triển lúa nước. Trong dạng địa hình vùng trũng chủ yếu là đất có hàm lượng mùn cao, tương đối giàu chất dinh dưỡng; dạng địa hình các bậc thềm cao trên phù sa cổ và gò đồi có hàm lượng dinh dưỡng giàu, trung bình và kém.

Nhìn chung địa hình của huyện có sự chia cắt tương đối lớn, việc phát triển kinh tế cần phải tính toán kỹ lưỡng ở những vùng phù hợp, ví dụ có thể sử dụng các vùng địa hình bằng để trồng trọt, chăn nuôi; tận dụng các hợp thủy để làm

các thủy điện nhỏ vừa phát triển du lịch, nuôi thủy sản trên lòng hồ...

+ Khí hậu : Kon Plông nằm ở phía Đông Bắc dọc theo dãy Trường Sơn nên chịu ảnh hưởng khí hậu của 2 vùng Tây Nguyên và Đồng bằng. Nhiệt độ trung bình năm là 20,70C; Tháng lạnh nhất là tháng 12 có nhiệt độ trung bình 150C; tháng nóng nhất là tháng 5 có nhiệt độ trung bình dưới 22,70C. Mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau, thời gian còn lại có khí hậu mát mẻ, rất thích hợp với việc phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và phát triển rau, hoa, quả xứ lạnh.

Chế độ khí hậu đặc trưng như trên cùng với sự đa dạng về địa hình và thổ nhưỡng cho phép huyện Kon Plông có thể phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi, rừng đa dạng sinh học có nguồn gốc nhiệt đới. Khí hậu có sự pha trộn mùa đông Tây Nguyên và mùa Đông miền Bắc nên mùa khô chỉ kéo dài trong vòng hơn 2 tháng, vì vậy có thể trồng được các loại cây trồng vật nuôi có nguồn gốc nhiệt đới như rau quả các loại, chè, cà phê, đặc biệt là các loại cây lâm đặc sản, cây thuốc như: hồng đẳng sâm, cốt toái bổ v.v...

b. Tài nguyên thiên nhiên

Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Kon Plông

Chỉ tiêu Diện tích (Ha) Cơ cấu (%)

1. Đất nông nghiệp 124.897 90,43

- Đất sản xuất nông nghiệp 10.541 7,63 - Đất lâm nghiệp có rừng 114.333 82,78 - Đất nuôi trồng thuỷ sản 14 0,01 - Đất nông nghiệp khác 9 0,01 2. Đất phi nông nghiệp 5.630 4,08 3. Đất chưa sử dụng 7.589 5,49

Tổng số 138.116 100

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Kon Plông năm 2015)

khả năng nông nghiệp chiếm rất thấp, khoảng hơn 10%. Cụ thể ở bảng 2.1. + Thổ nhưỡng huyện Kon Plông có những loại đất chính như sau:

Đất phù sa ngòi suối (Py): Đất phù sa ngòi suối của huyện Kon Plông, phân bố dọc theo các thung lũng. Đất được hình thành do quá trình bồi tích của các sông suối, hạt cấp thô, diện tích hẹp với phản ứng ít chua đến trung bình, Kali nghèo, thành phần cơ giới nghèo đến trung bình. Loại đất này phân bố trên địa hình tương đối bằng phẳng, có ý nghĩa đối với phát triển nông nghiệp với độ phì nhiêu khá, nhất là trồng lúa, các loại cây lương thực.

Đất xám trên đá mắc ma xít (Xa): phân bố ở Xã Hiếu; Pờ Ê. Đất có phản ứng dung dịch chua, độ PH 4,5 - 5, đất có hàm lượng mùn, đạm và lân nghèo, giàu Kali. Đất tuy nghèo dinh dưỡng nhưng địa hình tương đối bằng phẳng nên có điều kiện phát triển các loại cây trồng hàng năm, cây công nghiệp lâu năm.

Đất nâu vàng trên đá phù sa, phân bố ở thềm cao của hệ thống sông nằm ở Măng Bút. Loại đất này hình thành trên mẫu chất phù sa cổ với quá trình feralit, chiếm ưu thế. Đất có phản ứng ít chua, PSH 5 - 5,5 tầng đất dầy, thành phần cơ giới nhẹ, cấu trúc viên hạt tơi xốp, hàm lượng các chất mùn, đạm từ trung bình đến khá, lân và kali dễ tiêu từ nghèo đến trung bình. Đây là loại đất có độ phì nhiêu cao, địa hình thuận lợi cho phát triển các cây công nghiệp như: cao su, cà phê và các loại cây ngắn ngày khác như mía, lạc, rau đậu …

Nhìn chung điều kiện thổ nhưỡng huyện Kon Plông rất đa dạng, phần lớn đất đai nằm trên địa hình núi dốc, do đó đất có khả năng nông nghiệp chiếm tỷ lệ thấp (10,47%), đất lâm nghiệp chiếm phần lớn diện tích tự nhiên.

+ Tài nguyên nước :

Nguồn nước mặt huyện Kon Plông tương đối phong phú với hệ thống sông suối khá đồng đều có nước quanh năm bao gồm sông Đăk Pô Ne, sông Đăk Snghé, sông Đăk Lò, sông Đăk Ring, suối Đăk Rơ Manh, suối Đăk Tà Meo... Với hệ thống sông suối nhỏ nơi đây còn lưu trữ được nhiều loài cá

quý, ngon, như cá Niêng, cá Chình, cá Phá...ngoài ra trong những năm gần đây huyện còn phát triển nuôi cá Tầm, cá Hồi.

Nguồn nước ngầm trên địa bàn huyện khá dồi dào đủ đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Tuy vậy, muốn khai thác phải có nguồn năng lượng và đầu tư nhiều vốn.

+ Tài nguyên rừng:

Tổng diện tích đất lâm nghiệp là 117.371 ha chiếm 84,98% so với tổng diện tích tự nhiên. Trong đó đất rừng sản xuất là 73.860,15 ha chiếm 62,93% so với tổng diện tích đất lâm nghiệp, rừng phòng hộ là 43.511,10 ha chiếm 37,07% so với tổng diện tích đất lâm nghiệp. Độ che phủ rừng khoảng 83% xếp vào loại cao so với các huyện khác trong tỉnh và so với cả nước.

Tài nguyên rừng của huyện rất đa dạng và nhiều loại gỗ quý như: Cẩm Lai, Trắc, Hương, Huỳnh Đàn, Pơ Mu… Đặc biệt là các loại lâm sản dưới tán rừng rất phong phú, đa dạng như kim cương, các loại nấm, sa nhân, …là nguồn dược liệu rất quý. Ngoài ra rừng có rất nhiều tre, nứa, lồ ô, song mây… là nguồn nguyên liệu dồi dào phục vụ cho nhu cầu phát triển các ngành nghề truyền thống. Rõ ràng tài nguyên rừng là một trong những tài nguyên quý nổi trội của huyện Kon Plông. Nhiệm vụ cần thiết là phải khai thác hợp lý đồng thời có biện pháp bảo vệ rừng để phát triển kinh tế - xã hội.

2.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội

a. Quy mô, tăng trưởng và cơ cấu kinh tế

+ Quy mô và tăng trưởng kinh tế

Trong những năm qua với sự nỗ lực chung của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân huyện đã phát huy được những tiềm năng lợi thế để đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế. Giá trị sản xuất của huyện Kon Plông đến năm 2015 đạt 1.037,4 tỷ đồng, có sự tăng cao so với 2011 là trên 1,64 lần, trong đó:

sản xuất là 242,8 tỷ đồng, tăng hơn 2,8 lần so với 2011, nguyên nhân của sự tăng trưởng là giai đoạn này huyện có sự đầu tư theo hướng đồng bộ hơn về lĩnh vực du lịch từ hạ tầng đến các sản phẩm, dịch vụ, làm cho lượng khách đến với địa bàn huyện ngày càng nhiều (từ 55.000 lượt khách năm 2011 lên 150.000 lượt

khách năm 2015); Tiếp đến là khu vực nông nghiệp tăng 1,5 lần; thấp nhất là

khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 1,37 lần. Với sự tăng trưởng về kinh tế giai đoạn qua, là tiền đề quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế huyện nhà trong thời gian tới, trong đó có đầu tư cho phát triển nông nghiệp. Cụ thể về quy mô và tốc độ tăng trưởng thể hiện ở bảng 2.2.

Bảng 2.2. Giá trị sản xuất của huyện Kon Plông giai đoạn 2011 - 2015

Chỉ tiêu 2011 2015 ∆ +/- ∆ %

GRDP toàn huyện (Tỷ đồng) 392,0 1.037,4 645,4 164,6

- Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 118,9 297,3 178,4 150,0

- Công nghiệp và xây dựng 210,0 497,3 287,3 136,8

- Dịch vụ 63,1 242,8 179,7 284,8

(Nguồn : Báo cáo kinh tế - xã hội UBND huyện Kon Plông 2011 – 2015)

Tuy nhiên, nếu chúng ta xem xét liên hoàn qua từng năm trong giai đoạn 2011 - 2015 thì có thể thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện có xu hướng giảm, cụ thể ở biểu đồ 2.1

Biểu đồ 2.1. Tăng trưởng kinh tế huyện Kon Plông giai đoạn 2011 - 2015

16,1% năm 2015 trong giai đoạn này, điều này cho thấy việc tăng trưởng theo chiều rộng không còn là động lực nữa, việc tăng trưởng thời gian tới cần dựa vào chiều sâu, phải tăng được năng suất lao động, đây là thách thức không nhỏ đối với địa phương trong thời gian tới, kể cả ngành nông nghiệp.

+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ và công nghiệp, giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp. Đến cuối năm 2015, cơ cấu kinh tế theo tỷ lệ là: nông nghiệp 23,4%, công nghiệp - xây dựng 47,9%, thương mại - dịch vụ 28,7%. Cụ thể ở biểu đồ 2.2

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu kinh tế huyện Kon Plông giai đoạn 2011- 2015 (Nguồn: Báo cáo kinh tế - xã hội UBND huyện Kon Plông 2011 – 2015)

So với 2011, năm 2015 tỷ trọng của khu vực nông nghiệp giảm chậm từ 30,3% giảm còn 28,7%, từ đó cho thấy khu vực thương mại - dịch vụ và công nghiệp - xây dựng có tăng nhưng chưa nhanh, chưa có sự tăng trưởng đột phá, nông nghiệp vẫn là ngành chiếm vai trò quan trọng.

b. Thị trường

- Thị trường đầu vào: Thị trường mua bán các loại thiết bị, vật tư, phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, vật nuôi... trên địa bàn huyện còn rất hạn chế, cơ bản được thực hiện ở trung tâm huyện với một vài cửa hàng bán lẻ các

các loại thiết bị, vật tư, phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, vật nuôi … được gửi mua ở thành phố Kon Tum hoặc trung tâm huyện với chi phí vận chuyển người dân phải gánh chịu là khá cao, nhất là các xã vùng sâu.

- Thị trường tiêu thụ:

Thị trường tiêu thụ nông sản tại địa bàn Kon Plông chưa phát triển, nông sản chủ yếu do các tiểu thương tại trung tâm các xã tiến hành thu gom, sau đó bán lại cho tiểu thương ở bên ngoài đi gom bằng xe tải nhỏ, nhưng với đặc điểm địa hình hiểm trở, đi lại khó khăn (nhất là mùa mưa), điều này làm cho chi phí vận chuyển lớn, giá cả nông sản bán được của nông dân còn thấp.

Từ năm 2011, Phòng Kinh tế - Hạ tầng được UBND huyện giao phối hợp với UBND các xã tổ chức chợ phiên 1 tháng 1 lần tại trung tâm các xã, mục đích là để thúc đẩy việc trao đổi, mua bán cho dân các xã vùng sâu vùng xa, kết hợp với việc đưa hàng đảm bảo chất lượng về phục vụ nhân dân. Qua theo dõi của chính quyền địa phương, người dân chủ yếu đến phiên chợ để mua hàng thiết yếu, còn đem hàng hóa ra để trao đổi hoặc bán chưa nhiều.

c. Cơ sở hạ tầng

Theo báo cáo của Phòng NN&PTNT về xây dựng Nông thôn mới, huyện Kon Plông có 1 xã đạt 13 tiêu chí, 02 xã đạt 7 tiêu chí, 01 xã đạt 6 tiêu chí, 03 xã đạt 4 tiêu chí, 01 xã đạt 3 tiêu chí, 1 xã đạt 02 tiêu chí. Nhìn chung do điều kiện khó khăn nên việc thực hiện các tiêu chí còn hạn chế, chưa đạt kế hoạch đề ra. Đi sâu vào một số nội dung cụ thể phục vụ cho sản xuất nông nghiệp kết quả như sau:

+ Về giao thông: Giao thông trên địa bàn huyện có 2 tuyến chính, đó là tuyến quốc lộ 24 nối với đường Đông Trường Sơn gồm có các xã Đăk Long, Hiếu, Pờ Ê, Ngọc Tem; tuyến thứ hai là tỉnh lộ 676 gồm các xã Măng Cành, Đăk Tăng, Măng Bút, Đăk Ring, Đăk Nên. Đến hết 2013 cơ bản đường giao thông đã được cứng hóa đến 9/9 xã, các tuyến liên thôn được quan tâm đầu tư.

Nhưng hiện nay hầu hết đường đi khu sản xuất, đường nội đồng ở các xã còn rất khó khăn, chưa đủ nguồn lực để đầu tư.

+ Điện: Đến nay 100% xã của huyện có điện lưới quốc gia, Tỷ lệ số hộ nông thôn có điện là 95%. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để thực hiện điện khí hóa nông thôn, tuy nhiên hiện nay còn 5% dân số, với 16 làng chưa có điện lưới quốc gia.

+ Thủy lợi: Trong những năm qua đã đầu tư sửa chữa, xây dựng mới 30 công trình thủy lợi, kiên cố hóa kênh mương, tổng vốn đầu tư 180,96 tỷ đồng. tỷ lệ km kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa đạt 25%. Nhìn chung hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện còn nhiều khó khăn, vì địa bàn rộng, diện tích nhỏ, người dân tự làm thủy lợi nhỏ để đáp ứng nhu cầu sản xuất. Riêng vùng quy hoạch sản xuất rau hoa và cây trồng xứ lạnh với diện tích 1.392 ha vẫn chưa đảm bảo nước tưới, đây là một trở ngại đáng kể nếu muốn phát triển sản xuất một cách ổn định lâu dài, hướng đến sản xuất với quy mô lớn.

Mặc dù điều kiện nguồn vốn của huyện còn nhiều khó khăn, nhưng cơ sở

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện kon plông, tỉnh kon tum (Trang 42 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)