6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Phù Mỹ là một huyện nông nghiệp thuộc tỉnh Bình Định với diện tích 556Km2 với 230km2 là đất sản xuất nông nghiệp, 203km2 là đất lâm nghiệp, 33km2 là đất chuyên dùng và 10km2 là đất ở; dân số 169.900 người trong đó 83.000 là nữ với mật độ xấp xỉ 311,3 người/km2
(theo niên giám thống kê tỉnh Bình Định năm 2015, cục thống kê Bình Định). Phù Mỹ có 19 đơn vị hành chính, bao gồm 2 thị trấn là TT Phù Mỹ và TT Bình Dương cùng 17 xã, bao gồm: - Xã Mỹ Đức - Xã Mỹ Châu - Xã Mỹ Thắng - Xã Mỹ Lộc - Xã Mỹ Lợi - Xã Mỹ An - Xã Mỹ Phong - Xã Mỹ Trinh - Xã Mỹ Thọ - Xã Mỹ Hòa - Xã Mỹ Thành - Xã Mỹ Chánh - Xã Mỹ Quang
- Xã Mỹ Hiệp - Xã Mỹ Tài
Phía bắc giáp huyện Hoài Nhơn, phía nam và tây nam giáp huyện Phù Cát, giáp huyện Hoài Ân ở phía tây và phía đông là biển Đông.
Về địa hình, huyện Phù Mỹ có thể chia làm 3 khu vực địa lý là: Đồng bằng phía bắc, đồng bằng phía Nam và dãi cát ven biển. Đồng bằng phía bắc là lưu vực của đầm Trà Ổ, đồng bằng này được cung cấp nước tưới tiêu từ những con suối nhỏ bắt nguồn từ những ngọn núi phía bắc huyện, Đồng bằng phía bắc là khu vực của các xã Mỹ Đức, Mỹ Châu, Mỹ Lộc, Mỹ Lợi, TT.Bình Dương, Mỹ Phong, Mỹ Thắng, Mỹ An. Đồng bằng phía nam là lưu vực của những con sông con suối đổ vào Đầm Nước Ngọt, Đồng bằng phía nam lại được chia ra làm hai đó là khu vực phía tây Đầm Nước Ngọt thuộc lưu vực sông La Tinh gồm các xã Mỹ Trinh, TT.Phù Mỹ, Mỹ Hòa, Mỹ Hiệp, Mỹ Quang, Mỹ Tài, Mỹ Cát, Mỹ Chánh Tây, Mỹ Chánh; còn khu vực phía đông và phía bắc Đầm Nước Ngọt là hai xã Mỹ Thành, Mỹ Thọ. Đồng bằng phía bắc và Đồng bằng phía nam được ngăn cách bởi những ngọn núi và đèo Nhông là nơi phân cách trên QL1A. Một khu vực địa lý nữa của huyện Phù Mỹ là dãi cát ven biển, có thể xem dãi cát từ Mỹ An về phía bắc thuộc Đồng Bằng phía bắc và dãi cát từ Mỹ Thọ về phía nam thuộc Đồng bằng phía nam tuy nhiên vì đặc điểm thổ nhưỡng của dãi đất ven biển nên người ta chia nó ra làm một khu vực riêng. Dãi cát ven biển gồm các thôn ven biển của các xã Mỹ Đức, Mỹ Thắng, Mỹ An, Mỹ Thọ và Mỹ Thành. Một sự khác biệt dễ nhận thấy đó là nhân dân khu vực dãi cát ven biển chủ yếu làm nghề biển và chịu ảnh hưởng của văn hóa, tín ngưỡng biển. Ngoài ra huyện Phù Mỹ còn có 05 đảo nhỏ không có người sinh sống đó là Hòn Lao (hay hòn trâu nằm) nằm phía đông nam xã Mỹ Thành; cụm 3 đảo Hòn Tranh (hay Hòn Quy), Hòn Đụn (hay Đảo Đồn còn có tên nữa là Hòn Nước) và Hòn Nhàn nằm phía đông Thôn Tân Phụng xã Mỹ Thọ; một đảo nữa của huyện là Hòn Khô nằm phía
đông xã Mỹ Đức từ Hà Ra nhìn theo hướng Đông Nam.
Bản đồ hành chính huyện Phù Mỹ
2.1.2. Điều kiện kinh tế
Huyện Phù Mỹ có 55.592ha đất, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 23.084ha, đất lâm nghiệp là 20.313ha, đất chuyên dùng 3.372ha và 1.098ha đất ở; chiếm tỷ lệ lần lượt là 41,5%, 36,4%, 6,1% và 2% (còn lại là đồi núi, số
liệu cập nhật năm 2015). Dự vào số liệu tình hình sử dụng đất ở trên thì có thể thấy huyện Phù Mỹ là một huyện thuần nông khi mà tổng diện tích đất sử dụng trong nông nghiệp chiếm đến gần 78% tổng diện tích toàn huyện.
Năm 2015 toàn huyện Phù Mỹ có 150 doanh nghiệp, trong đó có 1 doanh nghiệp nhà nước, 1 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và 148 doanh nghiệp ngoài nhà nước. So với năm 2011 thì số doanh nghiệp tăng thêm là 18 doanh nghiệp, tương ứng tốc độ 13,6% và tất cả đều đến từ khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước.
Trong năm 2015 các doanh nghiệp đã giải quyết việc làm cho 3.613 người với thu nhập trung bình 3 triệu đồng/người/tháng.
Bảng 2.1. Hiện trạng các DN huyện Phù Mỹ, giai đoạn 2011 – 2015
Năm Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 Doanh nghiệp 132 132 144 153 150 + DNNN 1 1 1 1 1 + DN ngoài NN 130 130 142 152 148 + DN vốn ĐT nước ngoài 1 1 1 1 1 Tổng số lao động (người) 4.037 4.335 3.908 3.386 3.631 Vốn SX bình quân (tr đồng) 1.037.443 1.324.480 1.232.548 966.252 1.152.958 Giá trị TSCĐ (tr đồng) 364.681 479.028 431.281 333.452 1.300.759
Trang bị TSCĐ bình quân 1 lao động (tr đồng)
90.3 110.5 110.3 98.5 358.2
Doanh thu thuần
(tr đồng) 971.590 1.224.309 1.773.940 1.497.170 2.105.077 Thu nhập bình
quân (tr đồng 2,14 2,51 3,03 3,05 2,99
Nguồn: Chi cục thống kê Phù Mỹ
Từ số liệu trên ta có thể thấy các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Phù Mỹ giai đoạn trước 2012 có sự tăng trưởng mạnh trên các chỉ tiêu từ số lượng các doanh nghiệp, số lao động, tổng vốn sản xuất, doanh thu và cả thu nhập bình quân của lao động.
Bảng 2.2. Sự phát triển các DN trên địa bàn huyện Phù Mỹ qua một số chỉ tiêu tăng trưởng. (%)
Năm Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 Doanh nghiệp 0.00 9.09 6.25 -1.96 Tổng số lao động (người) 7.38 -9.85 -13.36 7.24 Vốn SX bình quân (tr đồng) 27.67 -6.94 -21.61 19.32 Giá trị TSCĐ (tr đồng) 31.36 -9.97 -22.68 290.09 Trang bị TSCĐ bình quân 1 lao động 22.37 -0.18 -10.70 263.65 Doanh thu thuần (tr đồng) 26.01 44.89 -15.60 40.60 Thu nhập bình quân (tr đồng 17.29 20.72 0.66 -1.97
Từ năm 2012 đến 2014 ghi nhận sự sụt giảm trong quy mô vốn của các doanh nghiệp khi mà vốn trang bị, tài sản cố định đều giảm. Đây là giai đoạn nền kinh tế Việt Nam nói chung và kinh tế huyện Phù Mỹ nói riệng chịu dư địa của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra vào cuối 2009 bắt đầu từ sự xụp đổ thị trường nhà đất, ngân hàng ở Mỹ.
Tuy nhiên từ 2014 trở đi lại chứng kiến sự phục hồi và gia tăng về quy mô của lao động lẫn quy mô vốn đối với các doanh nghiệp, điều này chứng tỏ giai đoạn cuối 2014 các DN huyện đã dần bước ra khỏi khủng hoảng và đang trên đà phục hồi. Giá trị tài sản cố định tăng vọt từ 333,452 tỷ đồng lên hơn 1.300 tỷ đồng, tương ứng với 290%, làm cho trang bị TSCĐ trên 1 đơn vị lao động tăng lên thành 358,2 triệu đồng/ người, tương ứng 263% so với năm 2014. Kéo theo doanh thu thuần trong giai đoạn này cũng tăng 40,6%, từ gần 1.500 tỷ đồng lên trên 2.100 tỷ đồng.
Ngoài các doanh nghiệp, cũng như các địa phương khác, nền kinh tế huyện Phù Mỹ còn có sự đóng góp của các cơ sở kinh tế cá thể với số lượng 8.544 cơ sở sản xuất năm 2015, giải quyết việc làm cho 13.420 lao động.
Bảng 2.3. Các cơ sở kinh tế cá thể huyện Phù Mỹ, giai đoạn 2011 - 2015
Năm
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015
Số cơ sở kinh tế cá thể 7890 8188 7790 7937 8544 Số lao động trong các
cơ sở kinh tế cá thể 12762 13128 12499 13133 13420
Nguồn: Chi cục thống kê Phù Mỹ
Giá trị các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp huyện Phù Mỹ có xu hướng tăng dần theo thời gian và thường nằm ở top đầu trong tỷ trọng đóng góp vào GTSX của tỉnh Bình Định.
Đối với thủy sản, Phù Mỹ và Hoài Nhơn là 2 địa phương có đóng góp nhiều nhất cho tổng giá trị thủy sản của tỉnh nhà, với 2 đầm nước lợ lớn là Đề Gi và Trà Ổ, huyện Phù Mỹ có nhiều thế mạnh để phát triển nghề nuôi trổng thủy hải sản; tuy nhiên đến hiện tại thì giá trị thủy sản của Phù Mỹ chủ yếu đến từ việc khai thác, nuôi trồng có như đóng góp giá trị chưa cao. Chi tiết:
Bảng 2.4. Giá trị lĩnh vực nông, lâm, ngư ngiệp trên địa bàn huyện Phù Mỹ, giai đoạn 2010 – 2015 Năm Chỉ tiêu 2010 2012 2013 2014 Sơ bộ 2015 GTSX Nông nghiệp (triệu đồng) 1.587.491 1.807.739 1.797.006 2.034.958 2.158.627 Giá trị sản phẩm thu được/ha đất trồng trọt (tr đồng) 66,2 91,4 86,9 109,1 113 Giá trị sản phẩm thu được/ha mặt nước (tr đồng) 378,9 352,4 360,1 392,1 421,2 SL cây lương thực có hạt (tấn) 105.784 112.486 92.737 103.241 109.095 Năng suất lúa cả
năm (tạ/ha) 53,7 56,8 54,5 53,7 54,9
SL lúa cả năm (tấn) 98.817 105.717 85.715 96.285 100.485
SL Ngô (tấn) 6.967 6.769 7.022 6.956 8.610
SL Sắn (tấn) 52.491 57.374 62.575 62.614 68.454 SL rau các loại (tấn) 58.196 60.452 53.714 59.015 63.544 GTSX Lâm nghiệp (triệu đồng) 26.067 45.554 61.241 61.703 65.069 GTSX Thủy sản (triệu đồng) 1.300.965 1.858.476 2.234.324 2.487.587 2.724.829
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Định, 2015
2.1.3. Điều kiện xã hội
Trong địa bàn tỉnh Bình Định, ngoại trừ Quy Nhơn là trung tâm kinh tế, văn hóa – xã hội của tỉnh thì 3 địa phương gồm Hoài Nhơn, An Nhơn và Phù Mỹ là nơi có đời sống văn hóa xã hội cao nhất tỉnh.
Theo số liệu thống kê năm 2015 từ niên giám thống kê của tỉnh Bình Định; trong năm học 2015 – 2016 huyện Phù Mỹ có 20 trường mầm non công lập với 190 lớp hiện đang giảng dạy cho 5532 học sinh mầm non với 283 giáo viên; Ngoài ra huyện còn có 53 trường phổ thông 954 lớp và 1680 giáo viên, bao gồm: 29 trường tiểu học với 488 lớp và 742 giáo viên, 18 trường THCS với 310 lớp và 611 giáo viên; 6 trường THPT với 156 lớp và 327 giáo viên. Tổng số học sinh các cấp của huyện trong năm học 2015 – 2016 là 30.341 em, trong đó: học sinh cấp 1 là 13.692 em, cấp 2 là 10.607 em và cấp 3 là 6.042 em.
Hiện Phù Mỹ có 1 bệnh viện đa khoa tuyến huyện với 150 gường, 1 phòng khám đa khoa khu vực với nhiều trang thiết bị hiện đại, góp phần giảm ùn tắc ở bệnh viện tuyến tỉnh. Có trạm y tế tại 19 xã, thị trấn trên địa bàn. Năm 2015 huyện có tỷ lệ bác sỹ/1 vạn dân là 5,9.
Mặc dù có sự gia tăng về giá trị sản xuất của các ngành, tuy nhiên trong cơ cấu thu ngân sách tại địa phương thì Phù Mỹ vẫn chủ yếu dựa vào ngân
sách hỗ trợ từ cấp trên với tỷ trọng trên 50% mỗi năm. Năm 2015, trong các khoản thu từ địa phương thì đáng chú ý nhất là khoản thu từ nhà đất và thu khác (chiếm hơn 30%) trong khi khoản thu từ hoạt động SXKD của các doanh nghiệp và cá nhân trên địa bàn huyện chỉ chiếm chưa đầy 6%, điều này cho thấy nền kinh tế huyện vẫn chỉ nằm ở giai đoạn tiền cất cánh.
Bảng 2.5. Tình hình thu ngân sách trên địa bàn huyện Phù Mỹ, giai đoạn 2011 – 2015 ĐVT: Tỉ đồng Năm Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 Sơ bộ 2015 TỔNG THU 467.6 597.5 623.3 617.0 709.0
Thu cân đối ngân sách Nhà nước 467.6 593.6 619.1 610.8 698.8 Thu nội địa
Thu từ doanh nghiệp và cá nhân sản
xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ 28.0 30.8 35.3 26.3 42.1 Thuế sử dụng đất nông nghiệp 0.3 0.4 0.2 0.2 0.2 Thuế thu nhập cá nhân 1.7 1.7 2.0 3.9 3.7
Lệ phí trước bạ 3.6 4.2 4.2 4.9 5.2
Thu phí xăng dầu - - - - -
Thu phí, lệ phí 17.6 23.5 2.8 2.8 4.2
Các khoản thu về nhà, đất 54.9 42.3 42.1 46.4 74.0
Thu khác 78.4 93.3 110.1 85.6 142.7
Thu chuyển nguồn 35.6 60.1 30.4 30.5 22.3 Thu bổ sung NS cấp trên 244.6 330.5 382.1 408.2 401.1 Các khoản thu để lại đơn vị chi
quản lý qua NSNN - 3.9 4.2 6.2 10.2
Nguồn: Chi cục thống kê Phù Mỹ
Với những điều kiện về kinh tế, xã hội như đã phân tích ở trên cho thấy Phù Mỹ có những thuận lợi cho phát triển CN-TTCN khi có lực lượng lao động tại chỗ khá đông, hệ thống giao thông tương đối phát triển, có đường quốc lộ chạy qua, kết nối với các tuyến đường liên huyện, liên thôn; ngoài ra việc tiếp giáp biển ở phía Đông cũng là một thuận lợi lớn trong khâu chế biến thủy hải sản, khi mà tàu thuyền có thể cập bến để b án nguyên liệu và đồng thời có thể sử dụng đường biển để vận chuyển sản phẩm.
Mặc dù có những thuận lợi song với việc tỷ trọng của khu vực CN-XD chỉ nằm ở mức 30 – 40% trong cơ cấu GDP của huyện (thường thấp hơn chỉ tiêu HDND giao) có thể thấy khu vực này vẫn chưa có sự phát triển tương xứng với tiềm năng, nhiều cụm công nghiệp tỉ lệ lấp đầy còn khá thấp, thêm nữa sự thiếu hụt nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh đặt biệt là vốn cho các cơ sở sản xuất hộ gia đình hiện còn chưa được quan tâm dẫn đến sự kìm hãm phát triển ở khu vực này.