2.2.4 .Về thị trường đầu ra của sản phẩm CN-TTCN
3.1. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN
3.1.1. Thuận lợi
Thứ nhất, Phù Mỹ có hệ thống giao thông thuận lợi (quốc lộ 1A chạy
qua, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 60km tính theo đường ô tô về phía Nam và cách thị trấn Bồng Sơn khoảng 30 km về hướng Bắc, có đường sắt, đường thuỷ)... ) tạo điều kiện lưu thông thương mại cho các sản phẩm, hàng hoá ngành nghề nói chung tiếp cận và hội nhập thị trường trong và ngoài nước một cách nhanh chóng và thuận lợi.
Thứ hai, Phù Mỹ có thế mạnh tự nhiên, có địa hình đa dạng, thuận lợi
để phát triển nền nông, lâm nghiệp đa dạng với nhiều loại cây trồng, vật nuôi phong phú, bản thân huyện Phù Mỹ cũng có nguồn nguyên liệu đã phần nào đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho việc sản xuất của các ngành nghề trong vùng. Với việc sở hữu 2 đầm nước lợ lớn nhất nhì tỉnh Bình Định là một điều kiện vô cùng thuận lợi trong phát triển ngành nuôi trồng và chế biến thủy sảng tại huyện. Không những vậy Phù Mỹ còn nằm trong vùng có khả năng khai thác nguyên liệu từ các tỉnh lân cận như Gia Lai, Đắk Lắk, Quảng Ngãi.
Thứ ba, Phù Mỹ có nguồn lao động dồi dào, nhất là lao động ở khu vực
nông thôn. Đây là nguồn nhân lực khá phong phú cho phát triển KT-XH nói chung, phát triển CN-TTCN nói riêng trên địa bàn huyện, mặt khác người dân có truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất.
3.1.2. Khó khăn
Về trình độ lao động: Lực lượng lao động tại huyện tuy dồi dào nhưng
chất lượng tay nghề thấp, đại bộ phận lao động chưa được đào tạo cơ bản, chủ yếu biết nghề do tự phát (cha truyền con nối) hoặc lao động phổ thông, không
đòi hỏi nhiều về sáng tạo.
Hình thức tổ chức sản xuất CN-TTCN tại địa phương chiếm số đông là cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể mang tính chất nhỏ lẻ, thói quen sản xuất kinh doanh mang nặng tính nông dân, không có quy hoạch, khó quản lý tập trung dẫn đến việc phát triển tự phát, hiệu quả mang lại chưa cao.
Huyện Phù Mỹ có tốc độ tăng trưởng kinh tế và đô thị hoá khá cao, đất nông nghiệp có xu thế giảm nhanh trong cơ cấu sử dụng đất dẫn đến vùng sản xuất nguyên liệu bị thu hẹp, điều này gây khó khăn cho việc thực hiện sản xuất tập trung với quy mô lớn.
Hiện nay vấn đề môi trường và ô nhiễm môi trường ở các cụm công nghiệp của huyện chưa ở mức nghiêm trọng nhưng do các quy định vê môi trường còn lỏng lẻo, vì vậy một khi quy mô sản xuất tiếp tục được mở rộng thì vấn đề này sẽ trở nên nan giải. Một phần nguyên nhân là việc phát triển các cơ sở sản xuất ở địa phương theo lối tự phát, không có quy hoạch, các hộ gia đình chỉ chú trọng đến lợi nhuận, chưa chú trọng đến vấn đề đầu tư xử lý chất thải, trong khi chính quyền địa phương chưa có quy hoạch, đề án và quy định được trách nhiệm đóng góp của họ trong việc đầu tư xử lý ô nhiễm môi trường. Công tác tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân nâng cao ý thức và trách nhiệm, quyền lợi về bảo vệ môi trường còn rất hạn chế.
3.2. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƢỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN 3.2.1. Quan điểm
Việc quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp tại địa phương phải phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Mặt khác phát triển CN-TTCN phải gắn liền với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định, hiệu quả, bền vững; đồng thời phải gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái, môi trường sống xung quanh.
Phát triển CN-TTCN theo hướng đa dạng hoá hình thức sở hữu và loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh; dần hình thành sự liên kết có hiệu quả giữa các doanh nghiệp với hộ gia đình và cơ sở sản xuất, tạo thành chuỗi cung ứng kép kín trong địa phương.
Việc phát triển CN-TTCN trên cơ sở kết hợp yếu tố truyền thống với yếu tố hiện đại để đa dạng hoá mẫu mã, nâng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, đồng thời góp phần tăng thu nhập cải thiện đời sống cho dân cư nông thôn từng bước rút ngắn sự chênh lệch giữa các vùng nông thôn và thành thị.
3.2.2. Định hƣớng
Trong quá trình phát triển CN-TTCN cần xây dựng phát triển làng nghề trở thành cộng đồng nông thôn mới theo phương hướng phát triển toàn diện; đồng thời tăng cường xúc tiến đầu tư, thu hút các doanh nghiệp về đầu tư tại địa phương nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng Công nghiệp hóa – hiện đại hóa; đổi mới quan hệ sản xuất theo hướng dân chủ hoá, hợp tác hoá. Ngoài ra còn phải xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng, cải thiện môi trường sản xuất CN-TTCN, bảo đảm phát triển bền vững, hài hòa giữa lợi ích hiện tại và tương lai.
Xây dựng phát triển các cơ sở sản xuất CN-TTCN nhằm khai thác, sử dụng nguồn nguyên liệu đầu vào, lao động tại chỗ có hiệu quả, nâng cao vai trò ngành nghề TTCN, nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo hướng công nghiệp và dịch vụ; nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống dân cư nông thôn, qua đó góp phần xoá đói giảm nghèo, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội ở khu vực nông thôn.
Xây dựng và phát triển CN-TTCN nhằm sản xuất nhiều sản phẩm hàng hoá, đa dạng kiểu dáng mẫu mã và có chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, cung ứng nhiều sản phẩm hàng hoá cho thị trường nội
địa và hướng tới việc xuất khẩu ra nước ngoài.
Xây dựng phát triển CN-TTCN theo hướng phát triển đa dạng loại hình sản phẩm, chế biến nông lâm sản, chế biến hải sản, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất công cụ, dụng cụ và hàng tiêu dùng khác; trong đó chú trọng sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ khách tham quan du lịch. Chuyển hướng một số cơ sở sản xuất không có khả năng phát triển, du nhập một số nghề mới hoặc các sản phẩm mới phù hợp với điều kiện tại địa phương để thúc đẩy phát triển thành làng nghề.
Kết hợp chặt chẽ phát triển công nghiệp với phát triển vùng nguyên liệu và phát triển nông thôn; gắn liền với bảo vệ môi trường; thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ và thương mại liên quan, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng phù hợp.
3.2.3. Mục tiêu phát triển CN-TTCN
Tăng giá trị tổng sản phẩm xã hội địa phương là 10,41%. Trong đó, Nông-lâm-thủy sản tăng 5,56%/năm, Công nghiệp và xây dựng tăng 11,84%, các ngành thương mại – dịch vụ tăng 16,6%. Trong đó tỉ trọng nông-lâm-thủy sản trong cơ cấu GRDP của huyện đạt 38,97%, công nghiệp và xây dựng 36,64%, thương mại dịch vụ 21,14%.
Đến năm 2020, có từ 10-15 nghìn lao động tham gia sản xuất tại các cơ sở. Đến năm 2022, có trên 20 nghìn lao động tham gia sản xuất.
Kêu gọi, thu hút thêm từ 1 đến 2 dự án đầu tư và phát triển CN - TTCN.
Phấn đấu đến năm 2020, tất cả các cơ sở sản xuất phải đảm bảo có đủ hệ thống cấp điện điện năng, nước sạch và xử lý nước thải tập trung; có đường giao thông nội bộ phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
3.3.CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU 3.3.1. Giải pháp về vốn 3.3.1. Giải pháp về vốn
Đối với chính phủ và chính quyền tỉnh: hỗ trợ thông qua kinh phí các chương trình khuyến công của tỉnh và của Trung ương hàng năm và từng giai đoạn theo Nghị định 134/2004/NĐ-CP ngày 09/6/2004 của Chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn; vốn hỗ trợ từ chương trình mục tiêu quốc gia về giải quyết việc làm; vốn vay tín dụng ưu đãi hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sơ hạ tầng làng nghề hàng năm… Đồng thời sớm ban hành chính sách khuyến khích đầu tư phát triển làng nghề để thu hút đầu tư phát triển làng nghề.
Đối với cấp huyện cần chủ động cân đối, bố trí vốn đối ứng, vốn hỗ trợ cho các chương trình, dự án đầu tư khôi phục phát triển CN-TTCN; triển khai thực hiện và huy động nguồn vốn từ nhiều nguồn khác nhau trong các thành phần kinh tế.
Những cơ sở sản xuất CN-TTCN có dự án đầu tư mới được duyệt với quy mô từ 01 tỷ đồng trở lên và đã đi vào hoạt động sẽ được ngân sách tỉnh hỗ trợ kinh phí lập dự án với mức 05 triệu đồng; còn đối với các dự án đầu tư mới được duyệt có quy mô dưới 01 tỷ đồng, đã đi vào hoạt động được ngân sách huyện hỗ trợ kinh phí lập dự án với mức 01 triệu đồng.
3.3.2. Hỗ trợ áp dụng kỹ thuật mới và bảo vệ môi trƣờng
Đổi mới trang thiết bị kỹ thuật nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển của các cơ sở sản xuất CN-TTCN và bảo vệ môi trường; Bên cạnh việc khuyến khích, hỗ trợ đẩy mạnh thực hiện đổi mới thiết bị, công nghệ cần phải có sự lựa chọn phù hợp ngành nghề, nguồn nguyên liệu ở địa phương, khả năng tài chính của các cơ sở sản xuất; nhất là ở những khâu quyết định năng suất, chất lượng sản phẩm; chú ý đến việc xuất khẩu sản phẩm.
Đổi mới thiết bị phải kết hợp với kỹ thuật truyền thống, nhằm tạo nên hệ thống kỹ thuật linh hoạt thúc đẩy quá trình phát triển, đảm bảo cho các sản phẩm vẫn mang nét truyền thống nhưng có giá thành thấp, tăng sức cạnh tranh
trên thị trường, đáp ứng nhu cầu của khách hàng; nhưng đồng thời cũng không tạo ra sự căng thẳng về lao động dôi dư. Ưu đãi về thuế và tín dụng đối với những cơ sở sản xuất CN-TTCN vay vốn với mục đích đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ.
Các cơ sở sản xuất CN-TTCN có thực hiện đổi mới thiết bị công nghệ, sản xuất sản phẩm mới và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO được hỗ trợ 50% kinh phí lập đề tài, dự án; trong đó, ngân sách tỉnh hỗ trợ 30%, ngân sách huyện, thành phố hỗ trợ 20%; nhưng mỗi đề tài, dự án hỗ trợ không quá 50 triệu đồng.
Thường xuyên tổ chức các hội thi thiết kế, chế tác sản phẩm mới, cải tiến mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm, đồ lưu niệm, sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ tiêu dùng, du lịch và xuất khẩu. Nếu tổ chức theo quy mô cấp tỉnh do ngân sách tỉnh hỗ trợ; tổ chức theo quy mô cấp huyện, thành phố do ngân sách huyện, thành phố hỗ trợ. Mức hỗ trợ mỗi hội thi không quá 50 triệu đồng.
Phát triển sản xuất CN-TTCN phải gắn bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững, hài hòa giữa thế hệ hiện tại và tương lai. Trước mắt, các ngành liên quan phối hợp với chính quyền huyện tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp kiểm tra, xử lý chất thải đang gây ô nhiễm nhằm giúp các cơ sở khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái trong quá trình sản xuất.Về lâu dài, hỗ trợ đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải đạt chuẩn theo quy định, đặt biệt là ở các cụm công nghệp phải có hệ thống xử lý nước thải tập trung; xây dựng các công trình và phương tiện phòng chống cháy nổ. Nâng cao ý thức của nguời dân trong bảo vệ môi trường. Thực hiện nghiêm những quy định xử phạt hành chính đối với những cơ sở sản xuất thải chất thải bừa bãi, gây ảnh hưởng môi trường sống và buộc phải khắc phục ô nhiễm mới được tiếp tục sản xuất; hoặc di dời đến điểm, cụm công nghiệp phù hợp với
đặc điểm sản xuất của từng ngành nghề để xử lý.
Các cơ sở sản xuất trong quá trình hoạt động có xả thải nhưng xử lý chưa đạt tiêu chuẩn theo quy định, gây ô nhiễm môi trường phải tiến hành đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường theo quy định hiện hành của Nhà nước và được xem xét hỗ trợ theo quy mô và tính chất sản xuất của mỗi cơ sở sản xuất (do cơ quan chức năng liên quan đề xuất cụ thể).
3.3.3. Đào tạo lao động, đào tạo quản lý
Đối với lao động phổ thông cần đào tạo tại các trung tâm dạy nghề ngắn hạn và mở các lớp bồi dưỡng nghề (truyền nghề) tại chỗ, hoặc cử đi nơi khác học thông qua các nghệ nhân, chuyên gia giỏi có kinh nghiệm. Đồng thời duy trì và phát huy hình thức kèm cặp, “cầm tay chỉ việc”, vừa học vừa làm đang phù hợp với xu hướng phát triển làng nghề hiện nay. Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo, truyền nghề tại chỗ cho các lao động tại các cơ sở sản xuất làng nghề, lao động ngoài làng nghề làm việc trong các cở sở sản xuất làng nghề. Riêng đối với lao động thuộc diện hộ nghèo, lao động thuộc các xã khó khăn sẽ được ngân sách tỉnh hỗ trợ 50%. UBND các huyện, thành phố lập dự án đào tạo nghề, trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt để tổ chức triển khai thực hiện.
Đối với chủ hộ, chủ cơ sở sản xuất CN-TTCN cần được đào tạo, bồi dưỡng về kỹ thuật, tổ chức quản lý và hạch toán kinh tế. Đào tạo tại trung tâm, mở các lớp tập huấn ngắn hạn; mở các câu lạc bộ, hiệp hội, hội thảo, báo cáo điển hình và tham quan học tập các mô hình sản xuất kinh doanh giỏi. Nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cho lao động, cho các chủ cơ sở sản xuất giai đoạn 2016 - 2020 dự báo 200 triệu đồng (bình quân 50 triệu đồng/năm).
Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn ban hành tại Quyết định số 91/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, các cơ sở sản xuất CN-TTCN được hưởng
chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ học bỗng, trợ cấp ưu đãi, trợ cấp xã hội đối với học sinh học nghề của tỉnh Bình Định ban hành theo Quyết định số 14/2003/QĐ-UB ngày 22/01/2003 của UBND tỉnh.
3.3.4. Đẩy mạnh xúc tiến thƣơng mại, mở rộng thị trƣờng
Đối với chính quyền địa phương: Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển
các ngành nghề chủ lực, đặc trưng có giá trị kinh tế; Giúp đỡ các cơ sở trong việc hình thành kênh tiêu thụ dưới hình thức đặt hàng, thu mua, bao tiêu sản phẩm. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại các sản phẩm CN-TTCN thông qua các hội thi, hội chợ triễn lãm.
Ngoài ra, cần tổ chức các cuộc thi “Sáng tạo sản phẩm CN-TTCN”, tổ chức “bình chọn và cấp giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu”, tổ chức các hội chợ triển lãm thường xuyên.
Tăng chi ngân sách hỗ trợ khuyến khích xuất khẩu và xúc tiến thương mại đối với các doanh nghiệp công nghiệp. Nhưng cũng cần áp dụng các chế tài đủ mạnh đối với các hành vi gian lận thương mại và hành vi làm giả, làm nhái sản phẩm.
Đối với các cơ sở sản xuất: Cần chủ động tìm hiểu thông tin và biến động của thị trường, bao gồm cả trong và ngoài tỉnh. Quan tâm đến các vấn đề kinh tế vĩ mô để nắm bắt xu hướng vận động và biến đổi của thị trường, từ đó có những giải pháp xử lý kịp thời, tránh tình trạng bị động; Phải coi trọng sản xuất các mặt hàng, sản phẩm phục vụ cho nông nghiệp, nông thôn; các sản phẩm phải phù hợp với thị hiếu và tiêu chuẩn của thị trường trong và ngoài nước.
Tích cực tham gia các hội chợ, quảng bá giới thiệu cho khách hàng trong và ngoài nước các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp đặc trưng của địa phương, của vùng miền.
cách để duy trì, nâng cao uy tín của sản phẩm; bảo vệ thương hiệu riêng của mình trên thị trường; song song với việc xây dựng các kênh phân phối đa