Gia tăng kết quả và hiệu quả của CN-TTCN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 32)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.5.Gia tăng kết quả và hiệu quả của CN-TTCN

Theo từ điển tiếng Việt thì hiệu quả là kết quả thực của việc làm mang lại. Hiệu quả là sự so sánh tương đối giữa kết quả nhận được và nguồn lực phải bỏ ra để đạt được kết quả đó.

Hiệu quả trong kinh doanh thường được gọi là hiệu quả kinh doanh, nghĩa của từ này về cơ bản giống như nghĩa của từ hiệu quả nhưng gắn với hoạt động kinh tế.

Có quan điểm cho rằng hiệu quả kinh doanh là kết quả thu được trong hoạt động kinh doanh, là doanh thu tiêu thụ của sản phẩm hàng hoá. Quan điểm này đến nay không còn phù hợp nữa. Trước hết, quan điểm này đã đồng nhất hiệu quả kinh doanh với kết quả kinh doanh; Theo quan điểm này, chi phí kinh doanh không được đề cập đến do vậy nếu kết quả thu được trong hai

kỳ kinh doanh như nhau thì hoạt động kinh doanh ở hai kỳ kinh doanh có hiệu quả như nhau. Tuy nhiên trên thực tế cho thấy, doanh thu của doanh nghiệp có thể tăng lên nếu chi phí cho đầu tư các nguồn lực đưa vào kinh doanh tăng lên và do đó nếu tốc độ tăng của doanh thu nhỏ hơn tốc độ tăng của chi phí thì trong một số trường hợp, lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ bị âm, doanh nghiệp bị thua lỗ.

Có quan điểm lại cho rằng hiệu quả kinh doanh chính là phần chênh lệch tuyệt đối giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó. Quan điểm này đã gắn kết được kết quả thu được với chi phí bỏ ra, coi hiệu quả kinh doanh là sự phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (các chi phí). Tuy nhiên, kết quả và chi phí là những đại lượng luôn vận động vì vậy quan điểm này còn bộc lộ nhiều hạn chế do chưa biểu hiện được mối tương quan về lượng và chất giữa kết quả kinh doanh và chi phí vận hành.

Lại có định nghĩa cho rằng hiệu quả kinh doanh là đại lượng được đo bằng thương số giữa phần tăng thêm của kết quả thu được với phần tăng thêm của chi phí. Theo quan điểm này, hiệu quả kinh doanh được xem xét thông qua các chỉ tiêu tương đối. Khắc phục được hạn chế của các quan điểm trước đó, quan điểm này đã phán ánh mối tương quan giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra, phản ánh sự vận động của kết quả kinh doanh và chi phí kinh doanh, đặc biệt phản ánh được sự tiến bộ của hoạt động kinh doanh trong kỳ thực hiện so với các kỳ trước đó. Tuy vậy, nhược điểm lớn nhất của định nghĩa này là doanh nghiệp không đánh giá được hiệu quả kinh doanh trong kỳ thực hiện do không xét đến mức độ tuyệt đối của kết quả kinh doanh và chi phí kinh doanh. Theo đó, phần tăng của doanh thu có thể lớn hơn rất nhiều so với phần tăng của chi phí nhưng chưa thể kết luận rằng doanh nghiệp thu được hiệu quả cao hay không?

trình độ sử dụng các nguồn lực. Quan điểm này đã chú ý đến sự vận động của kết quả kinh doanh và chi phí kinh doanh, mối quan hệ giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra để thu được kết quả đó. Mặc dù vậy, tác giả đưa ra quan điểm này chưa chỉ ra hiệu quả kinh doanh được đánh giá thông qua chỉ tiêu tuyệt đối hay tương đối.

Mỗi quan điểm về hiệu quả kinh doanh đều chứa đựng những ưu nhược điểm và chưa hoàn chỉnh. Qua các quan điểm trên, chúng ta có thể đưa ra định nghĩa đầy đủ về hiệu quả kinh doanh như sau: Hiệu quả kinh doanh của

doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực trong hoạt động kinh doanh; trình độ tổ chức, quản lý của doanh nghiệp để thực hiện ở mức độ cao nhất các mục tiêu kinh tế – xã hội với mức chi phí thấp nhất.

Trong một vài trường hợp, hiệu quả có thể được xem như là năng suất. Từ định nghĩa trên về hiệu quả, ta có thể thấy gia tăng hiệu quả là những việc làm nhằm thay đổi, cải tiến trình độ sử dụng nguồn lực; trình độ tổ chức, quản lý theo hướng tích cực để đạt được kết quả ngày càng cao trong điều kiện các nguồn lực bị giới hạn.

Nói cách khác đây là những sáng kiến cải tiến nhằm làm tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả sử dụng vốn, đất đai…

Bằng việc gia tăng hiệu quả, kết quả thu được sẽ lớn hơn trước. Như vậy nguồn lực không những sẽ được bù đắp mà còn được bổ sung thêm để thực hiện các mục tiêu khác lớn hơn.

Ngoài ra việc gia tăng hiệu quả bắt buộc các doanh nghiệp phải luôn luôn tìm kiếm các nguồn lực mới, các quy trình công nghệ mới để sử dụng tiết kiệm hơn yếu tố đầu vào cũng như những mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh khác nhau. Chính điều này sẽ giúp giảm giá thành của sản phẩm, làm tăng sức cạnh tranh của cơ sở sản xuất.

Khi giá trị sản xuất CN-TTCN tăng lên nó sẽ thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo điều kiện tiến sát đến cơ cấu kinh tế công nghiệp, xây dựng-nông nghiệp-dịch vụ. Sản xuất CN-TTCN phát triển góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống của người lao động, từ đó quay ngược trở lại làm cho năng suất lao động tăng lên (do người lao động được tiếp cận với các dịch vụ sinh hoạt tốt hơn, đào tạo nhiều hơn) và dẫn đến gia tăng giá trị sản xuất CN-TTCN

- Chỉ tiêu thống kê:

- Giá trị sản xuất CN-TTCN - Hiệu quả sử dụng lao động - Sự thay đổi của cơ sở hạ tầng - Chỉ số phát triển CN-TTCN

- Lợi nhuận/ 1 đồng vốn kinh doanh

- Thu nhập bình quân của người lao động làm việc trong lĩnh vực CN- TTCN hoặc thu nhập bình quân của hộ sản xuất CN-TTCN.

- Số lượng các sản phẩm CN-TTCN tiêu biểu,tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường so với các địa phương khác.

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP-TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP

1.3.1. Điều kiện tự nhiên

Đầu tiên và quan trọng nhất đối với sự phát triển của CN-TTCN là điều kiện tự nhiên. Chính sự ưu ái của thiên nhiên về một loại khoáng sản nào đó sẽ hình thành nên nền CN khai khoáng; nếu địa phương được thiên nhiên ưu đãi cho vùng đất màu mỡ, trù phú thì sẽ thuận lợi phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp.

Các khu vực sản xuất CN-TTCN thường nằm trên những đầu mối giao thông, nhất là đầu mối giao thông thủy, bộ. Nằm ở gần những vị trí này các

khu vực sản xuất CN-TTCN có thể sử dụng các loại phương tiện vận chuyển khác nhau. Đây là một yếu tố quan trọng vì nếu không tiện đường giao thông thì rất khó để tồn tại và phát triển các làng nghề.

Ngoài ra điều kiện tự nhiên còn cung cấp cho việc sản xuất CN-TTCN một vùng nguyên liệu ổn định. Hầu như không có khu vực sản xuất CN- TTCN nào lại không có sự gắn bó chặt chẽ với một trong những nguồn nguyên liệu chủ yếu phục vụ cho sản xuất. Điều này đặt biệt đúng đối với các cơ sở làm chiếu cói, chế tác đá mỹ nghệ, sản xuất gạch, làm nghề gốm-sứ, làm nón… Trường hợp một số cơ sở bề ngoài không phù hợp với nhận xét này, song nghiên cứu lịch sử của nó lại cho thấy phù hợp vì dù hiện tại những làng này có thể phải đi khá xa để lấy nguyên liệu, nhưng trước đây ở khu vực này có nguyên liệu để phục vụ sản xuất, sau khi nguyên vật liệu này được sử dụng hết thì cơ sở sản xuất CN-TTCN vẫn được duy trì. Điển hình trong trường hợp này là các cơ sở chạm khắc gỗ, song mây, làng gốm sứ…

1.3.2. Điều kiện kinh tế

- Vốn phát triển sản xuất:

Vốn là yếu tố quan trọng cho quá trình sản xuất. Việc các cơ sở sản xuất CN-TTCN có khả năng phát triển hay không một phần không nhỏ do vốn quyết định. Trước đây, vốn của các hộ sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực TTCN thường là vốn của bản thân hộ đó, có huy động thì thường là của anh em hay họ hàng. Việc vốn đầu tư sản xuất kinh doanh nhỏ bé sẽ kéo theo việc không cơ giới hóa được một số khâu đáng ra có thể làm được trong sản xuất và nó dẫn đến việc sản phẩm khó có khả năng cạnh tranh. Một khi sản phẩm khó có khả năng cạnh tranh thì việc thu hồi và phát triển vốn lại khó… Cứ thế nó rơi vào một cái lòng vòng luẩn quẩn không thoát ra được là: vốn ít → thiết bị thủ công lạc hậu →sản phẩm làm ra với năng suất thấp → giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm → thu hồi vốn khó → vốn ít… Để các cơ sở sản

xuất CN-TTCN thoát khỏi vòng luẩn quẩn này, vấn đề đặt ra là cần phải tìm ra một khâu đột phá mà đối với sự phát triển và đó chính là vấn đề vốn.

Khi có nguồn vốn lớn, các cơ sở sẽ được tiếp cận với những công nghệ hiện đại hơn, làm giảm sự hao hụt nguyên vật liệu, giảm chi phí nhân công từ đó kéo theo giá thành giảm. Sản phẩm được sản xuất hàng loạt, đồng đều về mẫu mã, chất lượng làm tăng khả năng vươn ra ngoài các thị trường mới.

- Vùng nguyên vật liệu: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đây là yếu tố quan trọng vì nó gắn liền với chất lượng sản phẩm. Cùng với điều kiện gần nguồn nguyên vật liệu, nguyên vật liệu tạo sản phẩm phải đáp ứng tốt nhất về chất lượng thì mới có thể đảm bảo cho sản phẩm làm ra đạt chất lượng cao. Khi các cơ sở sản xuất CN-TTCN nằm gần vùng nguyên liệu sẽ làm giảm chi phí vận chuyển đầu vào, đồng thời rút ngắn thời gian vận chuyển nguyên vật liệu từ khi thu hoạch đến khi chế biến sẽ giúp nguyên liệu không bị biến đổi quá nhiều do tác động của môi trường sau chế biến; điều này làm cho sản phẩm sản xuất ra sẽ có chất lượng cao hơn, đặt biệt đối với ngành chế biến thủy hải sản, nông sản… Không chỉ chất lượng mà nguyên vật liệu cần bảo đảm mẫu mã, chủng loại và giá thấp sẽ giúp sản phẩm làm ra mới có tăng khả năng cạnh tranh.

- Trình độ kỹ thuật:

Hiện nay, phần lớn các cơ sở sản xuất ở làng nghề, trong lĩnh vực TTCN vẫn sử dụng các thiết bị thủ công, công nghệ truyền thống. Chính vì vậy mà sản phẩm sản xuất ra có giá thành cao mà không đồng đều, chất lượng lại không cao, năng suất thấp… Điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm do không đạt được hiệu suất kinh tế theo quy mô. Để có thể đẩy mạnh sự cạnh tranh của sản phẩm làng nghề thủ công, các cơ sở sản xuất CN- TTCN cần đầu tư kỹ thuật và công nghệ mới nhằm vừa tăng năng suất lao động, vừa tạo ra sản phẩm có tính đồng đều hơn, đẹp hơn.

Đặt biệt đối với số nghề như gốm sứ, vật liệu xây dựng như gạch ngói, đá… thì việc áp dụng công nghệ mới còn làm giảm mức ô nhiễm môi trường, tăng độ đồng đều của sản phẩm.

- Cơ sở hạ tầng:

Cơ sở hạ tầng không chỉ có ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế-xã hội nói chung mà nó còn có tác động không nhỏ đến sự tồn tại, phát triển của cơ sở sản xuất CN-TTCN nói riêng. Nếu cơ sở hạ tầng còn yếu kém sẽ làm cho quy mô sản xuất của các cơ sở sản xuất CN-TTCN chậm được mở rộng vì sự yếu kém của hạ tầng làm cho các chi phí khác đều tăng theo, từ việc mua nguyên vật liệu đầu vào cho đến việc mang thành phẩm đi bán.

Sự yếu kém của cơ sở hạ tầng bao gồm việc thiếu hệ thống giao thông cơ bản như: đường xá, cầu cống và cả việc xây dựng các công trình hạ tầng, giao thông nằm xa khu dân cư, vừa gây lãng phí vừa không giúp ích được gì cho phát triển kinh tế xã hội ở điạ phương.

1.3.3. Điều kiện xã hội

- Nhu cầu thị trường:

Để cho các cơ sở sản xuất thủ công tồn tại và phát triển, từ đó duy trì sự phát triển của làng nghề thì yêu cầu sản phẩm của làng nghề phải có khả năng thích ứng với nhu cầu của thị trường ngày một đa dạng và phong phú.

Nói cách khác thì sản phẩm CN-TTCN làm ra phải phù hợp với nhu cầu của thị trường (bao gồm cả về mẫu mã, chất lượng, thương hiệu…), nếu không thích vứng với sự thay đổi về nhu cầu của thị trường thì sản xuất sẽ bị sa sút, thậm chí không còn duy trì được sự tồn tại của làng nghề, cơ sở sản xuất (ví dụ làng nghề làm mành cọ, làm quạt nan, làm mũ lông cò cho quan…).

Do đó, các chủ cơ sở sản xuất CN-TTCN phải luôn tìm hiểu, nắm bắt nhu cầu của thị trường để có những điều chỉnh phù hợp trong việc sản xuất

kinh doanh của cơ sở mình. Ví dụ như trong cơ sở sản xuất bánh tráng, nếu như trước đây bánh tráng là ra chủ yếu bằng nồi thủ công với hình dạng tròn thì nay trên thị trường đã có loại bánh tráng vuông với sự hỗ trợ của máy tráng và máy cắt, giúp cho sản phẩm đồng đều hơn về chất lượng (bánh dày đều, không có chỗ dày chỗ mỏng như kiểu tráng truyền thống) và bắt mắt hơn về mẫu mã (bánh vuông đều, không bị bể cạnh như bánh tròn). Hoặc thậm chí có cơ sở còn đầu tư máy nướng để nướng bánh tráng và kít bì kín, xây dựng thương hiệu riêng và đưa đi bán khắp trong Nam ngoài Bắc, điều mà trước đây với việc sản xuất truyền thống không thể làm được.

- Giá trị truyền thống:

Yếu tố truyền thống có vai trò nhất định trong việc phát triển các làng nghề, các cơ sở sản xuất CN-TTCN. Thực tế cho thấy, trong các làng nghề, các cơ sở sản xuất CN-TTCN nếu không có được những nghệ nhân ở ngay chính trong địa phương (một số ít trường hợp từ nơi khác truyền sang) thì không thể có nghề để phát triển.

Vấn đề truyền nghề và bảo vệ bí quyết nghề nghiệp cũng có ảnh hưởng tới sự phát triển của làng nghề, cac cơ sở sản xuất TTCN, đặt biệt là đối với các làng nghề truyền thống. Việc truyền nghề theo phương pháp truyền miệng trong gia đình và giữ bí mật nghề nghiệp sẽ làm cho làng nghề, các cơ sở sản xuất CN-TTCN, đặc biệt là làng nghề truyền thống đảm bảo tính đặc trương và tồn tại nhưng nếu có những nguyên nhân nào đó bí mật không được truyền lại làm cho làng nghề bị mai một hoặc cứ giữ bí mật thì làng nghề khó có điều kiện phát triển theo hướng phân công lao động đẩy mạnh sản xuất hàng hóa.

Như vậy, thông qua phân tích nội hàm các khái niệm phát triển CN- TTCN cũng như phân tích chi tiết nội dung của phát triển CN-TTCN và các nhân tố ảnh hưởng đến nó. Tác giả hy vọng giúp cho người đọc có cái nhìn tổng quan về phát triển CN-TTCN, vị trí và vai trò của phát triển CN-TTCN

trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước ta hiện nay. Đồng thời qua đó có thể thấy được những nhân tố đã và đang ảnh hưởng đến phát triển CN-TTCN để từ đó có những chính sách phù hợp nhằm làm thay đổi hiện trạng, thúc đẩy nhanh hơn nữa quá trình phát triển CN-TTCN của các địa phương.

Mặc khác thông qua các phân tích về cơ sở lý luận về các vấn đề liên quan đến phát triển CN-TTCN để đối chiếu, so sánh với sự phát triển CN- TTCN trên địa bàn huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. Từ đó rút ra những điểm tương đồng so hay khác biệt với lý luận, giúp cho việc phân tích đánh giá dễ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 32)