Về các yếu tố nguồn lực của CN-TTCN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 57 - 63)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.2. Về các yếu tố nguồn lực của CN-TTCN

* Về lao động

Tổng lao động trong lĩnh CN-TTCN của Phù Mỹ năm 2015 là 5.416 người, giảm gần 700 người so với năm 2010, trong đó chủ yếu giảm lao động ở khu vực doanh nghiệp.

Bảng 2.12. Số lượng lao động đang làm việc trong lĩnh vực CN- TTCN theo loại hình doanh nghiệp

Năm Đơn vị 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Doanh nghiệp Số lượng (người) 2012 2172 2237 1967 1381 1435 Tỉ trọng (%) 32,77 33,74 34,13 33,65 25,21 26,50

Cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể Số lượng (người) 4128 4266 4318 3879 4097 3981 Tỉ lệ (%) 67,23 66,26 65,87 66,35 74,79 73,50 Tổng số 6140 6438 6555 5846 5478 5416

Nguồn: Chi cục thống kê Phù Mỹ

Xét về cơ cấu lao động trong lĩnh vực CN-TTCN dễ nhận thấy lao động làm việc trong các cơ sở sản xuất chiếm tỉ lệ áp đảo trong tổng số lao động làm việc trong CN-TTCN; khi tỉ lệ này liên tục tăng từ 67,23% năm 2010 lên 66,26% năm 2011, tiếp tục tăng dần và đạt mức 73,5% trong năm 2015. Như vậy vào năm 2015 cứ 4 lao động làm việc trong lĩnh vực CN-TTCN thì có đến 3 người làm ở các cơ sở sản xuât, chỉ có 1 người làm trong doanh nghiệp. Điều này chứng tỏ loại hình tổ chức hộ gia đình giải quyết việc làm tốt hơn cho lao động địa phương, nguyên nhân chính là loại hình kinh tế cá thể này không đòi hỏi yêu cầu về bằng cấp hoặc trình độ chuyên môn, lao động đa phần là lao động phổ thông trong địa phương.

Bảng 2.13 Số lượng lao động đang làm việc trong toàn bộ nền kinh tế huyện theo loại hình doanh nghiệp

Năm Đơn vị 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Doanh nghiệp Số lượng (người) 4.002 4.037 4.335 3.908 3.386 3.631 Tỉ trọng (%) 24,16 24,03 24,82 23,82 20,50 21,29

Cơ sở sản xuất Số lượng (người) 12.560 12.762 13.128 12.499 13.133 13.420 Tỉ lệ (%) 75,84 75,97 75,18 76,18 79,50 78,71 Tổng số 16.562 16.799 17.463 16.407 16.519 17.051

Nguồn: Chi cục thống kê Phù Mỹ

Nhìn tổng thể ta thấy được sự tương đồng trong cơ cấu lao động hoạt động theo loại hình doanh nghiệp, khi xét về góc độ tổng thể trên toàn bộ nền kinh tế huyện Phù Mỹ, số lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp luôn nằm trong mức dưới 25%, cụ thể năm 2010 chỉ có 4,002 lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp trên tổng số 16,562 lao động làm việc trên địa bàn huyện, tương ứng với tỉ lệ 2,16%; đến năm 2015 thì còn 3,631 lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp so với 17,051 lao động trên toàn huyện, chiếm 21,29%. Như vậy trong vòng 5 năm lao động hoạt động trong loại hình doanh nghiệp trên toàn huyện đã giảm từ 4002 người xuống còn 3631 người, trong khi đó đối với khu vực CN-TTCN thì mức giảm là từ 2012 người lên 1435 người, tương ứng với tỉ lệ giảm 28% so với năm 2010 và tỉ lệ giảm ở số lượng lao động chung trong các ngành của huyện trong loại hình doanh nghiệp là 9,7%. Như vậy có thể trong khu vực CN-TTCN thì loại hình doanh nghiệp có sự sụt giảm mạnh về lượng lao động so với mức chung của toàn nền kinh tế huyện. Trong khi đó lao động hoạt động trong khu vực kinh tế cá thể tiếp tục tăng, từ 75,84% năm 2010 lên tỉ lệ 78,71% năm 2015, sự tăng lên này thể hiện việc chuyển dịch lao động trong huyện Phù Mỹ từ loại hình doanh nghiệp sang loại hình cá thể, một phần của điều này là vào giai đoạn 2012 trở đi, kinh tế suy thoái khiến nhiều doanh nghiệp phải tuyên bố phá sản,

dẫn đến lao động trong khu vực này sụt giảm.

Ngoài ra, Điều này một lần nữa chứng minh ở những khu vực nông thôn, nơi trình độ sản xuất chưa cao, chưa có nhiều điều kiện để thu hút các doanh nghiệp thì hình thức kinh tế cá thể là một trong những hình thức giúp giải quyết việc làm hiệu quả nhất do tính đơn giản, linh động của khu vực này.

Xét sự biến động của lao động trong lĩnh vực CN-TTCN và tỉ trọng so với lao động trong toàn nền kinh tế huyện, ta có kết quả sau:

Bảng 2.14. Tỉ lệ lao động trong lĩnh vực CN-TTCN so với tổng lao động trong toàn nền kinh tế huyện Phù Mỹ

Năm Đơn vị 2010 2011 2012 2013 2014 2015 CN- TTCN Số lượng (người) 6.140 6.438 6.555 5.846 5.478 5.416 Tỉ lệ (%) 37,07 38,32 37,54 35,63 33,16 31,76 Toàn nền kinh tế 16.562 16.799 17.463 16.407 16.519 17.051

Nguồn: Chi cục thống kê Phù Mỹ

Mặc dù có suy giảm từ 37,07% từ 2010 xuống còn 31,76% năm 2015, nhưng tỉ lệ lao động hoạt động trong lĩnh vực CN-TTCN huyện Phù Mỹ luôn nằm ở mức trên 30%, nghĩa là khu vực này giải quyết hơn 30% việc làm cho nền kinh tế của toàn huyện. Đây là một kết quả tương đối cao trong điều kiện Phù Mỹ hiện nay vẫn là một nền kinh tế thuần nông, sự quan tâm đầu tư vào CN-TTCN có nhưng chưa thật sự nhiều. Theo quan điểm cá nhân những công ty tư nhân, những hộ sản xuất kinh doanh lớn trong lĩnh vực CN-TTCN đã và

đang tồn tại qua thử thách của thương trường là những nhân tố đáng khích lệ. Nhà nước, chính quyền địa phương cần phải hỗ trợ, giúp đỡ họ và nhìn từ hoạt động của họ để rút kinh nghiệm nhân rộng thêm, vừa giúp cải thiện việc làm của địa phương, vừa giúp gia tăng ngân sách cho chính quyền.

Về trình độ, đa phần là lao động phổ thông, số lượng lao động được qua đào tạo cơ bản dài hạn chiếm tỷ lệ thấp.

Lao động làm việc trong các cơ sở kinh doanh cá thể chiếm 73,5%( 3.981người) năm 2015, mặc dù lớn hơn so với tỷ lệ 67,23% của năm 2010 nhưng về số lượng lại giảm gần 150 người so với nằm 2010. Điều này cũng xảy ra tương tự với loại hình doanh nghiệp. Thời điểm lao động giảm mạnh là từ giai đoạn 2012 – 2013 trở về sau, khi nền kinh tế Việt Nam nói chung và kinh tế huyện Phù Mỹ nói riêng ngấm chịu tác động của cuộc khủng khoảng kinh tế thế giới.

Theo số liệu thống kê năm 2015 của Phòng kinh tế - hạ tầng huyện Phù Mỹ, trình độ chuyên môn, kỹ thuật của người lao động trực tiếp tham gia vào sản xuất CN-TTCN là khoảng 62% tốt nghiệp phổ thông cơ sở, 35% tốt nghiệp THPT.

Trình độ chuyên môn của người đứng đầu cơ sở kinh tế doanh nghiệp ở khu vực như sau:

- Thạc sỹ 0,5% - Đại học 20,18% - Cao đẳng 3,1%

- Trung cấp chuyên nghiệp 20,33% - Dạy nghề dài hạn 3,77%

- 52,26% là chưa qua đào tạo tạo, không bằng cấp.

Thu nhập bình quân của lao động Phù Mỹ là 25,67 triệu đồng/người /năm vào năm 2010 và ở mức gần 36 triệu đồng/người/năm vào năm 2015.

Riêng lao động trong lĩnh vực CN-TTCN thu nhập bình quân ước đạt 24,7 triệu đồng/người/năm.

Về vốn trong sản xuất kinh doanh

Tổng vốn đầu tư cho CN-TTCN của huyện năm 2010 là 603 tỷ đồng, năm 2015 là 444 tỷ đồng, giảm 159 tỷ so với đầu kỳ, giai đoạn giảm mạnh nhất là 2012 – 2013.

Đơn vị tính: Triệu đồng

Biểu đồ 2.2. Trang bị vốn SXKD trong ngành CN-TTCN

Nguồn: Chi cục thống kê Phù Mỹ * Về trình độ công nghệ: Hiện tại trình độ kỹ thuật, công nghệ của

huyện có thể phân làm 3 loại: kỹ thuật thủ công truyền thống, kỹ thuật thủ công nửa cơ khí, công nghệ mới. Đa số là ở trình độ thủ công truyền thống chiếm tỷ lệ 61% số cơ sở sản xuất CN-TTCN, 29% là cơ sở sản xuất nửa thủ

Triệu đồng

công nửa cơ khí và 10% là công nghệ mới.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 57 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)